Giải chân trời sáng tạo SBT toán 6 tập 2 bài 5: Phép nhân và phép chia phân số

Giải chi tiết, cụ thể bài 5: Phép nhân và phép chia phân số sách toán 6 tập 2 bộ Chân trời sáng tạo. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

Câu 1. Hoàn thành bảng nhân và bảng chia sau đây:


Hướng dẫn giải

- Với bảng nhân, ta thấy $\frac{7}{8}.\frac{-3}{4}=\frac{-21}{32}$

Tương tự, lấy từng phân số ở cột thứ nhất nhân với từng phân số ở hàng thứ nhất và ghi vào ô tương ứng.

- Với bảng chia, ta thấy $\frac{7}{8}:\frac{-3}{4}=\frac{-7}{6}$. Thực hiện tương tự (lấy từng phân số ở cột thứ nhất chia cho từng phân số ở hàng thứ nhất và ghi kết quả vào ô tương ứng)

Câu 2. Tính giá trị của biểu thức:

a) $\frac{10}{-13}:\frac{-4}{13}.\frac{11}{-10}$

b) $\frac{-3}{17}.\left ( \frac{12}{-11}.\frac{-34}{21} \right )$

c) $\frac{105}{146}.\frac{6}{-5}+\frac{105}{146}.\frac{-5}{8}$

d) $\frac{-5}{8}.\frac{25}{111}+\frac{25}{111}.\frac{3}{-10}$

Hướng dẫn giải

a) $\frac{10}{-13}:\frac{-4}{13}.\frac{11}{-10}=\left ( \frac{10}{-13}:\frac{-4}{13} \right ).\frac{11}{-10}=\left ( \frac{10}{-13}.\frac{13}{-4} \right ).\frac{11}{-10}=\frac{5}{2}.\frac{11}{-10}=\frac{-11}{4}$

b) $\frac{-3}{17}.\left ( \frac{12}{-11}.\frac{-34}{21} \right )=\frac{(-3).12.(-34)}{17.(-11).21}=\frac{-24}{77}$

c) $\frac{105}{146}.\frac{6}{-5}+\frac{105}{146}.\frac{-5}{8}=\frac{105}{146}.\left (\frac{6}{-5}+\frac{-5}{8}  \right )=\frac{105}{146}.\frac{-73}{40}=\frac{-21}{16}$

d) $\frac{-5}{8}.\frac{25}{111}+\frac{25}{111}.\frac{3}{-10}=\frac{25}{111}.\left ( \frac{-5}{8}+\frac{3}{-10} \right )=\frac{25}{111}.\frac{-37}{40}=\frac{-5}{24}$

Câu 3. Tìm x, biết:

a) $x: \frac{2}{-11}=\frac{33}{-4}$

b) $\frac{4}{-9}:x=\frac{-5}{-3}$

c) $\frac{-15}{8}.x=\frac{17}{-6}$

d) $x.\frac{9}{-13}=\frac{-33}{26}$

Hướng dẫn giải

a) $x: \frac{2}{-11}=\frac{33}{-4}$

<=>$x=\frac{33}{-4}. \frac{2}{-11}$

<=>$x=\frac{3}{2}$

b) $\frac{4}{-9}:x=\frac{-5}{-3}$

<=>$x=\frac{4}{-9}:\frac{-5}{-3}$

<=>$x=\frac{4}{-9}.\frac{-3}{-5}$

<=>$x=\frac{-4}{15}$

c) $\frac{-15}{8}.x=\frac{17}{-6}$

<=>$x=\frac{17}{-6}:\frac{-15}{8}$

<=>$x=\frac{17}{-6}.\frac{8}{-15}$

<=>$x=\frac{68}{45}$

d) $x.\frac{9}{-13}=\frac{-33}{26}$

<=>$x=\frac{-33}{26}:\frac{9}{-13}$

<=>$x=\frac{-33}{26}.\frac{-13}{9}$

<=>$x=\frac{11}{6}$

Câu 4. Một hình chữ nhật có chiều dài là $\frac{17}{4}$ m còn chiều rộng là $\frac{7}{2}$ m thì có diện tích bao nhiêu mét vuông? Một hình chữ nhật khác có cùng diện tích như hình chữ nhật đã nêu nhưng chiều dài là $\frac{11}{2}$ m thì có chu vi bao nhiêu mét?

Hướng dẫn giải

Chiều rộng của hình chữ nhật khác là:

$\frac{17}{4}.\frac{7}{2}:\frac{11}{2}=\frac{119}{44}$ (m)

Chu vi của hình chữ nhật đó là:

$(\frac{11}{2}+\frac{119}{44}).2 = \frac{361}{22}$ (m)

Câu 5. Hai thửa đất hình chữ nhật liền kề nhau có chung chiều dài $\frac{1905}{4}$ m, còn chiều rộng lần lượt là $\frac{497}{2}$ và $\frac{503}{8}$ m. Người ta gộp hai thửa đất trên thành một thửa đất cho tiện sản xuất. Vẽ hình minh họa sơ đồ thửa đất sau khi gộp và tính diện tích của nó.

Hướng dẫn giải


Diện tích của thửa đất sau khi gộp là:

$\frac{1905}{4}.(\frac{497}{2}+\frac{503}{8})=\frac{4745355}{32}$ (m$^{2}$)

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập chân trời sáng tạo lớp 6, sách bài tập toán 6 tập 2 sách CTST, giải SBT toán 6 tập 2 sách mới, bài 5: Phép nhân và phép chia phân số sách bài tập chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Giải SBT Toán 6 tập 2 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com