a)
Tình huống 1: Bạn nữ căng thẳng vì đang ôn tập để chuẩn bị cho bài thi ngày hôm sau thì em gái luôn khóc lóc đòi chị cùng chơi. Biểu hiện của sự căng thẳng là lo lắng, mất tập trung, bực bội.
Tình huống 2: Bạn nam căng thẳng vì lo sợ rằng sẽ bị bố mẹ mình mắng khi bài kiểm tra đạt điểm thấp. Biểu hiện của sự căng thẳng là lo lắng, hoảng sợ.
Tình huống 3: Các bạn học sinh đều vui chơi rất vui vẻ, không có ai gặp phải tình trạng căng thẳng.
Tình huống 4: Bạn nữ căng thẳng vì bạn bè không ai chơi cùng. Biểu hiện của sự căng thẳng là buồn bã, lo lắng.
b) Một số tình huống gây căng thẳng khác:
- Bạn A là học sinh giỏi toán của lớp. Trong giờ thi môn toán, có một bạn học sinh yêu cầu A cho bạn đó chép bài, A không đồng ý vì như vậy là vi phạm quy chế thi. Trên đường về nhà, bạn đó đã dẫn theo một nhóm bạn chặn đường A và dọa nạt, đánh A. Sau hôm đó, A rơi vào trạng thái căng thẳng với những biểu hiện sau:
Cảm xúc: lo lắng, sợ hãi
Thể chất: mất ngủ, mệt mỏi
Tinh thần: mất tập trung vào việc học
- Bạn C có học lực trung bình. Bởi vì muốn con gái cố gắng học tập hơn, bố mẹ C hứa rằng sẽ tặng C một chiếc điện thoại mới nếu kì thi học kì sắp tới bạn đạt điểm cao. Vì vậy C rất nỗ lực học bài và ôn tập để chuẩn bị cho kì thi. Tuy nhiên đúng thời điểm đó, gia đình bên cạnh nhà C sửa nhà, vì vậy ngày ngày tiếng động sửa nhà rất lớn và ồn, ảnh hưởng đến C khiến cho C càng thêm căng thẳng.
Thể chất: đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi
Tinh thần: uể oải, chán nản
Cảm xúc: lo âu, khó chịu