a) Chế giểu bạn trên mạng xã hội hay qua tin nhắn không phải là bạo lực học đường.
=> Đồng ý với ý kiến trên. Bởi vì dù là trực tiếp hay qua hình thức nào thì vẫn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của người khác.
b) Tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường là hành động cần được thực hiện quyết liệt.
=> Đồng ý với ý kiến trên. Bởi vì tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường sẽ giúp mọi người biết được cách chống lại các hành động bạo lực học đường và ngăn chặn những bạn có ý định bạo lực học đường.
c) Tuyên truyền, vận động phòng chống bạo lực học đường là nhiệm vụ của người lớn, không phải của học sinh.
=> Không đồng ý với ý kiến trên. Bởi vì việc tuyên truyền, vận động phòng chống bạo lực học đường là của tất cả mọi người bao gồm cả học sinh, người lớn, thầy cô giáo trong nhà trường.
d) Thông báo cho người thân và bạn bè biết mình bị bạo lực học đường là yếu đuối.
=> Không đồng ý với ý kiến trên. Bởi vì khi bị bạo lực học đường cần phải báo ngay cho người người thân và bạn bè để giải quyết tình trạng kéo dài và có những chuyện đáng tiếc xảy ra.
e) Để không bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường, cần thẳng thần từ chối các lời rủ rê và biết cách giữ bình tĩnh, tự chủ khi gặp các mâu thuẫn, xung đột.
=> Đồng ý với ý kiến trên. Bởi vì cần tránh xa các lời rủ rê, bình tĩnh giải quyết mâu thuẩn để tránh vấn đề đi quá xa dẫn đến bạo lực học đường.
f) Tham gia cổ vũ cho bạo lực học đường không vi phạm pháp luật vì không trực tiếp tham gia vào hành vi ấy.
=> Không đồng ý với ý kiến trên. Bởi vì tham gia cổ vũ cho bạo lực học đường là gián tiếp bạo lực học đường, vi phạm pháp luật về bạo lực học đường.