Giải chi tiết Lịch sử 12 KNTT bài 13 Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)

Hướng dẫn giải chi tiết bài 13 Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) bộ sách mới Lịch sử 12 tập 1 Kết nối tri thức. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

KHỞI ĐỘNG

A close-up of a poster

Description automatically generated

Trong cuốn sách Việt Nam: Nhỏ nước, chiến tranh và cách mạng (1945 1946), khi viết về hoạt động đối ngoại của Việt Nam, Đa với Ma nhà sử học người Mỹ đã nhận xét: “Việt Nam có kỹ năng xử lí các tinh hưởng ngoại giao phức tạp, sẵn sàng nhượng bộ khi cần thiết để đạt được mục tiêu và sẵn sàng điều chỉnh chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh thay đổi. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam đóng vai trò to lớn đối với kết quả của các cuộc kháng chiến mà Việt Nam đã đi qua đó là một yếu tố hết sức quan trọng đóng góp vào chiến thắng cuối cùng của người Việt Nam".

Vì sao Đa-vít Ma đưa ra nhận xét như vậy? Hãy chia sẻ những điều em biết về hoạt động đội ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).

Bài giải chi tiết:
* Đa-vít Ma, trong cuốn sách "Việt Nam: Nhỏ nước, chiến tranh và cách mạng (1945-1946)", có thể đưa ra nhận xét như trên vì ông nhìn nhận và đánh giá sự linh hoạt và khả năng thích ứng của Việt Nam trong quá trình thực hiện hoạt động đối ngoại: Việt Nam đã thể hiện sự nhạy bén, khả năng linh hoạt, và sự sáng tạo trong quá trình xử lý các vấn đề ngoại giao, đóng góp tích cực vào cuộc kháng chiến và đạt được chiến thắng cuối cùng của người Việt Nam.

* Những điều em biết về hoạt động đội ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975):  

Trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tập trung vào hoạt động đối ngoại, xây dựng liên minh quốc tế và tìm kiếm hỗ trợ. Chiến lược ngoại giao chủ yếu đặt nặng vào chủ trương hòa bình, đàm phán tài trợ quân sự và tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế, góp phần quan trọng vào chiến thắng tại Điện Biên Phủ năm 1954.

+ Trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa triển khai hoạt động đội ngoại tận dụng quốc tế hóa cuộc chiến. Chủ trương hòa bình, tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế, và thông điệp hòa giải là những yếu tố quan trọng. Ngoại giao khéo léo giúp Việt Nam Dân chủ Cộng hoà xây dựng mối quan hệ quốc tế mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng lịch sử năm 1975.

1. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 - 1954)

Câu hỏi: Hãy nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và cho biết ý nghĩa của những hoạt động đó. 

Bài giải chi tiết:

* Chính phủ Việt Nam đã gửi thư, công hàm để nghị Đại hội đồng Liên hợp quốc và các nước lớn công nhận Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 

Với Trung Hoa Dân quốc: ta chủ động vừa đấu tranh chính trị, vừa vận động ngoại giao; thực hiện các hoạt động hữu nghị, thân thiện và hoà hoãn để tranh thủ thời gian củng cố chính quyền cách mạng. 

Với Pháp: Việt Nam ký Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) đồng ý để quân đội Pháp thay quân đội Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản ở miền Bắc.  Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước Việt - Pháp (14 - 9 - 1946) để kéo dài thời gian hoà bình, chuẩn bị kháng chiến.

*Từ khi cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ (12 - 1946), Việt Nam vẫn thể hiện thiện chí hoà bình, kêu gọi nhân dân Pháp chống chiến tranh. 

*Từ năm 1950, hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được đẩy mạnh trên nhiều hướng, nhằm tranh thủ sự ủng hộ quốc tế để kết thúc chiến tranh bằng giải pháp ngoại giao khi có điều kiện.

- Năm 1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Đây là một thắng lợi chính trị to lớn, tạo tiền để cho những thắng lợi quân sự sau này.

- Năm 1951, Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tôn trọng chủ quyền của nhau.

* Tháng 5 - 1954, Hội nghị quốc tế về Đông Dương được tổ chức ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ). Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã kiên trì đấu tranh bảo vệ các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương. 

* Ngày 21 - 7 - 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết. Đây là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.

2. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 - 1975)

Câu hỏi: Hãy nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).

Bài giải chi tiết:

- Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết, hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 

+Tập trung đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ

+Củng cố quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế góp phần đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở miền Nam.

-Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chủ động kết hợp “vừa đánh, vừa đàm”, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới, 

+Đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh; 

+Tích cực vận động quốc tế công nhận Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

- Trên bàn đàm phán tại Hội nghị Pa-ri, đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam 

+Đưa ra các phương án yêu cầu Mỹ phải chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. 

- Ngày 27 – 1 – 1973, Hiệp định Pari được ký kết với điều khoản quan trọng: Mỹ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

- Hoạt động đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Lập bảng thống kê (theo gợi ý dưới đây vào vở) vẽ một số hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945 – 1975).

Giai đoạn

Một số hoạt động đối ngoại chủ yếu

Kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)

?

Kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)

?

Bài giải chi tiết:

Giai đoạn

Một số hoạt động đối ngoại chủ yếu

Kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)

* Chính phủ Việt Nam đã gửi thư, công hàm để nghị Đại hội đồng Liên hợp quốc và các nước lớn công nhận Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 

Với Trung Hoa Dân quốc: ta chủ động vừa đấu tranh chính trị, vừa vận động ngoại giao; thực hiện các hoạt động hữu nghị, thân thiện và hoà hoãn để tranh thủ thời gian củng cố chính quyền cách mạng. 

Với Pháp: Việt Nam ký Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) đồng ý để quân đội Pháp thay quân đội Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản ở miền Bắc.  Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước Việt - Pháp (14 - 9 - 1946) để kéo dài thời gian hoà bình, chuẩn bị kháng chiến.

*Từ khi cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ (12 - 1946), Việt Nam vẫn thể hiện thiện chí hoà bình, kêu gọi nhân dân Pháp chống chiến tranh. 

*Từ năm 1950, hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được đẩy mạnh trên nhiều hướng, nhằm tranh thủ sự ủng hộ quốc tế để kết thúc chiến tranh bằng giải pháp ngoại giao khi có điều kiện.

- Năm 1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Đây là một thắng lợi chính trị to lớn, tạo tiền để cho những thắng lợi quân sự sau này.

- Năm 1951, Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tôn trọng chủ quyền của nhau.

* Tháng 5 - 1954, Hội nghị quốc tế về Đông Dương được tổ chức ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ). Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã kiên trì đấu tranh bảo vệ các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương. 

* Ngày 21 - 7 - 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết. Đây là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.

 

Kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)

- Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết, hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tập trung đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, củng cố quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế góp phần đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở miền Nam.

- Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chủ động kết hợp “vừa đánh, vừa đàm”, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới, đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh; đồng thời, tích cực vận động quốc tế công nhận Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

- Trên bàn đàm phán tại Hội nghị Pa-ri, đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam lần lượt đưa ra các phương án yêu cầu Mỹ phải chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. 

- Ngày 27 – 1 – 1973, Hiệp định Pa-ri được kí kết với điều khoản quan trọng: Mỹ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

- Hoạt động đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn.

 

 

VẬN DỤNG

Câu 1: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet về những bài học rút ra từ hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945 - 1975). Theo em, bài học nào có thể vận dụng vào hoạt động đối ngoại của Việt Nam hiện nay?

Bài giải chi tiết:

Những bài học rút ra từ hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945 - 1975):

*Kiên định bảo vệ chủ quyền và độc lập: 

-Tính nhất quán và kiên định trong bảo vệ chủ quyền là chìa khóa quan trọng để duy trì uy tín và tôn vinh quyền lợi quốc gia.

* Hòa bình, hợp tác quốc tế: 

-Việc xây dựng mối quan hệ dựa trên tôn trọng, hòa bình và hợp tác có lợi là quan trọng để giữ vững ổn định trong khu vực và thế giới.

*Đa dạng hóa và mở rộng quan hệ đối ngoại: 

-Việc mở rộng và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại giúp Việt Nam tận dụng được cơ hội và đối mặt với thách thức từ nhiều phía.

*Tham gia tích cực vào cộng đồng quốc tế: 

-Việc tham gia vào các cơ quan và tổ chức quốc tế là cách hiệu quả để tăng cường tầm ảnh hưởng và đóng góp vào quy hoạch. 

*Đoàn kết quốc tế và xây dựng liên minh đối tác: 

-Việc xây dựng và duy trì mối quan hệ đối tác đa dạng và mở rộng sẽ giúp Việt Nam có thêm sức mạnh trong cộng đồng quốc tế ngày nay.

* Nắm vững cơ hội và thách thức: 

-Việt Nam cần nhận biết và tận dụng những cơ hội mới trong bối cảnh biến động thế giới và đối mặt với thách thức một cách sáng tạo.

- Theo em, tất cả bài học trên đều có thể vận dụng vào hoạt động đối ngoại của Việt Nam hiện nay. Từ bài học lịch sử trên, kế thừa, vận dụng sáng tạo quan điểm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc xử lý các vấn đề quốc tế và quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong tình hình mới.

Tìm kiếm google:

Giải lịch sử 12 kết nối tri thức, giải lịch sử 12 KNTT, giải bài 13 Hoạt động đối ngoại của Việt sử 12 kết nối

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 12 KNTT mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net