1. Một số nét văn hóa của địa phương em
Đối với người Hà Nội, ăn uống không đơn giản là cung cấp nguồn năng lượng để duy trì sự sống. Mà nó đã trở thành một phong cách nghệ thuật riêng. Bàn tay khéo léo, tinh tế và tài hoa của người Hà Nội. Đã tạo nên những món ăn có dấu ấn riêng vừa ngon, vừa đẹp vừa hấp dẫn và thích thú. Ẩm thực Hà Nội không chỉ có nét đặc trưng của ẩm thực Việt mà còn là nơi hội tụ ẩm thực Việt. Trải qua tiến trình lịch sử, cách ăn mặc của người Hà Nội cũng có sự thay đổi theo mỗi thời đại, nhưng vẫn giữ được nét thanh lịch, đậm nét văn hóa của vùng Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến. Hà Nội là một nơi nổi tiếng về những tục lệ mang đậm chất truyền thống, do đó không có gì đáng ngạc nhiên khi những phong tục tập quán là một nét đặc sắc và độc đáo cho văn hóa Hà Nội. Một trong những phong tục nổi bật nhất của Hà Nội đó chính là dịp Tết Nguyên Đán. Đây là thời điểm vẻ đẹp của văn hóa truyền thống được người Hà Nội hết mực đề cao và trân trọng. Những tục lệ như bày mâm mũ quả, xông đất, lì xì, cúng ông Táo về trời đều là những phong tục mang lại những điều may mắn cho năm mới. Bên cạnh đó, Hà Nội còn nổi tiếng về những phong tục như nhai trầu, thờ kính tổ tiên.
Hà Nội nổi tiếng với lễ hội Gióng, được tổ chức vào Ngày 6 - 8 tháng Giêng âm lịch, được tổ chức ở Xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Gắn liền với truyền thuyết về anh hùng dân tộc - Thánh Gióng, lễ hội là dịp tưởng nhớ công ơn đánh đuổi giặc Ân của người Việt. Cũng giống như rất nhiều lễ hội ở Hà Nội, hội Gióng cũng được tổ chức vào tháng Giêng, cụ thể vào ngày mùng 6 đến mùng 8 âm lịch hằng năm với nhiều nghi thức trang nghiêm mang đậm văn hóa dân gian: Rước voi, khai quang, dâng hoa đền Thượng... Đặc biệt, trong khuôn khổ lễ hội, người dân địa phương sẽ được hóa thân thành Ông Hiệu, Cô Tướng, phường áo đen, phường áo đỏ để thực hiện nghi lễ Thánh linh thiêng và diễn kịch trường dân gian. Cùng với đó, hoạt động chuẩn bị vật tế tại lễ hội truyền thống ở Hà Nội này cũng rất công phu: Đan voi, rước voi, rước cỏ voi, rước giò hoa tre...
2. Danh nhân ở địa phương em
Tiến sĩ Vũ Tông Phan là một nhân vật điển hình cho người Hà Nội ở thế kỉ XIX bởi sự nghiệp sáng tạo thi ca, hoạt động văn hoá, nhất là làm giáo dục, tất cả đều vì Hà Nội, cho Hà Nội.
Ngược dòng thời gian vào thế kỉ 19, năm 1831 khi Vũ Tông Phan từ Huế ra nhận chức Giáo thụ phủ Thuận An, lúc bấy giờ thuộc về Bắc Ninh, khi ra đến Hà Nội, cụ thấy quang cảnh Hà Nội như thế này: “Nay đương phát sinh nơi đô thành, nhiều hạng dân du thực du thủ đi học thì cốt giật tiếng nho, đi buôn chửa giàu đã khoe của, cư dân thường túm tụm ba hoa, bộ hành áo quần cực diêm dúa, sòng bạc tràn lan khắp gần xa…”.