Giải Bài 3: Quy trình thủ công tái chế kim loại và một số ngành nghề liên quan đến hoá học tại địa phương chuyên đề Hóa học 12 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa chuyên đề mới. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
Hầu hết kim loại có thể tái chế từ nguồn phế liệu kim loại tương ứng. Tái chế kim loại là gì? Quy trình tái chế kim loại như thế nào? Tác động môi trường của quy trình tái chế thủ công kim loại ra sao?
Bài làm chi tiết:
- Hầu hết kim loại có thể tái chế từ nguồn phế liệu kim loại tương ứng. Tái chế kim loại là quá trình thu thập, xử lí và tái chế các kim loại đã qua sử dụng để sản xuất thành các đồ vật mới.
- Quy trình của tái chế kim loại: thu gom phế liệu phân loại, làm sạch băm nghiền nấu chảy tinh chế đúc.
- Tác động môi trường của quy trình tái chế thủ công kim loại: tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, giảm lượng rác thải chôn lấp, giải quyết việc làm cho người lao động và góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Thảo luận 1: Tại sao tái chế kim loại lại giúp tiết kiệm năng lượng và giảm thải khí carbon dioxide?
Bài làm chi tiết:
- Tái chế kim loại giúp tiết kiệm năng lượng bời vì quá trình sản xuất kim loại từ quặng tốn một lượng lớn năng lượng trong giai đoạn nung nóng quặng để tách riêng kim loại. Nên khi sử dụng kim loại đã tái chế thì sẽ không cần phải trải qua quá trình khai thác và nung nóng quặng một cách mất nhiều năng lượng như vậy.
- Tái chế kim loại giảm thải khí carbon dioxide vì quá trình khai thác, chế biến quặng kim loại hay chôn lấp rác thải thường tạo ra một lượng lớn CO2 và các khí thải khác. Nên bằng việc tái chế kim loại chúng ta có thể giảm được lượng rác thải, từ đó giảm lượng khí thải CO2.
Thảo luận 2: Theo em, quy định phân loại rác thải trong phạm vi từng hộ gia đình có tác động thế nào đến quá trình thu gom phế liệu khi tiến hành tái chế kim loại?
Bài làm chi tiết:
Theo em, quy định phân loại rác thải trong phạm vi từng hộ gia đình có tác động đến quá trình thu gom phế liệu khi tiến hành tái chế kim loại:
- Giúp tăng hiệu quả thu gom: làm cho người thu gom phế liệu tập trung vào việc thu gom kim loại một cách hiệu quả hơn mà không cần phải phân loại lại từ các loại rác tổng hợp.
- Tăng chất lượng nguồn nguyên liệu tái chế: việc phân loại rác giúp cho phế liệu ít bị ô nhiễm, vấy bẩn bởi các loại rác thải khác.
- Tiết kiệm chi phí và năng lượng: làm giảm thời gian và chi phí cho quá trình tách loại, vận chuyển và xử lí.
Thảo luận 3: Việc tái chế kim loại đóng vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống?
Bài làm chi tiết:
Việc tái chế kim loại đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống:
- Giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Giúp tiết kiệm năng lượng.
- Giúp giảm lượng rác thải chôn lấp.
- Giúp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
- Giúp giải quyết việc làm cho người lao động.
Vận dụng: Hãy tìm hiểu và cho biết nguồn gốc, ý nghĩa của biểu tượng này.
Bài làm chi tiết:
Nguồn gốc, ý nghĩa của biểu tượng trên là: - Nguồn gốc: biểu tượng tái chế ban đầu được thiết kế vào năm 1970 bởi Gary Anderson, sinh viên năm cuối tại Đại học Nam California để gửi tới Hội Nghị Thiết kế Quốc tế như một phần của cuộc thi dành cho học sinh trung học và đại học do Tập đoàn Container Hoa Kỳ tài trợ.
- Ý nghĩa biểu tượng:
+ Mỗi mũi tên trong số ba mũi tên có thể biểu thị một bước trong quy trình ba bước tạo thành một vòng khép kín, vòng lặp tái chế.
+ Bước đầu tiên là việc thu thập các vật liệu sẽ được tái chế. Các vật liệu thu thập được làm sạch và phân loại để tái sử dụng.
+ Quy trình sản xuất là mũi tên thứ hai trong biểu tượng tái chế. Các vật liệu có thể tái chế được sản xuất thành các sản phẩm mới để bán lẻ hoặc thương mại.
+ Bước thứ ba là việc mua và sử dụng thực tế các sản phẩm được làm từ vật liệu tái chế.
+ Và cứ thế vòng lặp được diễn ra một cách tuần hoàn.
Vận dụng: Tại sao các làng nghề tái chế kim loại thủ công thường gây ra những tác động xấu đến môi trường?
Bài làm chi tiết:
Quá trình tái chế kim loại ở các làng nghề sử dụng phương pháp thủ công nên dẫn tới việc tái chế không hiệu quả khiến cho lượng chất thải và ô nhiễm môi trường tăng cao. Ngoài ra việc đốt cháy, xử lý kim loại mà không có hệ thống xử lí khí thải có thể tạo ra khí độc hại gây ô nhiễm không khí. Do đó, các làng nghề tái chế kim loại thủ công thường gây ra những tác động xấu đến môi trường.
Bài 1: Cho các phát biểu sau về vai trò của tái chế kim loại:
a) Giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
b) Giúp tiết kiệm năng lượng.
c) Giúp giảm lượng rác thải chôn lấp.
d) Giúp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
e) Giúp giải quyết việc làm cho người lao động.
Số phát biểu đúng:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Bài làm chi tiết:
Chọn D.
Bài 2: Nhôm có thể được tái chế từ các phế liệu như vỏ lon nhôm, chậu nhôm,... Việc tái chế nhôm có lợi ích gì so với việc điều chế nhôm từ quặng?
Bài làm chi tiết:
Lợi ích:
- Giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Giúp tiết kiệm năng lượng.
- Giúp giảm lượng rác thải chôn lấp.
- Giúp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
- Giúp tiết kiệm nước.
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo, Giải chuyên đề Bài 3: Quy trình thủ công tái chế SGK chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo, Giải chuyên đề Hóa học 12 chân trời Bài 3: Quy trình thủ công tái chế