Giải chi tiết chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 chân trời bài 1 Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên

Giải chuyên đề 1 bài 1 Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên sách chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học

Mở đầu

Em hãy đọc bài thơ "Xin đổi kiếp này" (SGK, tr.5-6) và cho biết nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

Trả lời:

Các nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường xuất phát từ các hoạt động phát triển kinh tế, sản xuất, sinh hoạt của con người như chặt phá rừng bừa bãi, sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, các sự cố tràn dầu trên biển, khí thải từ các nhà máy, khu công nghiệp,...

Khám phá

1. Những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.

Em hãy đọc các thông tin sau và thực hiện yêu cầu:

THÔNG TIN 1

Sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật, trong đó, kinh tế tăng trưởng mạnh, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp,... (SGK, tr.6)

THÔNG TIN 2

Đồng bằng sông Cửu Long là nơi được thiên nhiên ưu đãi với những cánh đồng phì nhiêu, là vựa lúa lớn nhất của nước ta, đồng thời cũng là khu vực cung cấp một lượng lớn thủy, hải sản và hoa quả cho cả tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, vào mùa cạn, khi nước từ thượng nguồn về thấp,... (SGK, tr.7)

THÔNG TIN 3

Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam) khẳng định cuộc sống con người đang hoàn toàn phụ thuộc vào các hệ sinh thái để tồn tại. Thế nhưng, các hệ sinh thái lại đang ngày ngày bị con người xâm phạm không thương tiếc. Báo cáo "Đánh giá Đa dạng sinh học tại Việt Nam" cho thấy,... (SGK, tr.7)

THÔNG TIN 4

Các tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam đang diễn biến theo chiều hướng xấu, tiếp tục bị thu hẹp cả về số lượng và chất lượng. Đây là hệ quả của hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thiếu hợp lí và lãng phí. Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên... (SGK, tr.7-8)

THÔNG TIN 5

Theo Ban Tuyên giáo Trung ương, Việt Nam đang đối mặt và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về môi trường sinh thái. Các sự cố môi trường tiếp tục gia tăng nghiêm trọng, nhiều vụ ảnh hưởng đến phạm vi rộng, diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác xử lí và khắc phục hậu quả... (SGK, tr.8).

Câu hỏi 1: Nêu những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên qua các thông tin trên.

Trả lời:

Những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên qua các thông tin trên là: 

  • Ô nhiễm nguồn nước mặt trong các khu đô thị, khu dân cư; hạ tầng thu gom, xử lí nước thải chưa đáp ứng yêu cầu.
  • Ô nhiễm không khí trực tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lí của người dân.
  • Ô nhiễm trên biển Đông diễn biến phức tạp, trong đó có vấn đề rác thải nhựa, nạo vét, nhận chìm vật liệu nạo vét. Các sự có môi trường biển như ô nhiễm dầu, ô nhiễm nước ven bờ cho chất thải từ đất liền đang có xu hướng gia tăng.
  • Hạn hán, xâm nhập mặn vào mùa khô xảy ra ngày càng nghiêm trọng tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.
  • Các hệ sinh thái đang bị con người xâm phạm không thương tiếc.
  • Các tài nguyên thiên nhiên đang tiếp tục bị thu hẹp cả về chất lượng và số lượng. Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức về cạn kiệt tài nguyên, suy giảm đa dạng sinh học, thiếu hụt nguồn nước, suy thoái tài nguyên nước,...
  • Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro về môi trường sinh thái, các sự cố môi trường gia tăng nghiêm trọng, ảnh hưởng trên phạm vi rộng, diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác xử lí và khắc phục hậu quả. 

Câu hỏi 2: Kể thêm một số trường hợp cụ thể mà em biết về tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên. Cho biết hệ quả của sự tác động này với cuộc sống con người.

Trả lời:

Ví dụ:

  • Formosa Hà Tĩnh: Ngày 12/7/2021 truyền thông đưa tin phát hiện hàng trăm tấn chất thải màu đen, có mùi hôi và hắc xuất xứ từ công ty gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh được chở thẳng đến một trang trại nằm trong một khu rừng tràm để chôn lấp. Tính toán sơ bộ cho thấy, Có trên 3.000 ha nuôi tôm thâm canh bị nhiễm độ mặn cao, do môi trường ô nhiễm nên tôm xuất hiện bệnh và trên 350 ha tôm chết rải rác. Có 1.613 lồng cá chết tương đương 140 tấn, 67 tấn ngao chết và 10 ha nuôi cua chết do chất thải từ Formosa.
  • Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2: Nhà máy mới đi vào hoạt động nhưng đã gây ô nhiễm môi trường một cách cực kỳ nghiêm trọng ảnh hưởng đến người dân xưng quanh, những cột khói đen được xả ra liên tục, xỉ than được vận chuyển ra đổ dọc đường, tràn lan ở bãi tập kết mà không được xử lý theo đúng quy định. Cây cối, hoa màu héo dần, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng, nguồn nước sinh hoạt không thể sử dụng
  • Sonadezi Long Thành: Doanh nghiệp xây dựng hạ tầng khu công nghiệp này đã xả nước thải không đạt chuẩn ra rạch Bà Chèo, thực hiện không đúng, không đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá, vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo nội dung trong báo cáo tác động môi trường đã được phê duyệt gây ô nhiễm trầm trọng đến môi trường xung quanh.

2. Nguyên nhân phát sinh tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

Em hãy quan sát tranh, đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

1

Trường hợp 1

Dù không thể phủ nhận sự đóng góp của Công ty X vào ngành công nghiệp dầu khí của nước ta, nhưng sự cố tràn dầu và bể đường ống xả nước thải mà công ty gây ra ở khu vực biển miền Trung đã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường biển... (SGK, tr.9)

Trường hợp 2

Những năm qua, thành phố P ngày càng phát triển, nhiều khu căn hộ cao cấp, cao ốc, toà nhà và trung tâm thương mại được xây dựng. Mật độ dân số tại thành phố ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, thành phố xuất hiện nhiều bụi mịn và tiếng ổn xe cộ trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người dân nơi đây...(SGK, tr.9)

Trường hợp 3

Số lượng tê giác và voi ở rừng H ngày càng suy giảm trong những năm qua do nhu cầu tiêu dùng nguồn sản phẩm từ tự nhiên của người dân thị trấn A ngày một tăng cao. Tại thị trấn, người dân tin rằng, ngà voi và sừng tê giác cũng như những loài động, thực vật quý hiếm khác tốt cho sức khỏe con người... (SGK, tr.9-10)

Câu hỏi: Từ các tranh và trường hợp trên, theo em, nguyên nhân phát sinh những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên là gì?

Trả lời:

Nguyên nhân phát sinh những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên là:

  • Chất thải chưa qua xử lí từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, xả thẳng ra môi trường.
  • Rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư không được thu gom, xử lí đúng cách.
  • Dân cư tập trung đông tại các thành phố lớn, lượng phương tiện cá nhân tăng nhanh => Ô nhiễm không khí, tiếng ốn, cơ sở hạ tầng không đảm bảo.
  • Nạn săn bắt trái phép động, thực vật quý hiếm => suy giảm đa dạng sinh học, nạn cháy rừng xảy ra thường xuyên.

3. Sự cần thiết phải giải quyết vấn đề tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi:

THÔNG TIN 1

Kể từ khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh tế, tốc độ giảm nghèo nhanh. Tuy nhiên, vấn đề phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường đang đặt ra hết sức cấp thiết. Tình trạng ô nhiễm môi trường từ nước thải công nghiệp và đô thị... (SGK, tr.10)

THÔNG TIN 2

Quá trình phát triển kinh tế biển vẫn còn ẩn chứa không ít nguy cơ và thách thức. Đó là việc phát triển kinh tế biển chưa gắn kết hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường; tài nguyên biển bị suy thoái; ô nhiễm môi trường biển ở nhiều nơi diễn ra nghiêm trọng... (SGK, tr.10)

THÔNG TIN 3

Môi trường là nhân tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, do đó mọi đối tượng trong xã hội từ người già đến trẻ nhỏ, từ tổ chức đến cá nhân, từ người sản xuất đến người tiêu dùng đều có quyền và nghĩa vụ trong việc giữa gìn và bảo vệ môi trường... (SGK, tr.11)

Câu hỏi 1: Theo em, việc phát triển kinh tế ở nước ta đã tác động tiêu cực như thế nào đến môi trường tự nhiên?

Trả lời:

Việc phát triển kinh tế ở nước ta đã tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên:

  • Tình trạng ô nhiễm môi trường từ nước thải công nghiệp và đô thị dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe, tác động lớn đến môi trường sinh thái cũng như ô nhiễm nguồn nước.
  • Phát triển kinh tế biển chưa gắn kết hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường: tài nguyên biển bị suy thoái, ô nhiễm môi trường biển ngày càng diễn ra nghiêm trọng, các hệ sinh thái biển bị suy giảm.

Câu hỏi 2: Tại sao môi trường là nhân tố quan trọng hàng đầu cần bảo vệ để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững?

Trả lời:

Môi trường là nhân tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người:

  • Thiên nhiên ban tặng cho người nguyên liệu để sản xuất, tạo ra của cải, vật chất, phát triển kinh tế - xã hội. 
  • Khi môi trường đang dần bị xuống cấp, cuộc sống của con người bị xáo trộn, xuất hiện nhiều thiên tai, dịch bệnh,...

Câu hỏi 3: Vì sao phải giải quyết vấn đề tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên?

Trả lời:

Phải giải quyết vấn đề tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên vì nếu không có các biện pháp kịp thời, tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ diễn ra ngày càng trầm trọng, gây ra những hậu quả nặng nề cho đời sống con người. Không chỉ vậy, hạn chế tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế đối với môi trường còn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của mỗi quốc gia.

4. Một số biện pháp, chính sách nhằm khắc phục hoặc hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

Em hãy đọc các thông tin sau và thực hiện yêu cầu:

THÔNG TIN 1

Trích Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường

1. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.

2. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hoá bảo vệ môi trường.

3. Chú trọng bảo tốn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển ha tầng kĩ thuật bảo vê môi trường... (SGK, tr.11-12)

THÔNG TIN 2

Phát triển kinh tế bền vững, phát triển xã hội bền vững gắn chặt với xây dựng môi trường sống tự nhiên hài hoà, tốt lành, thân thiện với con người; giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đến môi trường; quản lí, khai thác hợp lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là các nguồn tài nguyên không tái tạo được; từng bước thực hiện “tăng trưởng xanh phát triển kinh tế carbon thấp;... (SGK, tr.12-13)

Bài tập: Nêu các chính sách của Nhà nước nhằm khắc phục, hạn chế tác động của kinh tế đến môi trường trong các thông tin trên.

Trả lời:

Các chính sách của Nhà nước nhằm khắc phục, hạn chế tác động của kinh tế đến môi trường:

  • Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
  • Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hoá bảo vệ môi trường.
  • Chú trọng bảo tốn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển ha tầng kĩ thuật bảo vê môi trường... (SGK, tr.11-12)
  • Ưu tiên xử lí ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.
  • Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư đho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chỉ riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỉ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.
  • Bảo đảm quyền lợi của tổ đức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
  • Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lí ô nhiễm, tái chế, xử lí chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kí thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
  • Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cự, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
  • Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.
  • Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lí môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.
  • Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đương trình, để án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
  • Phát triển kinh tế bền vững, phát triển xã hội bền vững gắn chặt với xây dựng môi trường sống tự nhiên hài hòa, tốt lành, thân thiện với con người;
  • Giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đến môi trường; quản lí, khai thác hợp lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là các nguồn tài nguyên không tái tạo được; từng bước thực hiện “tăng trưởng xanh;
  • Phát triển kinh tế carbon thấp; phòng ngừa, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, bảo vệ môi trường cho thế hệ hôm nay và cho thế hệ mai sau;
  • Chủ động phòng, chống, hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng;
  • Phát triển kinh tế, phát triển xã hội thích ứng với biến đổi khí hậu.

Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu

Trường hợp 1

Để vừa mở rộng mô hình sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo bảo vệ môi trường, chuỗi cửa hàng cà phê H đã thay thế túi ni lông bằng túi sinh học phân huỷ hoàn toàn. Đồng thời,... (SGK, tr.13)

Trường hợp 2

Báo cáo về kết quả xử lí các điểm nóng về ô nhiễm môi trường, cơ quan X đã tập trung đẩy mạnh công tác kiểm soát các dự án, nguồn thải lớn, có nguy cơ gây sự cố môi trường; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và địa phương thực hiện các hoạt động... (SGK, tr.13)

Trường hợp 3

Doanh nghiệp K đã thực hiện chính sách “Tiêu dùng xanh“ để vừa hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, vừa đẩy mạnh phát triển mô hình sản xuất kinh doanh “xanh” của doanh nghiệp. Những năm qua, doanh nghiệp K đã ứng dụng thành công mô hình “Tiêu dùng xanh” trong sản xuất kinh doanh như: gói rau, củ, quả bằng lá chuối;... (SGK, tr.13)

Bài tập 1: Nêu các biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên được đề cập trong các trường hợp trên.

Trả lời:

Gợi ý:

  • Trường hợp 1: Thay thế túi ni lông bằng túi sinh học phân hủy hoàn toàn; Sử dụng li cá nhân, ống hút làm bằng nguyên liệu tự nhiên như bột gạo, giấy, tre,... => Giảm thiểu rác thải nhựa.
  • Trường hợp 2: Đẩy mạnh, tăng cường điều tra, kiểm soát vấn đề ô nhiễm môi trường để khắc phục, xử lí kịp thời các điểm nóng; duy trì hoạt động giám sát môi trường, đảm bảo an toàn về môi trường trong quá trình hoạt động.
  • Trường hợp 3: Thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường trong kinh doanh; đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh doanh "xanh";...

Bài tập 2: Giải thích vì sao chính sách “Tiêu dùng xanh” được xem là giải pháp “cứu cánh” cho vấn đề ô nhiễm môi trường và phát triển kinh tế ở nước ta. Nêu những ưu, nhược điểm của chính sách trên đối với việc bảo vệ môi trường.

Trả lời:

"Tiêu dùng xanh" là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên. Chính sách "Tiêu dùng xanh" giúp giảm thiểu một lượng lớn rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa mà doanh nghiệp và người tiêu dùng thải vào môi trường mỗi ngày, từ đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát triển kinh tế bền vững.

Ưu điểm:

  • Giúp giảm lượng rác thải nhựa vào môi trường;
  • Các sản phẩm làm từ thiên nhiên luôn thân thiện, an toàn với người sử dụng;
  • Việc tái chế, tái sử dụng các sản phẩm như túi đựng bằng giấy, tre, nứa thay cho các sản phẩm sử dụng một lần sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí;
  • Các sản phẩm tái chế giúp chúng ta tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên một cách tốt nhất.

Hạn chế:

  • Chi tiêu công của Chính phủ hiện vẫn chưa theo xu hướng mua sắm xanh, chưa có chính sách khuyến khích mua sắm các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường trong hoạt động chi tiêu công của Chính phủ.
  • Phần lớn các doanh nghiệp vẫn sử dụng máy móc, dây chuyền sản xuất giá rẻ với công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
  • Một bộ phận dân cư, trước hết ở các đô thị vẫn còn nặng về tiêu dùng truyền thống, sử dụng nguyên liệu thô chưa qua chế biến, sử dụng nhiều hàng hóa chất lượng thấp, không có lợi cho việc tiết kiệm tài nguyên và phát triển bền vững.
  • Tiêu dùng phô trương, lãng phí ngày càng phổ biến trong một số tầng lớp dân cư, đi ngược lại với lối sống tiết kiệm, gần gũi và hài hòa với thiên nhiên.
  • Việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa một mặt sẽ tạo điều kiện để cải thiện đời sống dân cư, mặt khác lại kéo theo nhu cầu tiêu dùng lớn hơn, đặc biệt đối với các hàng hóa sử dụng nhiều nguyên liệu và năng lượng và do đó lượng chất thải vào môi trường lớn hơn.
  • Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu mở ra nhiều cơ hội lựa chọn hơn cho người tiêu dùng, song cũng ẩn chứa các nguy cơ nhập khẩu và xuất khẩu các loại hàng hóa không thân thiện với môi trường.

Bài tập 3: Kể thêm một số biện pháp, chính sách khác để khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.

Trả lời:

Một số biện pháp, chính sách khác để khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên:

  • Tăng cường giao thông công cộng, hạn chế xe cá nhân; Khuyến cáo sử dụng nhiên liệu, năng lượng sạch, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch;
  • Quản lý chặt chẽ hoạt động của hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo các trạm xử lý luôn hoạt động liên tục, đúng công suất và quy trình kỹ thuật, đảm bảo nước thải đầu ra luôn đạt các quy chuẩn về môi trường, khi phát hiện sự cố phải kịp khời xử lý và có biện pháp dự phòng;
  • Tăng diện tích cây xanh cách ly đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật giữa các khu công nghiệp, khu trung chuyển hàng hóa, đầu mối hạ tầng kỹ thuật, thương mại dịch vụ và khu dân cư, khu vực đường sắt;
  • Thu gom hiệu quả, tăng cường công tác phân loại rác tại nguồn, vận chuyển chất thải rắn về khu xử lý chất thải của khu vực theo như quy hoạch đã đề xuất. Đặc biệt đối với chất thải nguy hại cần được quản lý chặt chẽ và đưa về khu xử lý chất thải nguy hại theo đúng tiêu chí kỹ thuật, quy định pháp luật hiện hành;
  • Có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa  phương và người dân trong công tác thực hiện quy hoạch, xây dựng và bảo vệ môi trường.
  • ...

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1. Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Sự phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở khu vực đông dân cư.

b. “Tiêu dùng xanh” là quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, không chứa hoá chất độc hại.

c. Áp dụng thuế suất cao đối với sản phẩm mà trong sản xuất có tác động xấu đến môi trường là biện pháp tối ưu nhất.

d. Sự phát triển kinh tế vừa tác động tích cực vừa tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái, động, thực vật trong môi trường tự nhiên.

e. Phát triển bền vững là quá trình đạt được tăng trưởng kinh tế ổn định, đều đặn và không làm ảnh hưởng đến xã hội, môi trường.

g. Bảo vệ môi trường và đảm bảo cân bằng hệ sinh thái không chỉ là trách nhiệm của người dân mà còn của các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế.

Trả lời:

Em đồng tình với các nhận định trên vì đây đều là những quan điểm đúng đắn, hướng tới giải quyết các vấn đề cấp thiết về môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặt nền móng cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Câu hỏi 2. Em hãy xác định nguyên nhân phát sinh tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên trong các trường hợp sau:

a. Số lượng cá thể tê tê Java có xu hướng giảm mạnh trong thời gian gần đây và được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.

b. Mực nước biển của nhiều tỉnh ven biển nước ta có dấu hiệu dâng cao, thu hẹp diện tích đất sinh sống của người dân khu vực và phát sinh nhiều cơn bão, lũ hơn trước.

c. Khu vực đổi núi gần các mỏ khoáng sản thường xuất hiện hiện tượng sạt lở và lũ quét, ảnh hưởng đến đời sống người dân và quá trình khai thác của nhiều nhà máy.

d. Sự xuất hiện của các cao ốc, toà nhà, cơ sở hạ tầng giao thông và mật độ lưu thông xe máy đã khiến tình trạng ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn khá phổ biến hiện nay ở các đô thị.

e. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chặt phá rừng và khai thác các bãi biển hoang sơ để xây dựng nên những khu nghỉ dưỡng cao cấp, kéo theo đó là sự suy giảm đa dạng sinh học nghiêm trọng.

Trả lời:

  • Trường hợp a: hoạt động săn bắn trái phép động vật quí hiếm.
  • Trường hợp b: ô nhiễm môi trường => Hiệu ứng nhà kính => Băng tan ở 2 cực => Nước biển dâng.
  • Trường hợp c: Hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi, thiếu quy hoạch.
  • Trường hợp d: Tình trạng đô thị hóa nhanh.
  • Trường hợp e: Chặt phá rừng bừa bãi và khai thác thiếu bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Câu hỏi 3. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

a. Xí nghiệp Y chuyên sản xuất và phân phối vật liệu xây dựng cho toàn  miền Nam. Vì mục tiêu tối ưu háo và giảm chi phí sản xuất, xí nghiệp không dầu tư cho hệ thống ống thoát khí thải nên đã gây ra sự cố ô nhiễm không khí nghiêm trọng...(SGK, tr.16)

b. Công ty D (chuyên mua, bấn, sơ chế thạch dừa khô) vừa bị chính quyền tỉnh B xử phạt về hành vi lắp đặt thiết bị, đường ống để xả nước thải sản xuất trực tiếp ra môi trường. Công ty còn bị xử phạt về hành vi xả nước thải vượt quá quy chuẩn... (SGK, tr.16)

c. Thấu hiểu tầm quan trọng và trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững, đảm bảo giữ cân bằng giữa sản xuất kinh doanh và hướng đến cộng đồng, hãng hàng không T luôn nỗ lực đáp ứng các yêu cầu chặt chẽ về bảo vệ môi trường như... (SGK, tr.16)

- Xí nghiệp Y và Công ty D đã có những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và cuộc sống con người như thế nào? Các doanh nghiệp này đã làm gì để khắc phục tình trạng đó?

- Các biện pháp nào đã được hãng hàng không T thực hiện nhằm góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường?

Trả lời:

Xí nghiệp Y và Công ty D đã có những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và cuộc sống con người: 

  • Xí ngiệp Y không trang bị hệ thống xử lí khí thải, gây ra sự cố ô nhiễm không khí nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân vùng lân cận.
  • Công ty D: Xả nước thải trực tiếp chưa qua xử lí ra môi trường, làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đếnn sức khỏe, tính mạng của người dân, gây áp lực đối với kinh tế, y tế, an sinh xã hội của khu vực.

Để khắc phục tình trạng đó:

  • Xí nghiệp Y đã ứng dụng công nghệ thực hiện quy trình sản xuất xanh và đầu tư hệ thống xử lí chất thải không khí nghiêm ngặt; đền bù thiệt hại vật chất và hỗ trợ chi phí chăm sóc sức khỏe cho người dân phải chịu ảnh hưởng .
  • Công ty D đã bị xử phạt hành chính, thực hiện các biện pháp khắc phục, vận hàng đúng quy trình bảo vệ môi trường và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước đã gây ra.

- Các biện pháp được hãng hàng không T thực hiện nhằm góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường như:

  • Hạn chế tối đa việc sử dụng túi ni lông, thay thế bằng các chất liệu thân thiện với môi trường.
  • Nâng cấp các máy bay với động cơ thế hệ mới giúp giảm khí thải, nhiên liệu và tiếng ồn so với thế hệ cũ.

Câu hỏi 4. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả  lời câu hỏi

a. Doanh nghiệp T đã khởi xướng và xây dựng mô hình sản xuất bắt đầu từ việc phân loại, thu gom rác thải nhựa. Đây là khâu quan trọng giúp thu gom và đưa nhựa trở lại phục vụ nền kinh tế, giúp cắt giảm đáng kể lượng khí thải CO. từ quá trình sản xuất nhựa... (SGK, tr.17)

b. Nắm bắt như cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường của người tiêu dùng, Công ty H đã mạnh dạn đầu tư vào công nghệ, nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm có giá trị. Công ty này dùng lò hơi sử dụng trấu ép làm nhiên liệu đốt, giúp giảm hơn 50% lượng khí thải CO2... (SGK, tr.17)

Em có nhận xét gì về việc làm của các chủ thể kinh tế trong các trường hợp trên? Những việc làm đó mang lại hiệu quả như thế nào?

Trả lời:

  • Trường hợp a: Doanh nghiệp T đã thực hiện có hiệu quả việc phân loại, thu gom rác thải nhựa và tái chế, từ đó, giúp cắt giảm đáng kể lượng khí thải CO2 từ quá trình sản xuất nhựa. Bên cạnh đó, việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất cũng có ý nghĩa lớn đối với bảo vệ môi trường. Việc biến CO2 từ khí thải công nghiệp thành các hóa chất và khoáng chất hữu ích phục vụ sản xuất cũng giúp doanh nghiệp này giảm 28% khí nhà kính trong các công thức sản phẩm.

=> Các hoạt động kinh doanh, đổi mới công nghệ sản xuất của doanh nghiệp T đã góp phần đáng kể trong viêc giảm khí thải nhà kính và rác thải nhựa ra môi trường, từ đó, góp phần bảo vệ môi trường và hướng tới một nền công nghiệp sạch.

  • Trường hợp b: Công ty H đã chuyển đổi công nghệ sản xuất theo hướng bảo vệ môi trường, duy trì 3T trong quá trình sản xuất.

=> Đây là những thay đổi đúng đắn, không chỉ giúp công ty H nâng cao uy tín, giá trị sản phẩm mà còn góp phần gia tăng sản phẩm xanh, sạch đáp ứng thị hiếu mới của người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

Câu hỏi 5. Em hãy đánh giá các biện pháp bảo vệ môi trường được áp dụng trong các trường hợp sau:

a. Mặc dù đã bị xử phạt hành chính nhiều lần vì vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nhưng do lợi nhuận nên doanh nghiệp K vẫn bất chấp pháp luật và tiếp tục cho hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại. Đội Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Ð đã kiểm tra đột xuất và phát hiện Doanh nghiệp K... (SGK,tr.17)

b. Công ty P chuyên sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu. Gần 30 năm đi vào hoạt động, Công ty P đầu tư hệ thống xử lí chất thải, khí thải. Cụ thể, cho che phủ toàn bộ các bể ngâm ủ nguyên liệu, làm tấm tôn chắn tường khu vực bể ngâm với khu dân cư.

c. Công ty chăn nuôi D và Cơ sở sản xuất hạt nhựa tái chế A đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại địa phương. Người dân sống xung quanh khu vực nhà máy sản xuất đã phát hiện nước thải trực tiếp trên sông có màu đen kịt, hôi thối; tôm, cá trên sông chết hàng loạt. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra quyết định buộc ngừng hoạt động đối với hai công ty này.

Trả lời:

  • Trường hợp a: Doanh nghiệp K đã có những hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, vi phạm pháp luật nhiều lần, tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn lén lút thực hiện các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường, bất chấp các hình thức xử phạt và yêu cầu của cơ quan chức năng. Đây là hành động hủy hoại môi trường tự nhiên, gây ra những hậu quả khôn lường cho người dân trong khu vực. Hành động của doanh nghiệp K rất đáng bị lên án và có các biện pháp xử phạt mạnh hơn nữa.
  • Trường hợp b: Việc đầu tư hệ thống xử lí chất thải, khí thải và quy trình sản xuất của công ty P đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, cần được nhân rộng và áp dụng phổ biến hơn nữa tại các doanh nghiệp sản xuất.
  • Trường hợp c: Công ty D và Cơ sở sản xuất A đã có những hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong khu vực, ảnh hưởng lớn tới hệ sinh thái tự nhiên và cuộc sống của người dân. Việc đình chỉ hoạt động đối với hai công ty này là điều cần thiết. Bên cạnh đó, hai doanh nghiệp này cũng phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả về môi trường và sức khỏe người dân trong khu vực.

VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Sưu tầm một số hình ảnh và thuyết trình về những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường và nguyên nhân phát sinh những tác động đó ở địa phương em.

Trả lời:

Gợi ý: Một số hình ảnh ô nhiễm môi trường:

2

Nguyên nhân:

  • Do rác thải sinh hoạt được xử lí không đúng cách: vẫn còn các bãi rác lộ thiên, không được chôn lấp; chất thải chưa qua xử lí thải trực tiếp ra sông, hồ,...
  • Các nhà máy, xí nghiệp không trang bị hệ thống xử lí nước thải, khí thải.
  • Ý thức của người dân chưa cao.
  • ...

Câu hỏi 2. Tìm hiểu và viết bài luận về một số biện pháp, chính sách đang áp dụng tại địa phương nhằm khắc phục và hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.

Trả lời:

Gợi ý: Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong quá trình thực hiện quy hoạch tại thành phố Đà Nẵng:

  • Phân vùng bảo vệ môi trường căn cứ vào mức độ và phạm vi tác động môi trường, mục tiêu bảo vệ môi trường chính.
  • Căn cứ theo mức độ tác động tới môi trường xung quanh và các quy định trong quy chuẩn hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đề xuất các quy định cụ thể nhằm quản lý các nguồn và hoạt động tác động đến môi trường trong khu vực quy hoạch.
  • Xây dựng các giải pháp quản lý và giảm thiểu tác động môi trường, bao gồm: Các giải pháp phi công nghệ; Các giải pháp công nghệ, kỹ thuật.
  • Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu khi triển khai quy hoạch, bao gồm: Các giải pháp thích ứng; Các giải pháp giảm nhẹ.

HS có thể tham khảo chi tiết các biện pháp trên tại link:https://www.danang.gov.vn/gop-y-do-an/chi-tiet?id=2945&_c=94677470

Tìm kiếm google: giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 chân trời, giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 sách mới, giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 ctst, giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 chân trời chuyên đề 1, giải chuyên đề 1 bài 1 Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com