a. Những dấu hiệu cho thấy văn bản Cách làm gỏi cuốn tôm thịt là văn bản mô tả quy trình:
a) văn bản có cấu trúc gồm 3 phần giới thiệu mục đích của quy trình, liệt kê những thứ cần chuẩn bị trước khi thực hiện, trình bày các bước thực hiện, (b) sử dụng những từ ngữ chỉ trình tự thực hiện như bước thứ nhất, bước thứ hai, bước thứ ba, trước khi, sau đó, tiếp theo, ...; (c) sử dụng một số thuật ngữ liên quan đến nấu ăn như món khai vị, sơ chế nguyên liệu..., sử dụng câu chứa nhiều động tử, sử dụng từ xưng hô ngôi thứ hai (bạn) để chỉ người đọc, (d) sử dụng hệ thống đề mục để tóm tắt những thông tin chính của văn bản; (e) có sử dụng hình ảnh minh hoạ cách thức thực hiện.
b. Thông tin cơ bản của đoạn văn là ưu điểm của món gỏi cuốn, cách triển khai thông tin của đoạn văn này là triển khai theo mối quan hệ nhân quả. Việc triển khai thông tin theo cách ấy giúp cho người đọc hiểu hơn về ưu điểm vượt trội của món ăn và từ đó khuyến khích họ chủ động thực hiện món ăn theo sự hướng dẫn của văn bản.
c. Mục đích của văn bản là hướng dẫn cách làm món gỏi cuốn tôm thịt. Thông tin chính của văn bản được triển khai theo trật tự thời gian tức là trật tự thực hiện các thao tác của hoạt động làm gỏi cuốn tôm thịt. Cách triển khai thông tin này hỗ trợ cho việc thực hiện mục đích của văn bản vì với cách triển khai ấy, người đọc sẽ hình dung rõ ràng, cụ thể tuần tự từng bước cần thực hiện trong hoạt động, nhờ đó họ có thể làm tốt hoạt động ấy.
d. Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản này là các hình ảnh minh họa. Những hình ảnh ấy đã tăng tính trực quan cho thông tin của văn bản, kết hợp với thông tin trong văn bản giúp người đọc hình dung rõ về các bước cần thực hiện trong hoạt động làm gỏi cuốn tôm thịt.
đ.
e. Món ăn ngon không chỉ là một món ăn giàu chất dinh dưỡng mà còn là một món ăn đẹp mắt, được bài trí như một tác phẩm nghệ thuật, nó thể hiện sự khéo léo, gia công của người đầu bếp, đồng thời đó còn là món ăn tạo nên sự gắn kết, sẻ chia, nồng ấm giữa mọi người với nhau,...