Câu 1. Để góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự ATXH tại địa phương, em sẽ:
- Tố cáo hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Phát hiện, kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, ATXH khắc phụ sơ hở, thiếu xót trong việc thực hiện pháp luật về an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, ATXH.
- Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự ATXH cho chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự ATXH nơi gần nhất.
- Thực hiện yêu cầu của các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, ATXH theo quy định của pháp luật.
- Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự ATXH.
Câu 2. Đề xuất với nhà trường những biện pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho người học:
- Tuyên truyền, quán triệt tới cán bộ quản lý, giáo viên trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ học sinh; các văn bản quy định công tác quản lý nâng cao đạo đức nhà giáo; xây dựng môi truờng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trường học.
- Tăng cường công tác quản lý, tích cực phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương để nắm bắt tình hình, các vướng mắc phát sinh, thực hiện các giải pháp phòng ngừa bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học: Lắp đặt camera an ninh, lập hòm thư tố giác tội phạm, thiết lập, công khai đường dây nóng, hòm thư tố giác để tiếp nhận và kịp thời xử lý các thông tin liên quan đến an ninh, an toàn trường học và bạo lực học đường; bố trí lực lượng bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách bảo đảm duy trì tình hình an ninh, trật tự khu vực trường học; phối hợp, cung cấp thông tin, tình hình các đối tượng có biểu hiện hoạt động phức tạp tại khu vực trường học cho lực lượng Công an; xây dựng mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ trong nhà trường nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, học sinh và các lực lượng khác trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.
- Tổ chức các hoạt động rà soát, kiểm tra toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp, thiết bị phục vụ các hoạt động học tập, vui chơi (phòng học, đồ dùng thí nghiệm, tường rào, lan can, khu vui chơi...) trong khuôn viên nhà trường, kịp thời sửa chữa, thay thế, khắc phục, đảm bảo môi trường nhà trường an toàn.
- Tăng cường công tác giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống, kiến thức về giới và kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị bạo lực, xâm hại; thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em; chủ động phát hiện các trường hợp học sinh có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại, thông báo, cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc xử lý, bảo vệ học sinh.
- Tuyên truyền, giáo dục học sinh tích cực tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, tham gia các hoạt động Đoàn, Đội; lao động giúp đỡ gia đình và tham gia các hoạt động cộng đồng, các hoại động tình nguyện; không truy cập các website thiếu lành mạnh trên internet; không sử dụng ma túy, đánh bạc, đua xe; không để kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phòng, chống việc tuyên truyền của các hội, tôn giáo hoạt động trái phép.
- Xây dựng các biện pháp xiết chặt kỷ cương, nề nếp nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học; học sinh xúc phạm, nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, nhân viên của nhà trường; giáo viên có hành vi thiếu chuẩn mực sư phạm với học sinh, bạo lực, bạo hành, xâm hại học sinh.
- Nêu cao tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức, nền nếp, kỷ cương trường học: có biện pháp ngăn ngừa, can thiệp hỗ trợ kịp thời không đề xảy ra tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo; yêu cầu giáo viên phải nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và xử lý tình huống sư phạm; trong quá trình giáo dục, cần tôn trọng sự khác biệt, phù hợp đối tượng, giảm áp lực cho học sinh.
- Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ; bộ quy tắc ứng xử văn hoá trường học. Tăng cường tổ chức các hoạt động đối thoại giữa Lãnh đạo nhà trường với phụ huynh học sinh, giáo viên và học sinh để kịp thời nắm thông tin, tâm tư, nguyện vọng và các vướng mắc phát sinh, từ đó giải quyết thấu đáo với mục tiêu tốt nhất cho học sinh, giáo viên; tổ chức tốt công tác tư vấn tâm lý học đường, công tác chủ nhiệm, công tác Đoàn, Đội; tích cực tổ chức hoạt động ngoại khóa, văn hoá, thể thao và các hoạt động tập thể tạo không khí vui vẻ, thân thiện giữa các thành viên nhà trường.
- Tăng cường công tác tự kiểm tra việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học dường. Thực hiện tốt các giải pháp truyền thông trong giáo dục, vinh danh, tuyên truyền nhân rộng những tấm gương tiêu biểu, nhà giáo sáng tạo, tận tuỵ, hết lòng vì học sinh để lan toả trong toàn ngành và địa phương; phê bình, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.