Giải Chuyên đề 2: Nhật Bản: Hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay (phần II) chuyên đề Lịch 12 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa chuyên đề mới. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
Câu hỏi: Trình bày sự phát triển về kinh tế của Nhật Bản trong những năm 1973- 2000. Giải thích vì sao kinh tế Nhật Bản có sự phát triển không ổn định.
Bài làm chi tiết:
Sự phát triển về kinh tế của Nhật Bản trong những năm 1973- 2000:
- Năm 1974, kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng siêu lạm phát, có mức độ lạm phát cao nhất thế giới.
- Để cứu vãn tình thế, từ năm 1974, Chính phủ Nhật Bản đề ra các biện pháp nhằm phục hồi kinh tế.
- Từ nửa sau thập niên 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản tập trung đầu tư cho những ngành công nghiệp tiên tiến như vật liệu mới, thông tin máy tính, ...
- Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, quá trình dịch vụ hoá nền kinh tế được đẩy mạnh ở Nhật Bản với sự gia tăng các loại hình dịch vụ như công nghệ tin học, chuyển giao công nghệ, tư vấn, cung cấp chuyên gia.
- Trong thập kỉ 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản vẫn đạt mức độ ổn định. Nhật Bản vẫn giữ được vị thế kinh tế thứ hai trên thế giới, sau Mỹ. Nhật Bản trở thành cường quốc tài chính hàng đầu thế giới, là chủ nợ của nhiều quốc gia.
- Từ cuối những năm 1980 xuất hiện “nền kinh tế bong bóng”.
- Bước vào thập niên 90 của thế kỉ XX, nước Nhật lâm vào cuộc suy thoái kéo dài. Tuy nhiên, khoa học- kĩ thuật của Nhật Bản tiếp tục phát triển ở trình độ cao, tập trung vào lĩnh vực sản xuất dân dụng, chinh phục vũ trụ.
* Kinh tế Nhật Bản có sự phát triển không ổn định vì:
- Thứ nhất, các chính sách tài chính của Chính phủ Nhật Bản không được tiến hành kịp thời và chưa thực sự hiệu quả để đưa nền kinh tế ra khỏi suy thoái.
- Thứ hai, lợi nhuận từ xuất khẩu không được sử dụng hiệu quả cho thị trường trong nước. Sức sống của nền kinh tế suy giảm, không đủ vốn đầu tư cho những công ty mới.
- Thứ ba, tình trạng già hoá dân số gia tăng, trước hết là dân số trong độ tuổi lao động của Nhật Bản. Sự suy giảm lực lượng lao động dẫn tới giảm lợi nhuận và tác động đến chiến lược kinh doanh của các nhà đầu tư.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục b:
– Nêu những nét chính về tình hình chính trị, xã hội Nhật Bản giai đoạn 1973- 2000.
– Chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn 1952- 1973 có gì khác so với giai đoạn 1973- 2000? Vì sao có điểm khác biệt đó?
Bài làm chi tiết:
Những nét chính về tình hình chính trị, xã hội Nhật Bản giai đoạn 1973- 2000:
* Về chính trị:
- Trong phần lớn thời gian của giai đoạn 1973 – 2000, Đảng Dân chủ Tự do tiếp tục khẳng định vai trò của đảng cầm quyền.
- Thứ nhất, liên minh chặt chẽ với Mỹ là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Mặt khác, Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu và mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác khác trên phạm vi toàn cầu.
- Thứ hai, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại mới để vừa duy trì hoà bình và an ninh, phát triển đất nước.
- Nhật Bản chú trọng việc đóng góp tài chính và nguồn nhân lực cho Liên hợp quốc.
- Đối với khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản đưa ra Học thuyết Phu-cư-đa, tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.
* Về xã hội:
- Trong những năm 80, tầng lớp trung lưu mới xuất hiện và ngày càng đông đảo trong các thành phố và trung tâm công nghiệp.
- Tuy nhiên, số lượng người bị phá sản, mất việc làm, phải sống bằng trợ cấp xã hội ngày càng nhiều.
Điểm khác của chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn 1952- 1973 so với giai đoạn 1973- 2000:
- Giai đoạn 1952-1973: Nhật Bản tập trung vào sự phục hồi kinh tế và quan hệ đặc biệt với Mỹ để đảm bảo an ninh.
- Giai đoạn 1973-2000: Nhật Bản dần trở thành một cường quốc kinh tế và đầu tư vào quan hệ đa phương, tìm kiếm sự đối đầu tích cực với Mỹ và mở rộng quan hệ đối ngoại với các quốc gia khác.
- Có điểm khác biệt trên là vì: Sự trỗi dậy kinh tế của Nhật Bản và thay đổi trong cơ cấu quốc tế sau chiến tranh lạnh đã dẫn đến sự thay đổi trong chiến lược đối ngoại của họ từ một tập trung vào Mỹ đến một hướng đa phương và tự chủ hơn.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục a:
- Trình bày những cải cách và quá trình phục hồi kinh tế của Nhật Bản trong những năm đầu thế kỉ XXI.
- Nêu suy nghĩ của em về những cải cách của Nhật Bản trong những năm đầu thế kỉ XXI.
Bài làm chi tiết:
Những cải cách và quá trình phục hồi kinh tế của Nhật Bản trong những năm đầu thế kỉ XXI:
Trước tình hình suy thoái, Chính phủ Nhật Bản đã có những chính sách quan trọng để cải cách và phục hồi nền kinh tế.
- Từ năm 2002- 2007, Thủ tướng Côi-dư-mi đã đưa ra chính sách tái cơ cấu kinh tế, bước đầu đưa đến những khởi sắc cho nền kinh tế Nhật Bản.
- Năm 2012, ông Shinzo A-bê đã đưa các chính sách kinh tế (còn được gọi là Abenomics) nhằm phục hưng nền kinh tế Nhật Bản sau“hai thập kỉ mất mát”.
- Sau thời gian triển khai cải cách, kinh tế Nhật Bản có bước phục hồi, thể hiện ở các chỉ tiêu phát triển kinh tế, tốc độ tăng GDP ổn định (hằng năm tăng từ 1% – 2%), xuất khẩu khởi sắc, chỉ số giá tiêu dùng tăng.
- Từ năm 2021, Nhật Bản triển khai nhiều giải pháp phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
- Năm 2022, GDP của Nhật Bản đứng thứ 3 thế giới (sau Mỹ và Trung Quốc).
Suy nghĩ của em về những cải cách của Nhật Bản trong những năm đầu thế kỉ XXI:
- Những cải cách của Nhật Bản trong những năm đầu thế kỷ XXI phản ánh nỗ lực của họ trong việc đối phó với các thách thức kinh tế và xã hội, bao gồm cải cách hệ thống tài chính, tăng cường vai trò của phụ nữ trong xã hội và thúc đẩy đổi mới công nghệ để tăng trưởng bền vững.
- Tuy nhiên, cũng có thách thức và chậm trễ trong việc thực hiện cải cách, đặc biệt là trong việc thay đổi văn hoá tổ chức và thói quen cũng như đối mặt với áp lực từ dân số già hóa và suy thoái kinh tế.
Câu hỏi: Phân tích những chuyển biến về chính trị, xã hội của Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XXI. Sự chuyển biến đó có mặt tích cực, mặt tiêu cực như thế nào?
Bài làm chi tiết:
Về chính trị:
- Từ đầu thế kỉ XXI đến nay, tình hình chính trị của Nhật Bản không ổn định với sự thay đổi Nội các và thủ tướng liên tục.
- Nhật Bản luôn coi quan hệ đồng minh với Mỹ là mối quan hệ quan trọng và hợp tác chặt chẽ để giải quyết nhiều vấn đề trong quan hệ quốc tế.
- Quan hệ láng giềng với các nước trong khu vực được Nhật Bản coi trọng, mà cốt lõi là chiến lược ngoại giao kinh tế.
- Uy tín và vị thế quốc tế của Nhật Bản từng bước được nâng cao.
- Tích cực: Vị thế quốc tế được nâng cao
- Tiêu cực: Từ đầu thế kỉ XXI đến nay, tình hình chính trị của Nhật Bản không ổn định với sự thay đổi Nội các và thủ tướng liên tục.
Về xã hội:
- Tích cực: Nhật Bản là nước có chỉ số phát triển con người (HDI) đứng thứ bảy thế giới, tuổi thọ trung bình thuộc nhóm cao nhất thế giới (85 tuổi), tỉ lệ lao động thất nghiệp giảm qua các năm.
- Tiêu cực:
+ Dân số già hoá và tỉ lệ sinh thấp là thách thức lớn đối với Nhật Bản.
+ Những vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội đặt ra trong những năm đầu thế kỉ XXI đòi hỏi Chính phủ Nhật Bản phải có những quyết sách mang tính bước ngoặt để giải quyết.
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều, Giải chuyên đề Chuyên đề 2: Nhật Bản: Hành trình lịch SGK chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều, Giải chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Chuyên đề 2: Nhật Bản: Hành trình lịch