Hướng dẫn giải chi tiết chủ đề 9 Rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp sách mới Hoạt động trải nghiệm 12 kết nối tri thức. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
1. Xác định khả năng, sở thích của bản thân.
2. Xác định những nhóm nghề/nghề phù hợp với khả năng, sở thích của bản thân.
3. Chia sẻ với thầy cô, các bạn về nghề em định lựa chọn và giải thích lí do
Bài làm chi tiết:
1. Khả năng, sở thích của bản thân:
- Nhanh nhẹn
- Thân thiện, quảng giao
- Thích khám phá các nền văn hoá, ẩm thực
- Thích được đi du lịch nhiều nơi
2. Những nhóm nghề/nghề phù hợp với khả năng, sở thích của bản thân:
- Sở thích, khả năng của bản thân:
+ Thích được tiếp xúc với nhiều người
+ Thích được đi nhiều nơi.
+ Học tốt môn Tiếng Anh.
+ Sức khỏe tốt.
=> Các nghề phù hợp:Hướng dẫn viên du lịch, Tiếp viên hàng không.
- Sở thích, khả năng của bản thân:
+ Khéo tay
+ Nhân hậu.
+ Cẩn thận, chu đáo.
+ Thích chăm sóc người khác.
+ Học tốt môn Sinh học, Hoá học.
=> Các nghề phù hợp: Bác sĩ chuyên khoa, Điều dưỡng.
3. - Nghề em định lựa chọn: hướng dẫn viên du lịch
- Lí do chọn nghề đó:
+ Có cơ hội đặt chân đến vùng đất mới;
+ Được trải nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa mới
+ Được tiếp xúc với nhiều con người mới ở khắp mọi miền
1. Chỉ ra lí do chuyển đổi nghề của nhân vật trong các trường hợp dưới đây:
+ Trường hợp 1:
Chị Mai Lan là một tiếp viên hàng không. Sau một số năm công tác, chị xây dựng gia đình và sinh con. Do đặc thù của nghề tiếp viên hàng không thường xuyên phải xa nhà, không có điều kiện chăm sóc con nhỏ, vì vậy chị đã quyết định chuyển nghề sang làm nhân viên văn phòng.
+ Trường hợp 2:
Anh Kiên là một vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp, có thành tích thi đấu nổi bật ở nhiều giải đấu lớn trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, sau nhiều năm thi đấu, anh không đủ sức khoẻ để đáp ứng được yêu cầu của một vận động viên bóng rổ đỉnh cao nữa. Anh quyết định chuyển nghề sang làm huấn luyện viên cho đội tuyển bóng rổ trẻ của tỉnh.
2. Thảo luận, phân tích các yếu tố tác động đến việc chuyển đổi nghề.
Bài làm chi tiết:
1. Lí do chuyển đổi nghề của nhân vật trong các trường hợp:
- Trường hợp 1: Do đặc thù của nghề tiếp viên hàng không thường xuyên phải xa nhà nên chị nghỉ công việc tiếp viên hàng không và chuyển sang làm nhân viên văn phòng để có thời gian chăm sóc con nhỏ
- Trường hợp 2: Do anh Kiên không đủ sức khoẻ để đáp ứng được yêu cầu của một vận động viên bóng rổ đỉnh cao nữa nên anh quyết định chuyển nghề sang làm huấn luyện viên cho đội tuyển bóng rổ trẻ của tỉnh.
2. Các yếu tố tác động đến việc chuyển đổi nghề:
- Yếu tố chủ quan
+ Không còn sự nhiệt huyết với nghề nghiệp hiện tại.
+ Không đủ sức khoẻ để đáp ứng yêu cầu của nghề.
+ Mong muốn một công việc có thu nhập tốt hơn.
+ Muốn tìm kiếm một công việc được thỏa sức sáng tạo hơn.
+ Mong muốn có cơ hội thăng tiến rõ ràng hơn.
+ Mong muốn được trải nghiệm nhiều công việc khác nhau.
- Yếu tố khách quan
+ Do hoàn cảnh gia đình.
+ Nghề đang làm không còn khả năng phát triển.
1. Chia sẻ về một người thành công hoặc đã thất bại khi chuyển đổi nghề mà em biết.
2. Phân tích những phẩm chất, năng lực của người đó liên quan đến việc thành công hay thất bại khi chuyển đổi nghề.
3. Thảo luận, xác định những phẩm chất, năng lực người lao động cần có để có thể chuyển đổi nghề khi cần thiết.
Bài làm chi tiết:
1. Một người thành công khi chuyển đổi nghề mà em biết là: Diễn viên Dwayne Johnson (The Rock) khởi đầu là một đô vật danh tiếng, sau đó chuyển sang diễn xuất. Từ đó đến nay, anh sở hữu sự nghiệp diễn xuất đồ sộ với trên dưới 60 dự án,
thành công với nhiều bộ phim nổi tiếng
2. Những phẩm chất, năng lực của Dwayne Johnson liên quan đến việc thành công khi chuyển đổi nghề:
- Không ngừng học hỏi, luyện tập những kĩ năng, kiến thức mới
- Sự chăm chỉ, cầu tiến trong công việc
- Sự kiên trì, không bỏ cuộc khi đối mặt với khó khăn
3. Những phẩm chất, năng lực người lao động cần có để có thể chuyển đổi nghề khi cần thiết:
- Phẩm chất: cầu thị, tự tin, vượt khó, kiên trì, ham học hỏi,...
- Năng lực: thích ứng, tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề,...
1. Lựa chọn một nghề cụ thể trong xã hội hiện đại và xác định yêu cầu về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đối với nghề đó.
2. Chia sẻ kết quả
Bài làm chi tiết:
Ví dụ: Nghề em định lựa chọn là Điều dưỡng
Yêu cầu của nghề Điều dưỡng | Phẩm chất, năng lực, hứng thú, sở trường của bản thân | Phù hợp |
Nhân hậu, thương người, cảm thông và chia sẻ | Thích chăm sóc người khác Luôn cảm thông, giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh | ✓ |
Trung thực | Trung thực trong học tập và trong cuộc sống. | ✓ |
Khả năng giao tiếp tốt, phong thái cởi mở, biết tạo sự tin cậy. | Thích giao tiếp, trò chuyện với mọi người. | ✓ |
Có khả năng tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu. | Có khả năng tự học, khả năng thiết kế và tổ chức hoạt động của nhóm, lớp. | ✓ |
Kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cẩn thận, tỉ mỉ. | ||
Có đôi bàn tay khéo léo. | Khéo tay | ✓ |
Có sức khoẻ tốt, thần kinh vững vàng. |
1. Xác định những phẩm chất, năng lực cần có của nhân vật trong mỗi trường hợp dưới đây để có thể chuyển đổi nghề thành công.
+ Tình huống 1:
Thuỳ Dung là một diễn viên múa ba lê. Do hiện tại đã 35 tuổi và thích làm việc với trẻ em nên Thuỳ Dung muốn chuyển nghề sang làm giáo viên dạy múa ở nhà văn hoá thiếu nhi của địa phương.
+ Tình huống 2:
Đăng Nguyên tốt nghiệp khoa Tiếng Anh của Trường Đại học Ngoại ngữ và hiện đang làm nghề biên tập viên của một nhà xuất bản. Tuy nhiên, sau một vài năm công tác, anh thấy mình không phù hợp với nghề này. Anh muốn chuyển sang làm nghề hướng dẫn viên du lịch để được đi nhiều nơi và được trải nghiệm nhiều nền văn hoá khác nhau.
2. Đánh giá sự phù hợp của phẩm chất, năng lực hiện có của bản thân so với những yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần có của người lao động để có thể chuyển đổi nghề khi cần thiết.
3. Chia sẻ kết quả đánh giá của em với thầy cô và các bạn.
Bài làm chi tiết:
1. Những phẩm chất, năng lực cần có của nhân vật trong mỗi trường hợp để có thể chuyển đổi nghề thành công:
- Tình huống 1:
+ Thích giao tiếp, tương tác với trẻ em
+ Yêu trẻ em, kiên trì, nhẫn nại khi dạy học
+ Có trách nhiệm, đạo đức với nghề
- Tình huống 2:
+ Có khả năng lên kế hoạch, sắp xếp, quản lý công việc
+ Thân thiện, quảng giao, có khả năng giao tiếp, kết nối với mọi người
+ Có kiến thức chuyên môn, hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực du lịch
2. Đánh giá sự phù hợp của phẩm chất, năng lực hiện có của bản thân so với những yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần có của người lao động để có thể chuyển đổi nghề khi cần thiết:
STT | Phẩm chất, năng lực cần có để có thể chuyển đổi nghề | Đánh giá phẩm chất, năng lực của bản thân | |
Phù hợp | Chưa phù hợp | ||
1 | Kiên trì | ✓ | |
2 | Tự tin | ✓ | |
3 | Vượt khó | ✓ | |
4 | Cầu thị, ham học hỏi | ✓ | |
5 | Năng lực tự học | ✓ | |
6 | Năng lực thích ứng | ✓ | |
7 | Năng lực giải quyết vấn đề | ✓ | |
8 | Năng lực sáng tạo | ✓ | |
9 | .... |
1. Lập kế hoạch để rèn luyện những phẩm chất, năng lực của bản thân theo yêu cầu của nghề định lựa chọn và yêu cầu để có thể chuyển đổi nghề khi cần thiết.
2. Chia sẻ kế hoạch rèn luyện của em với thầy, cô giáo và các bạn.
3. Rèn luyện phẩm chất, năng lực của bản thân theo kế hoạch đã xây dựng và chia sẻ kết quả.
Bài làm chi tiết:
1. Mẫu kế hoạch:
Ví dụ: Nghề em chọn là nghề Điều dưỡng.
STT | Phẩm chất, năng lực em cần rèn luyện | Biện pháp rèn luyện | Thời gian thực hiện |
1 | Tính kiên trì | - Xác định mục đích rõ ràng. - Kiên định thực hiện theo kế hoạch, không dao động trước những áp lực tiêu cực. - Có kế hoạch thực hiện cụ thể, liên tục. | Hằng ngày |
2 | Năng lực giao tiếp | - Tham gia câu lạc bộ về kĩ năng giao tiếp. - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do nhà trường và địa phương tổ chức. - Tăng cường giao tiếp với bạn bè, thầy cô, những người thân trong gia đình và những người xung quanh. | - Mỗi tuần một buổi. - Theo lịch của nhà trường và địa phương. - Hàng ngày. |
3 | Năng lực thích ứng | - Đặt ra những thử thách cho bản thân, nhận những nhiệm vụ mới, đề xuất những ý tưởng mới trong các hoạt động chung. - Lắng nghe, quan sát, học hỏi từ những người xung quanh. - Thử sức trong các vai trò lãnh đạo, quản lí nhóm, tổ, lớp,... khi có cơ hội. - Quan tâm đến cảm xúc của bản thân. | Hằng ngày |
4 | ... |
2. Chia sẻ kế hoạch rèn luyện của em với thầy, cô giáo và các bạn.
3. Rèn luyện phẩm chất, năng lực của bản thân theo kế hoạch đã xây dựng và chia sẻ kết quả.
1. Thiết kế một sản phẩm thể hiện sự tự tin về bản thân, tự tin về định hướng nghề nghiệp của mình.
2. Giới thiệu sản phẩm đã thiết kế.
Bài làm chi tiết:
1. Thiết kế một sản phẩm thể hiện sự tự tin về bản thân, tự tin về định hướng nghề nghiệp của mình:
- Hình thức thể hiện sản phẩm:
+ Sơ đồ tư duy.
+ Đoạn phim ngắn.
+ Tranh vẽ.
+ Bài giới thiệu trên mạng xã hội.
+ Bài thuyết trình.
- Nội dung sản phẩm:
+ Giới thiệu những ngành, nghề mình yêu thích, muốn lựa chọn.
+ Giới thiệu phẩm chất, năng lực, sở thích, tính cách của bản thân.
+ Thể hiện quyết tâm rèn luyện của bản thân theo định hướng nghề nghiệp.
2. Giới thiệu sản phẩm đã thiết kế.
Lưu ý khi giới thiệu sản phẩm:
- Tư thế chững chạc, tự nhiên.
- Có sự tương tác với người nghe.
- Nói to, rõ ràng.
- Thái độ vui vẻ, cởi mở.
1. Lựa chọn môi trường và thực hiện rèn luyện
2. Viết báo cáo, ghi lại kết quả, cảm xúc của em và những khó khăn, thách thức mà em gặp phải trong quá trình rèn luyện
3. Báo cáo kết quả rèn luyện của em với bạn bè, thầy, cô giáo, người thân trong gia đình và tìm kiếm sự hỗ trợ của mọi người khi cần thiết
Bài làm chi tiết:
1. Lựa chọn môi trường và thực hiện rèn luyện:
- Gia đình
- Nhà trường
- Xã hội
2. Viết báo cáo, ghi lại kết quả trong quá trình rèn luyện
3. Báo cáo kết quả
Giải Hoạt động trải nghiệm 12 kết nối tri thức, Giải chủ đề 9 Rèn luyện phẩm chất, năng Hoạt động trải nghiệm 12 kết nối tri thức, giải Hoạt động trải nghiệm 12 kết nối chủ đề 9 Rèn luyện phẩm chất, năng