Giải SBT CTST ngữ văn 7 bài 10: Lắng nghe trái tim mình (Đọc)

Giải chi tiết, cụ thể SBT ngữ văn 7 tập 2 bộ sách chân trời sáng tạo bài 10: Lắng nghe trái tim mình (Đọc). Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

Bài tập 1: Hãy đọc lại bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai trong SGK và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Chỉ ra những đặc điểm về vần và nhịp trong bài thơ.

b. Tìm những từ ngữ có ý nghĩa trái ngược nhau được sử dụng trong văn bản. Những từ ngữ trái nghĩa ấy gắn liền với việc khắc họa những hình ảnh nào? Li giải ý nghĩa của việc khắc hoạ song hành những hình ảnh ấy trong văn bản.

c. Những hình ảnh như “Cau ngày càng cao”, “Mẹ ngày một thấp", "Cau gần với giời” “Mẹ thì gần đất" gợi cho em liên tưởng đến điều gì? Việc sử dụng những hình ảnh ấy góp phần thể hiện tình cảm gỉ của nhà thơ?

d. Trong khổ thơ sau tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào và tác dụng của chúng là gì? Nhận xét về cách sử dụng từ “nâng” và "cầu" trong khổ thơ.

Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ 

Con nâng trên tay

Không cầm được lệ

Trả lời: 

a. -Vần sử dụng vẫn chân theo kiểu vần cách. Hai câu cách nhau cùng một vần bằng hoặc trắc.

- Nhịp cách ngắt nhịp linh hoạt 2/2, 1/3 nhịp nhàng trong toàn bộ bài thơ.

- Nhận xét: Vần và nhịp góp phần tạo nên âm điệu tha thiết của bài thơ, góp phần diễn tả tâm trạng, tình cảm của tác giả.

b. Những từ ngữ có ý nghĩa trái ngược nhau được sử dụng trong văn bản

còng – thắng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp.

Những từ ngữ trái nghĩa ấy gắn liền với việc khắc họa hình ảnh mẹ già và cau xanh. Việc khắc hoa song hành những hình ảnh ấy trong văn bản làm nổi bật sự tương phản và qua đó giúp người đọc thấy rõ hơn mẹ ngày càng giả đi và yếu đi. 

c. Những hình ảnh như “Cau ngày càng cao”, “Mẹ ngày một thấp”, “Cau gần với giời”, “Mẹ thì gần đất" gợi sự tương phản cau ngày một lớn, một cao thì mẹ ngày một già, lưng mẹ ngày một cong hơn, thấp hơn. Việc sử dụng những hình ảnh ấy góp phần thể hiện tình cảm yêu thương của nhà thơ dành cho mẹ. Vì có yêu thương mẹ lo lắng cho mẹ thì mới quan sát, thấy được những thay đổi mà thời gian ghi dấu trên tấm lưng mẹ, thấy được lưng mẹ ngày một còng thêm.

d. Trong khổ thơ này, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh “Khô gầy như mẹ”. Việc sử dụng biện pháp tu từ này làm nổi bật hình ảnh mẹ ngày một già đi, gầy hơn, yếu hơn. Cách sử dụng từ “nâng” và “cầm” trong khổ thơ đã thể hiện được tỉnh cảm của tác giả dành cho mẹ nâng niu, yêu thương, không ngăn được xúc động khi thấy mẹ ngày càng già, yếu đi như vậy.

Trả lời: a. Qua các từ ngữ thể hiện mơ ước như:- Từ ngữ: bày cỗ, vui chơi, rước đèn, múa hát, ca ngợi cuộc đời, du hành, bay cao,...- Hình ảnh: mơ trăng tháng Tám, trải tâm tư dưới trời trăng sáng, vần thơ cùng du hành vũ trụ, sưởi ấm vùng trăng lạnh, cập bến các vì sao,.Từ những từ ngữ, hình ảnh tìm được,...
Trả lời: a.b. Nét độc đáo trong các câu thơ:- Từ ngữ: kĩu kịt, hí hoáy, nước thời gian, phau phau,...- Hình ảnh: anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ; thầy khóa gò lưng trên cánh phản, tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân; cụ đồ nho vuốt râu cằm, nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ; bà lão tóc trắng phauphau bán...
Tìm kiếm google: Giải SBT ngữ văn 7 chân trời sáng tạo, giải vở bài tập ngữ văn 7 CTST, giải BT ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 10: Lắng nghe trái tim mình (Đọc)

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 7 tập 2 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com