Giải chân trời sáng tạo lịch sử 6 bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu công nguyên

Giải chi tiết, cụ thể bài: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu công nguyên sách lịch sử và địa lí 6 bộ Chân trời sáng tạo. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

[toc:ul]

A. Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

I. Tác động của quá trình giao lưu thương mại

Câu 1: Giao lưu thương mại đã dẫn đến những thay đổi nào ở khu vực Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu công nguyên?

Trả lời:

Giao lưu thương mại đã dẫn đến những thay đổi  ở khu vực Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu công nguyên như:

  • Là nơi trao đổi những sản vật có giá trị như hồ tiê, đậu khấu, ngọc trai, san hô,.... đặc biệt là trầm hương, một mặt hàng có giá trị cao.
  • Nhiều trung tâm buôn bán và trao đổi sản vật hàng hóa nổi tiếng
  • Thúc đẩy giao lưu văn hóa, tác động đến sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X

II. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa

Câu 1: Giao lưu văn hóa đã tác động như thế nào đến văn hóa Đông Nam Á?

Trả lời:

Giao lưu văn hóa đã tác động đến văn hóa Đông Nam Á:

  • Văn hóa Ấn Độ đặc biệt là tôn giáo Ấ và Phật giáo hòa quyện với tín ngưỡng bản địa ảnh hưởng tới nền văn hóa của các vương quốc trong khu vự tạo nên một nền nghệ thuật độc đáo
  • Phù Nam, các nước vương quốc trên đảo Su-ma-tra, đảo Gia-va và vương quốc Pa-gan của người miến chịu ảnh hưởng từ Phật giáo.
  • Đạo Hindu phổ biến ở Champa, Chân Lạp
  • Chữ Phạn trở thành văn tự chính của nhiều vương quốc
  • Về sau các tộc người ĐNA dần cải biến chữ Phạn thành chữu viết riêng như chữ Chăm cổ, chữ Khơ me cổ, chữ Mã lai cổ,...

Câu 2: Đọc tư liệu 13.5 và cho biết nền văn hóa cổ đại nào ở châu Á có ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á?

Giải chân trời sáng tạo lịch sử 6 bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu công nguyên

Trả lời:

   Phật giáo chính là văn hóa cổ đại ở châu Á có tầm ảnh hưởng lớn đến khu vực Đông Nam Á.

B. Hướng dẫn trả lời câu hỏi luyện tập - vận dụng

I. Luyện tập

Câu 1: Các vương quốc cổ Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên đã phát huy những lợi thế nào để phát triển kinh tế?

Trả lời:

   Các vương quốc cổ Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên đã phát huy những lợi thế về tự nhiên để phát triển kinh tế. 

   Lợi dụng lợi thế nằm giữa hai nước Trung Hoa và Ấn Độ vốn là 2 nước phát triển mạnh thời đại bấy giờ, có vùng biển nhiều đảo, vũng vịnh, Đông Nam Á mở ra quá trình giao thương vùng biển, cung cấp hàng hóa, sản phẩm trao đổi các nước trong và ngoài khu vực

Câu 2:  Dựa vào lược đồ 13.4, em hãy mô tả con đường giao thương chính từ Ấn Độ và từ Trung Quốc tới Đông Nam Á?

Giải chân trời sáng tạo lịch sử 6 bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu công nguyên

Trả lời:

Con đường giao thương chính:

  • Các tuyến đường thương mai chính đi qua A-rap-xe út và vùng biển Địa Trung hải giúp gắn kết thương mại giữa Ấn Độ với các quốc gia châu Phi. Con đường thương mại giữa Ấn Độ với các nước Đông Nam Á chủ yếu bằng đường biển đi qua vịnh Ben-gan để tới Ran-gun
  • Từ Trung Quốc đến Đông Nam Á đi theo tuyến đường biển sau: Tuyền Châu => Champa=> Ka-lin-ga=> Don Ton

=> Những tuyến đường biển không chỉ giúp phát triển thương mại mà nó còn thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các nước với nhau, tác động trực tiếp tới sự ra đời và phát triển các vương quốc Đông Nam Á. 

-> Nhiều nét văn hóa đẹp được du nhập là có tầm ảnh hưởng như: đạo Hin-đu giáo và Phật giáo,.... tạo nên một nền nghệ thuật, văn hóa độc đáo của khu vực

Câu 3: Nêu một ví dụ cho thấy sự sáng tạo của cư dân Đông Nam Á khi tiếp thu văn hóa Ấn Độ

Trả lời:

   Ví dụ khi chữ Phạn được du nhập trở thành chữ viết chính nhiều vương quốc buổi đồng thành lập và người Đông Nam Á đã cải biên sáng tạo thành chữ viết riêng như chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, chữ Mã lai cổ

Câu 4:  Các công trình kiến trúc ở Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên có đặc điểm gì nổi bật?

Trả lời:

   Các công trình kiến trúc ở Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên có đặc điểm nổi bật ở kiến trúc mang đậm dấu ấn kiến trúc Ấn Độ, điêu khắc chủ yếu tượng thần, tượng phật, phù điêu

II. Vận dụng

Câu 1: Dựa vào lược đồ 13.4, đối chiếu với bản đồ 12.1, em hãy cho biết con đường thương mại ở Đông Nam Á đi qua những vùng biển đại dương nào ngày nay?

Trả lời:

 Con đường thương mại ở Đông Nam Á đi qua những vùng biển đại dương nào ngày nay: vùng biển Địa Trung Hải, biển A-rap, vùng biển Ấn Độ Dương, biển Đông

Câu 2: Em hãy viết đoạn văn ngắn giới thiệu một công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á trước thế kỉ X

Trả lời:

Bài viết tham khảo

     Tháp Chăm là một công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á trước thế kỉ X. Lịch sử xây dựng các đền tháp Chăm kéo dài từ cuối thế kỷ thứ 7 đến đầu thế kỷ 17. Trong khoảng thời gian này, những người Champa xưa đã để lại một số lượng lớn các công trình kiến trúc đền tháp, thành luỹ, các tác phẩm điêu khắc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Còn gì tự hào hơn khi tháp Chăm tổ chức UNESCO đã công nhận Mỹ Sơn là di sản văn hoá thế giới cũng chính là việc đánh giá cao thành quả nghiên cứu về kiến trúc Champa nói chung.

Tìm kiếm google: Giải sách chân trời sáng tạo lớp 6, lịch sử 6 sách chân trời sáng tạo, giải Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu công nguyên lịch sử 6 sách mới, Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu công nguyên, sách chân trời sáng tạo NXBGD

Xem thêm các môn học

Giải Lịch sử và địa lí 6 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net