Hướng dẫn giải tuần 8 sách mới Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Tham gia trò chuyện với thầy cô giáo về những cách kiểm soát cảm xúc hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày
Chia sẻ những điều em học được sau buổi trò chuyện
Bài làm chi tiết:
Những cách kiểm soát cảm xúc hiệu quả:
Lắng nghe bản thân trước khi thể hiện cảm xúc
Không tự luôn cho mình là đúng.
Biết lắng nghe và đưa ra giải pháp hợp lý.
Không ăn thua trong lời nói.
Không nên phàn nàn hay đổ lỗi.
Luôn giữ tâm trạng tố
Sau cuộc trò chuyện, em đã biết thêm những cách hiệu quả để kiểm soát cảm xúc. Bên cạnh đó, em cũng biết được những hậu quả tiêu cực nếu không biết cách kiểm soát tốt cảm xúc của mình
3. Thiết kế Bí kíp kiểm soát cảm xúc
Thảo luận xây dựng Bí kíp kiểm soát cảm xúc theo Bài làm chi tiết:
Xác định các cảm xúc cần kiểm soát
Nêu những việc cần làm để kiểm soát cảm xúc
Thiết kế Bí kíp kiểm soát cảm xúc của em
Giới thiệu Bí kíp kiểm soát cảm xúc trước lớp
Bài làm chi tiết:
Cảm xúc | Cách kiểm soát cảm xúc |
Tức giận | - Hít thở sâu và thả lỏng cơ thể - Tránh xa khỏi nơi đó - Dành thời gian kiềm chế sự tức giận |
Buồn bã | - Chia sẻ với những người bạn bè, gia đình - Tìm những niềm vui để quên đi nỗi buồn |
Lo lắng | - Chia sẻ với người mình tin tưởng - Tự động viên bản thân - Suy nghĩ tích cực |
Vui quá mức | - Kiềm chế cảm xúc, tránh bộc lộ quá nhiều ra bên ngoài - Kể niềm vui đó cho bạn bè |
Lo sợ | - Chia sẻ với bạn bè, gia đình, người tin cậy - Tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề mà mình đang sợ |
4. Thực hành kiểm soát cảm xúc
Thảo luận về cách kiểm soát cảm xúc trong các tình huống sau:
Tình huống 1: Trong giờ ra chơi, bạn Xuân nói những điều chế nhạo Lan, các bạn xung quanh cười ầm lên.
Nếu là Lan, em sẽ làm gì
Tình huống 2: Minh đi vào phòng, thấy em bé đang vẽ nguệch ngoạc vào sách của Minh.
Nếu là Minh, em sẽ làm gì?
Tình huống 3: Trên đường đi học về, Long thấy một nhóm bạn đang đá bóng ở sân chơi của khu phố. Bỗng quả bóng sút thẳng về phía Long, Long ngã ra đất và cảm thấy rất đau
Nếu là Long, em sẽ làm gì?
Đóng vai thực hành kiểm soát cảm xúc
Đánh giá về khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân sau khi đóng vai
Bài làm chi tiết:
a, Thảo luận về cách kiểm soát cảm xúc
Tình huống 1: Nếu là Lan, em sẽ cố gắng làm như sau:
Tự nhận ra cảm xúc của mình.
Tránh nhóm bạn cười và tìm một nơi yên tĩnh.
Tự nghĩ về những điều tích cực và không để ý đến lời chế nhạo.
Nếu cần, nói chuyện với Xuân một cách lịch sự và giải quyết vấn đề.
Tình huống 2: Nếu là Minh, em sẽ làm như sau:
Giữ bình tĩnh và không tức giận.
Nói với em bé một cách lịch sự và yêu cầu em bé không vẽ trên sách.
Nếu em bé không nghe, tìm sự giúp đỡ từ người lớn.
Tình huống 3: Nếu là Long, em sẽ làm như sau:
Tìm nơi an toàn và kiểm tra thân thể.
Thực hiện hơi thở sâu và thư giãn cơ thể.
Tìm sự giúp đỡ từ bạn bè hoặc người lớn xung quanh.
Chia sẻ những điều đã viết và đặt vào góc Giải toả cảm xúc.
b, Đánh giá khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân: Em thấy mình kiểm soát cảm xúc khá tốt. Tuy nhiên, thi thoảng em cũng bị mất bình tĩnh. Em thấy mình cần rèn luyện thêm khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân
Viết những thông điệp về cách kiểm soát cảm xúc của bản thân gửi tới các bạn trong lớp
Thảo luận về cách sử dụng góc Giải toả cảm xúc
Bài làm chi tiết:
Những thông điệp về kiểm soát cảm xúc
Khi tức giận, bạn hãy hít một hơi thật sâu và suy nghĩ kĩ trước khi nói hay hành động việc gì đó
Hãy luôn luôn nhìn người khác bằng thái độ tích cực và nhân ái, bạn sẽ tránh được những cảm xúc tiêu cực nảy sinh trong tâm hồn
Ngưng than vãn và thay vào đó hãy dùng những từ ngữ mang tính khích lệ, động viên tinh thần
Giải chi tiết Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều, giải Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều tuần 8 , Giải tuần 8 Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều