Giải chi tiết HĐTN 11 Chân trời bản 1 mới chủ đề 2 Tự tin và thích ứng với sự thay đổi

Giải chủ đề 2 Tự tin và thích ứng với sự thay đổi sách Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 Chân trời sáng tạo bản 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

KHÁM PHÁ - KẾT NỐI KINH NGHIỆM

Nhiệm vụ 1. Khám phá những đặc điểm tạo nên sự tự tin

Câu hỏi 1. Chỉ ra những nét riêng tạo nên sự tự tin của mỗi cá nhân

Hướng dẫn trả lời:

  • Khuôn mặt và các bộ phận trên khuôn mặt 
  • Giọng nói
  • Nét tính cách
  • Năng lực
  • Học vấn
  • ...

Câu hỏi 2. Giải thích nguyên nhân của sự tự tin ở mỗi người

Hướng dẫn trả lời:

  • Những giá trị cá nhân mang lại cho bản thân, người khác bằng chính năng lực của mình
  • Những phẩm chất của cá nhân phù hợp với các chuẩn mực xã hội, được mọi người noi theo
  • Vẻ đẹp ngoại hình
  • ...

Câu hỏi 3. Chia sẻ những nét riêng tạo nên sự tự tin của em

Hướng dẫn trả lời:

  • Tớ khá tự tin với năng lực hùng biện của mình
  • Còn tớ thì tự tin khi tham gia cuộc thi hiểu biết về địa lí thế giới
  • Tớ tự tin vào khả năng nói tiếng Anh của bản thân
  • Tớ tự tin khi hát trước đám đông

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Nhiệm vụ 2. Thể hiện sự tự tin của bản thân

Câu hỏi 1. Thể hiện sự tự tin với những đặc điểm riêng của bản thân theo các cách khác nhau

Hướng dẫn trả lời:

  • Luôn nhìn trực diện vào mắt người đang nói chuyện với mình.
  • Can đảm, sẵn sàng thử sức những điều mới mẻ, không ngừng khám phá bản thân.
  • Thiết lập những mục tiêu có tính khả thi và nghiêm túc thực hiện.
  • Tránh tiếp nhận thông tin (hoặc thận trọng với những ai) làm mất đi sự tự tin của mình.
  • ...

Câu hỏi 2. Thảo luận về những việc làm giúp M trở nên tự tin

M thiếu tự tin vì cho rằng mình không có gì đặc biệt cả về hình thức lẫn năng lực. Sau khi được thầy cô, gia đình và bạn bè động viên, chỉ dẫn, M tích cực tham gia nhiều hoạt động khác nhau. M nhận ra mình biết cách làm cho các bạn vui vẻ và có khả năng giải quyết mâu thuẫn giữa các bạn. Thêm vào đó, M cố gắng tập trung học tập hơn và đã đạt được những tiến bộ. M thấy mình trở nên có giá trị và tự tin hơn. M bắt đầu đặt ra những mục tiêu cao hơn cho giai đoạn tiếp theo. M tin mình sẽ thực hiện được mục tiêu đó.

Hướng dẫn trả lời:

Những việc làm giúp M trở nên tự tin:

  • M tham gia nhiều hoạt động khác nhau => M nhận ra mình biết cách làm cho các bạn vui vẻ và có khả năng giải quyết mâu thuẫn giữa các bạn.
  • M tập trung học tập hơn => tiến bộ

M đã có những bước tiến lớn trong việc tìm kiếm giá trị bản thân và đã đạt được thành công, điều này đã giúp M trở nên tự tin hơn.

Câu hỏi 3. Trao đổi về cách em rèn luyện để trở nên tự tin

Hướng dẫn trả lời:

  • Thử sức với những điều mới mẻ, không ngừng khám phá bản thân
  • Thiết lập những mục tiêu có tính khả thi và nghiêm túc thực hiện
  • ...

Câu hỏi 4. Chia sẻ cảm xúc của em khi thấy mình tự tin

Hướng dẫn trả lời:

Khi em tự tin, em sẽ dễ dàng hơn trong việc đạt được những mục tiêu của mình và có thể trải nghiệm cuộc sống một cách tích cực hơn. Tự tin cũng giúp em thể hiện bản thân một cách rõ ràng hơn và có thể tạo được ấn tượng tốt với những người khác.

Nhiệm vụ 3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Câu hỏi 1. Thảo luận cách nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Hướng dẫn trả lời:

  • Tham gia các hoạt động khác nhau để phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
  • Lắng nghe ý kiến nhận xét của mọi người xung quanh về mình
  • ...

Câu hỏi 2. Phân tích tình huống

Tình huống 1: Các bạn trong lớp nói T là người mạnh mẽ, khá quyết liệt. Trong nhiều cuộc họp, T thường thẳng thắn chỉ ra những nhược điểm của một số bạn trong lớp để mong các bạn đó tiến bộ. Nếu bạn nào có ý kiến thắc mắc thì T sẵn sàng đưa ra các minh chứng rất rõ ràng làm cho các bạn không thể phản ứng lại.

Tình huống 2: Trong lớp học, X được khen là bạn nữ dịu dàng, khéo léo và không để mất lòng ai. Trong các buổi học nhóm, nếu có tranh luận xảy ra, mặc dù biết rõ ai đúng, ai sai nhưng X cũng không đưa ra ý kiến vì không muốn mất lòng các bạn.

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1: T có thái độ khá quyết liệt và thẳng thắn, nhưng cách tiếp cận của T có thể gây ra sự bất mãn và khó chịu cho một số người trong nhóm. Việc chỉ ra nhược điểm của người khác không phải lúc nào cũng là cách hiệu quả để giúp họ tiến bộ. Điều này có thể làm cho mối quan hệ giữa T và những người được chỉ ra nhược điểm trở nên căng thẳng và khó khăn hơn trong việc làm việc với nhau trong tương lai. Nếu T muốn giúp đỡ các bạn khác tiến bộ, có thể đề xuất một phương pháp khác để thúc đẩy sự phát triển của họ một cách tích cực hơn.

Tình huống 2: Mặc dù X có thái độ dịu dàng và không muốn làm mất lòng ai, nhưng việc không đưa ra ý kiến trong các tranh luận có thể khiến X bị coi là không đủ quyết đoán và có thể không được tin tưởng trong nhóm. Nếu X luôn tránh tranh luận và không đưa ra ý kiến của mình, có thể làm cho các bạn khác không biết X nghĩ gì và sẽ không thể đưa ra quyết định hoặc làm việc hiệu quả. X nên học cách giao tiếp và thể hiện ý kiến của mình một cách tế nhị và khéo léo, đồng thời lắng nghe và đồng cảm với các bạn khác để tạo ra mối quan hệ tốt hơn trong nhóm.

Câu hỏi 3. Chia sẻ điểm mạnh, điểm yếu và cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của em

Hướng dẫn trả lời:

Điểm mạnh của em là sự ham học hỏi và năng động. Em luôn luôn tìm hiểu những điều mới mẻ và học hỏi kiến thức mới. Để phát huy điểm mạnh của mình, em sẽ tiếp tục tìm kiếm kiến thức mới, tham gia vào các hoạt động học tập và rèn luyện bản thân. Em cũng sẽ cố gắng duy trì động lực và tinh thần năng động của mình để không bị sa sút trong quá trình phát triển.

Tuy nhiên, điểm yếu của em là khả năng tổ chức công việc và quản lý thời gian chưa tốt. Đôi khi em có xu hướng lơ là, lười biếng và không chú ý đến thời gian hoặc những việc cần làm. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của em và khiến em cảm thấy bị áp lực trong một số tình huống. Để khắc phục điểm yếu của mình, em sẽ cố gắng thực hiện kế hoạch và lên lịch làm việc để có thể quản lý thời gian và công việc hiệu quả hơn. Em cũng sẽ cố gắng tập trung vào một công việc một cách chủ động và có trách nhiệm. Ngoài ra, em cũng sẽ cố gắng tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác, nhờ họ giúp em đưa ra các kế hoạch và lên lịch làm việc hiệu quả hơn.

Nhiệm vụ 4. Điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi

Câu hỏi 1. Xác định những điều có thể thay đổi ở bản thân và những thuận lợi, khó khăn khi thay đổi những điều đó

Hướng dẫn trả lời:

Sự thay đổi của bản thân:

  • Thay đổi về năng lực, kĩ năng, thái độ, quan điểm,...
  • Thay đổi về môi trường học tập, giao tiếp,...
  • ...

Thuận lợi và khó khăn khi thay đổi:

  • Có năng lực, kĩ năng để có thể đáp ứng những nhiệm vụ phức tạp hơn
  • Chưa kịp chuẩn bị một số kĩ năng điều chỉnh bản thân nên khó thích ứng
  • ...

Câu hỏi 2. Giải thích tại sao mỗi cá nhân cần phải thích ứng với sự thay đổi

Hướng dẫn trả lời:

  • Sự thay đổi là quy luật tất yếu của sự vật, hiện tượng
  • Thích ứng với sự thay đổi để hòa nhập và phát triển
  • ...

Câu hỏi 3. Thảo luận cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi

Hướng dẫn trả lời:

  • Chuẩn bị tâm thế trước sự thay đổi
  • Thay đổi cách suy nghĩ luôn theo hướng tích cực
  • Kiểm soát cảm xúc để ứng xử hợp lí với sự thay đổi
  • Điều chỉnh cách giao tiếp phù hợp với đối tượng
  • Rèn luyện sức khỏe để thích ứng với môi trường tự nhiên luôn thay đổi
  • ...

Câu hỏi 4. Kể lại tình huống mà em đã điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi đó

Hướng dẫn trả lời:

Ví dụ:

Sau khi em học xong lớp 10, em đã theo bố mẹ lên thành phố, đồng nghĩa với việc em phải chuyển tới một ngôi trường hoàn toàn mới. Ban đầu, em cảm thấy rất khó khăn và bối rối vì phải thích nghi với môi trường mới, giáo viên mới và bạn mới. Nhưng sau đó, em đã tham gia các hoạt động của trường như thể thao, câu lạc bộ và các hoạt động ngoại khóa khác. Điều này giúp em gặp gỡ và kết bạn với những người có sở thích và chung ý tưởng với mình. Bên cạnh đó, em cũng đã nỗ lực học tập. Em chú ý nghe giảng và làm bài tập cẩn thận, gặp câu hỏi khó em sẽ chủ động hỏi giáo viên. Bằng cách này, em đã trở nên tự tin hơn trong việc học tập và cảm thấy thoải mái hơn với môi trường học tập mới.

Câu hỏi 5. Chia sẻ cảm xúc của em khi thích ứng được với sự thay đổi trong cuộc sống

Hướng dẫn trả lời:

Khi em thích ứng được với sự thay đổi trong cuộc sống, em cảm thấy hài lòng và tự tin. Em cảm thấy hài lòng vì đã vượt qua được thử thách và đạt được mục tiêu của mình. Em cũng cảm thấy tự tin hơn về khả năng của mình trong việc đối mặt và vượt qua các trở ngại trong cuộc sống.

Ngoài ra, em cũng cảm thấy thoải mái hơn với sự thay đổi và nhận thức được rằng cuộc sống là không ngừng thay đổi và phải thích ứng với sự thay đổi để tiến bộ. Điều này giúp em trở nên linh hoạt và sẵn sàng đối mặt với những thay đổi tiếp theo trong cuộc sống.

Nhiệm vụ 5. Thực hành điều chỉnh bản thân

Câu hỏi 1. Đóng vai các nhân vật điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi trong các tình huống

Tình huống 1: Gia đình A đang sống rất hạnh phúc, A được bố mẹ quan tâm, chiều chuộng. Hằng ngày, A thường thấy gương mặt vui về của bố sau mỗi buổi đi làm về và nghe bố kể về những thành công trong công việc ở nhà máy. Bỗng dưng tai hoạ ập đến, bố A vĩnh viễn mất đi sức lao động sau một tai nạn giao thông. Nếu là A, em sẽ làm gì?

Tình huống 2: Từ nhỏ T thường học ở trường gần nhà. Năm nay, gia đình T chuyển đến nơi ở mới và T cũng phải chuyển trường. Nếu là T, em cần làm gì để có thể thích ứng tốt với sự thay đổi?

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1: Nếu là A, em tôi sẽ nỗ lực để hỗ trợ mẹ và gia đình của mình trong thời gian khó khăn, như giúp đỡ trong việc chăm sóc nhà cửa.

Tình huống 2:

Nếu em là T, em sẽ:

  • Xem đây như một cơ hội để tìm hiểu về môi trường mới, gặp gỡ những người mới và khám phá những thứ mới.
  • Tham gia vào các hoạt động ở trường mới để kết nối với bạn bè mới và xây dựng mối quan hệ.
  • Giữ cho mình một thái độ tích cực và luôn cố gắng hòa nhập với cộng đồng mới.
  • Học tập tình huống mới và nỗ lực để hiểu và thích ứng với các giáo viên và học sinh mới.

Câu hỏi 2. Nhận xét các phương án điều chỉnh bản thân của các bạn và rút ra bài học cho bản thân

Hướng dẫn trả lời:

Rút ra bài học xem các phương án đấy đã thực sự có ích và giúp em thực hiện điều chỉnh bản thân hay chưa.

Nhiệm vụ 6. Thực hiện một số biện pháp quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau

Câu hỏi 1. Thực hiện một số biện pháp để quản lí cảm xúc

Hướng dẫn trả lời:

Điều chỉnh các hoạt động của cơ thể để quản lí cảm xúc.

  • Biểu biện cơ thể khi tức giận, lo lắng: tim đập nhanh; mặt đỏ bừng....
  • Điều chỉnh hoạt động cơ thể: hít thở thật sâu; cố gắng thả lỏng toàn bộ cơ thể...

Thay đổi suy nghĩ.

  • Đặt mình vào vị trí người khác để hiểu cảm xúc của họ và thông cảm, thấu hiểu với những cảm xúc ấy, cố gắng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ.
  • Không vội vàng phản ứng đề cảm xúc không ảnh hưởng đến bản thân và người khác trong từng tình huống.
  • ...

Sử dụng ngôn ngữ để quản lí cảm xúc.

  • Tích cực dùng ngôn ngữ động viên, khích lệ chính bản thân.
  • Không than thân trách phận để tránh những cảm xúc tiêu cực cho chính mình.
  • Tăng cường khen, ghi nhận những điểm tích cực, tiến bộ của mọi người.
  • Không chế bai, không phản ứng gay gắt hay bác bỏ ý kiến người khác.
  • Nói năng hoà nhã, nhẹ nhàng để không xảy ra xung đột trong các mối quan hệ.
  • ...

Câu hỏi 3. Thực hành ứng xử của em trong các tình huống dưới đây

Tình huống 1: Trong lớp có ba bạn chơi thân với nhau, bạn nữ tên H và hai bạn nam tên M và Q. Gần đây, H thể hiện thân thiện với M hơn. Q cảm thấy chạnh lòng và không biết nên phải làm gì và thể hiện thế nào cho phù hợp. Nếu là Q em nên làm gì?

Tình huống 2: Đi học về muộn, bố hỏi K: Hôm nay con lại đi chơi đâu mà về muộn thế? Nghe thấy vậy, K bức xúc nói: Tại sao bố mẹ lúc nào cũng nghĩ con đi chơi là sao, con còn bao nhiêu việc khác chứ K vùng vàng bỏ vào phòng, đóng sập cửa lại. Nếu là K, em nên làm gì?

Tình huống 3: T nhận được tin đạt giải cao trong kì thi học sinh giỏi của trường. Vừa về đến nhà, T gọi to: Bố mẹ ơi, con đạt được ước mơ rồi. Đúng lúc đó, bố mẹ đang mắng em trai về việc chính mảng trong học tập. Bố mẹ chúc mừng T và nêu gương luôn cho em trai. Cảm xúc của T trùng xuống. T nên ứng xử thế nào trong trường hợp này? T nên trao đổi với bố mẹ về cách ứng xử như thế nào với em trai để em không bị khó xử.

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1: Nếu là Q, em nên trò chuyện với H để hiểu rõ hơn về tình bạn giữa cô ấy và M. Em có thể thể hiện sự quan tâm đến H và thảo luận cùng cô ấy về tình bạn của họ. Đồng thời, em cũng có thể tìm cách thể hiện sự quan tâm đến M và tạo mối quan hệ tốt đẹp với cả hai bạn bằng cách tặng quà, tổ chức một buổi đi chơi hay mời cả hai bạn đến nhà để ăn tối.

Tình huống 2: Nếu là K, em nên bình tĩnh và lắng nghe ý kiến của bố. Sau đó, em có thể giải thích rõ ràng cho bố hiểu lý do vì sao em về muộn và cũng nên xin lỗi vì đã làm bố lo lắng. Em có thể thể hiện sự trách nhiệm và cam kết sẽ không để bố mẹ lo lắng về mình nữa.

Tình huống 3: Nếu là T, em nên bày tỏ niềm vui và tình cảm của mình với bố mẹ, nhưng đồng thời em cũng nên cho thấy em đang quan tâm đến em trai bằng cách nói chuyện và tìm cách giúp đỡ em trai trong việc học tập. Nếu bố mẹ đang mắng em trai vì lý do học tập, em có thể trao đổi với bố mẹ về cách thức động viên và giúp đỡ em trai một cách tích cực, thay vì chỉ trích hay phản đối bố mẹ.

Câu hỏi 3. Chia sẻ những tình huống giao tiếp mà em đã kiểm soát cảm xúc để ứng xử phù hợp

Hướng dẫn trả lời:

Ví dụ: Em gái 3 tuổi làm hỏng chiếc váy yêu thích của em, em rất tức giận, muốn mắng và đánh em gái một trận, nhưng em đã kiềm chế cảm xúc, chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng rằng không được đụng vào đồ của mình nữa

Tìm kiếm google: Giải HĐTN 11 CTST bản 1 chủ đề 2 Tự tin và thích ứng với sự thay đổi , giải Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 CTST bản 1 chủ đề 2 Tự tin và thích ứng với sự thay đổi , giải sách giáo khoa HĐTN 11 Chân trời sáng tạo bản 1chủ đề 2 Tự tin và thích ứng với sự thay đổi

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net