Tiến bộ của khoa học công nghệ góp phần tạo ra các sản phẩm trí tụw và nhu cầu chuyển giao công nghệ. Pháp luật về sở hữu trí tuêj và chuyển gia công nghệ được ban hành nhằm mục đích bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ
Câu hỏi: Em hãy liệt kê những thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam mà em biết.
Trả lời:
- Một số thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam:
1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về sở hữu trí tuệ
Thông tin 1:
Trích Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ( sửa đổi, bổ sung 2009,2019,2022)
- Điều 18. Quyền tác giả
Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản
- Điều 19. Quyền thân nhân
Quyền nhân thân bao gồm:
1. Đặt tên cho tác phẩm
Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;....(SGK,tr45)
Trường hợp 1:
Ông A là tác giả của bài thơ T. Khi sử dụng lời thơ để phổ nhạc cho bài hát của mình, ông B đã xin phép và nhận được sử đồng ý của ông A
Trường hợp 2:
Bác sĩ P đã nghiên cứu, sáng chế thành công gối dùng để điều trị và phòng ngừa thoái hoá đối sống cổ cho người cao tuổi. Sau đó, bác sĩ P đã làm thủ tục đăng kí sáng chế và được cấp Bằng độc quyền sáng chế theo quy định của pháp luật.
Trường hợp 3:
Ông C đã lai tạo thành công giống lứa mới có năng suất cao, thời gian thu hoạch ngắn, chất lượng gạo ngon hơn so với các giống lúa ở địa phương. Tuy nhiên, ông C không biết rằng giống lúa của mình có thể được cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng nên đã không thực hiện thủ tục đăng kí bảo hộ. Sau đó, được ông D hướng dẫn, ông C đã thực hiện đầy đủ thủ tục và được cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng
Câu hỏi:
a. Theo em, quyền sở hữu trí tuệ bao gồm những quyền gì?
b. Việc làm của những nhân vật trong các trường hợp trên có phù hợp với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ không? Vì sao?
Trả lời:
a.
Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả;
- Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
b.
- Trường hợp 1. Hành động của ông B phù hợp với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Vì:
- Trường hợp 2: Việc đăng kí sáng chế của bác sĩ P và việc cơ quan chức năng cấp bằng độc quyền sáng chế cho bác sĩ P là phù hợp với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Vì:
- Trường hợp 3: Việc đăng kí bảo hộ giống cây trồng của ông C là phù hợp với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Vì: theo Khoản 1 Điều 185 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019): tác giả giống cây trồng có quyền được ghi tên với danh nghĩa là tác giả trong Bằng bảo hộ giống cây trồng; sổ đăng kí quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và trong các tài liệu công bố về giống cây trồng.
2. Một số quy định cơ bản của pháp luật về chuyển giao công nghệ
Thông tin
Trích Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017
- Điều 7. Quyền chuyển giao công nghệ
1. Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.
3. Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thoả thuận bao gồm.......(SGK, tr47)
Trường hợp 1:
Hãng xe hơi T đã chuyển giao công nghệ sản xuất ô tô độc quyền cho Công ty H để mở rộng thị trường tại Việt Nam. Với việc chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kĩ thuật từ hãng xe hơi T, Công ty H được phép sản xuất và lắp ráp ô tô hoàn chỉnh để bán cho người tiêu dùng.
Trường hợp 2:
Công ty A kí kết hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất sơn cho doanh nghiệp B. Công ty A cung cấp cho doanh nghiệp B những bộ công nghệ sản xuất sơn, giúp sản xuất ra các sản phẩm sơn có chất lượng cao như cam kết. Trong quá trình sản xuất, Công ty A phát hiện một số lỗi về kĩ thuật nên đã cử nhân viên hỗ trợ doanh nghiệp B áp dụng các biện pháp khắc phục.
Câu hỏi:
a. Nêu biểu hiện của quyền chuyển giao công nghệ qua các thông tin trên.
b. Cho biết hành vi của những nhân vật trong các trường hợp trên thực hiện quy định nào của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Trả lời:
a. Biểu hiện của quyền chuyển giao công nghệ:
- Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.
- Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:
+ Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
+ Quyền chuyển giao tiếp quyền sử dụng công nghệ của bên nhận chuyển giao cho bên thứ ba.
- Bên giao công nghệ và bên nhận công nghệ có những quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
b.
- Trường hợp 1:
+ Hãng xe hơi T chuyển giao công nghệ sản xuất ô tô độc quyền cho ông ty H => hành vi này phù hợp với quy định tại Khoản 1 và Điểm a) Khoản 3 Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017.
+ Công ty H nhận công nghệ sản xuất tô tô độc quyền từ hãng xe hơi T và thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng chuyển giao công nghệ => hành vi này phù hợp với quy định tại Điều 26 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017.
- Trường hợp 2:
+ Công ty A đã chuyển giao công nghệ sản xuất sơn cho doanh nghiệp B => hành vi này phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017.
+ Khi phát hiện một số lỗi sai về kĩ thuật, công ty A đã cử nhân viên tới hỗ trợ doanh nghiệp B => hành vi này phù hợp với quy định tại Điểm d) Khoản 2 Điều 25 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017.
Câu hỏi 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
a. Quyền tác giả chỉ bao gồm quyền nhân thân.
b. Chủ sở hữu công nghệ chỉ có thể chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
c. Quyền làm tác phẩm phái sinh chỉ do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện.
d. Tác giả kiểu dáng công nghiệp có quyền được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
Trả lời:
- Nhận định a. Không đồng tình, vì: theo quy định tại Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019): quyền tác giả bao gồm cả quyền nhân thân và quyền tài sản.
- Nhận định b. Không đồng tình, vì: theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017: chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
- Nhận định c. Không đồng tình, vì: quyền làm tác phẩm phái sinh có thể do: tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc các tổ chức, cá nhân khác với điều kiện: phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho tác giả/ chủ sở hữu quyền tác giả - Khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019)
- Nhận định d. Đồng tình, vì: theo quy định tại Điểm a) Khoản 2 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019): Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí… được quyền ghi tên tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế; bằng độc quyền giải pháp hữu ích; bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng kí thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
Câu hỏi 2: Em hãy nhận xét hành vi của các nhân vật trong những trường hợp sau:
a. Chị V đăng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đối với máy gieo hạt tự động.
b. Anh N đã tự ý sao chép tác phẩm truyện tranh của anh M đề bán ra thị trường với giá rẻ.
c. Công ty C đã chuyển giao thành công công nghệ chế biến sữa hạt cho Công ty D theo đúng cam kết trong hợp đồng.
d. Công ty B đã tiết lộ bí mật thông tin về công nghệ sản xuất nước uống thải độc gan cho Công ty T mà chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu.
Trả lời:
- Trường hợp a. Việc đăng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đối với máy gieo hạt tự động của chị V là phù hợp với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Trường hợp b. Anh N đã có hành vi vi phạm quyền tác giả được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019).
- Trường hợp c. Công ty C đã thực hiện đúng quy định về nghĩa vụ của bên giao công nghệ (Khoản 2 Điều 25 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017)
- Trường hợp d. Công ty D đã có hành vi vi phạm Điểm b) Khoản 2 Điều 26 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017.
Câu hỏi 3: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Trường hợp a. Ca sĩ C sử dụng bài hát do nhạc sĩ D sáng tác để biểu diễn trước công chúng mà không xin phép. Nhạc sĩ D yêu cầu ca sĩ C chấm dứt hành vi nhưng ca sĩ C không đồng ý vì cho rằng bài hát được sáng tác ra là để phục vụ cộng đồng.
Theo em, việc làm của ca sĩ C có phù hợp với quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ không? Vì sao?
Trường hợp b. Doanh nghiệp M kí kết hợp đồng chuyển giao công nghệ nuôi và nhân giống cá ba sa chịu mặn cho trang trại H. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp M chỉ hỗ trợ trang trại H trong việc nuôi cá ba sa nhưng không chuyển giao công nghệ nhân giống.
Em đánh giá như thế nào về việc làm của doanh nghiệp M?
Trả lời:
- Trường hợp a. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019): tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
=> Áp dụng quy định này vào trường hợp a, có thể thấy: ca sĩ C đã vi phạm luật sở hữu trí tuệ, vì: sử dụng bài hát do nhạc sĩ D sáng tác để biểu diễn trước công chúng mà không xin phép tác giả (nhạc sĩ D).
- Trường hợp b. Doanh nghiệp M không thực hiện chuyển giao công nghệ nhân giống cá basa chịu mặn cho trang trại H (dù trước đó đã kí kết hợp đồng chuyển giao công nghệ nuôi và nhân giống) => do đó, việc làm của doanh nghiệp M đã vi phạm quy định tại Điểm B Khoản 2 Điều 25 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017.
Câu hỏi 1: Em hãy cùng với bạn xây dựng một dự án học tập với nội dung tuyên truyền, phổ biến một số nội dung cơ bản của pháp luật dân sự về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
Trả lời:
- Thiết kế tờ gấp tuyên truyền pháp luật dân sự về quyền sở hữu trí tuệ/ quyền chuyển giao công nghệ.
- Xây dựng các tiểu phẩm pháp luật có nội dung liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ/ chuyển giao công nghệ.
Câu hỏi 2: Em hãy tìm trên báo, Internet thông tin về một số sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chia sẻ trước lớp.
Trả lời:
- Giống lúa ST25:
- Bột tắm dược liệu Wedelia