Giải bài 1: Quan niệm, ý nghĩa, cơ sở hình thành vùng sách chuyên đề Địa lí 12 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa chuyên đề mới. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
Câu hỏi: Vùng kinh tế là sản phẩm của công tác phân vùng và tổ chức lãnh thổ kinh tế quốc gia. Quy hoạch vùng kinh tế gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Vùng kinh tế được hiểu như thế nào, ý nghĩa của vùng kinh tế là gì? Nước ta có những loại vùng kinh tế nào, đặc điểm và sự hình thành của các vùng ra sao?
Bài làm chi tiết:
- Vùng kinh tế được: Hệ thống vùng kinh tế được phân chia nhằm hoạch định chiến lược, kế hoạch và quản lí quá trình phát triển theo lãnh thổ của một quốc gia.
- Ý nghĩa của vùng kinh tế: Việc hình thành vùng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia nhằm khai thác hợp lí các nguồn lực, tổ chức và quản lí có hiệu quả nền kinh tế theo lãnh thổ, trên cơ sở phân công lực lượng sản xuất một cách phù hợp.
- Những loại vùng kinh tế, đặc điểm và sự hình thành của các vùng:
Câu hỏi: Dựa vào nội dung mục I, hãy trình bày:
- Quan niệm về vùng, vùng kinh tế, ý nghĩa của vùng trong nền kinh tế quốc gia.
- Cơ sở hình thành vùng, vai trò của mỗi nhóm nhân tố.
Bài làm chi tiết:
* Quan niệm về vùng: Vùng là một lãnh thổ bao gồm các yếu tố cấu thành có mối quan hệ với nhau, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của lãnh thổ đó và có mối quan hệ với các lãnh thổ khác.
* Quan niệm về vùng kinh tế:
Hệ thống vùng kinh tế được phân chia nhằm hoạch định chiến lược, kế hoạch và quản lí quá trình phát triển theo lãnh thổ của một quốc gia. Có ba loại vùng kinh tế phổ biến: vùng kinh tế – xã hội (vùng kinh tế tổng hợp), vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế ngành (nông nghiệp, công nghiệp, du lịch,...).
* Ý nghĩa của vùng trong nền kinh tế quốc gia
- Mỗi vùng có khả năng khai thác lãnh thổ khác nhau, xu hướng phát triển cũng không giống nhau. Như vậy, sự hình thành vùng sẽ giúp các nhà quy hoạch, quản lí xác lập cơ cấu tổng thể các ngành kinh tế, trên cơ sở phân bố tốt hơn nguồn lực sản xuất của vùng.
- Hình thành vùng kinh tế góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
- Mỗi vùng có những đặc trưng riêng về các yếu tố cấu thành, tạo tiền đề cần thiết nhằm khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn lực của lãnh thổ.
* Cơ sở hình thành vùng, vai trò của mỗi nhóm nhân tố
- Các nhân tố nội vùng
- Các nhân tố bên ngoài: Các mối quan hệ liên vùng, khu vực và quốc tế; nguồn vốn và đầu tư công nghệ từ bên ngoài; bối cảnh quốc tế và khu vực,... cũng có tác động mạnh đến sự phát triển của các vùng trong bối cảnh toàn cầu hoá.
Giải chuyên đề Địa lí 12 kết nối tri thức, Giải bài 1: Quan niệm, ý nghĩa, cơ sở chuyên đề Địa lí 12 kết nối tri thức, giải chuyên đề Địa lí 12 kết nối bài 1: Quan niệm, ý nghĩa, cơ sở