ĐƠN VỊ TRƯỜNG THCS…………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12
BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC
Họ tên người đánh giá:....................................................................................................
Đơn vị công tác: Trường THCS.......................................................................................
Số điện thoại:...................................................................................................................
Email:..............................................................................................................................
Nội dung góp ý:
Tên bài | Trang/ dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất | |
BÀI 1. LIÊN HỢP QUỐC | Trang 7 | Chiến tranh diễn ra càng khốc liệt thì ý tưởng về một tổ chức quốc tế thực sự có vai trò trong việc duy trì hoà bình thế giới càng rõ nét. | Bỏ. | Dòng 8 đã nêu sự cần thiết thành lập tổ chức quốc tế. | |
BÀI 2. TRẬT TỰ THẾ GIỚI TRONG CHIẾN TRANH LẠNH | Trang 9 | …sự đối đầu giữa một bên là Mỹ đứng đầu Liên Xô… xã hội chủ nghĩa. | …sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ về mục tiêu chiến lược. | Nhấn mạnh sự đối lập về mục tiêu chiến lược của 2 khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. | |
| Trang 17 | Tác động của sự sụp đổ trật tự 2 cực Ianta, dẫn đến sự kết thúc Chiến tranh lạnh. | Chiến tranh lạnh kết thúc, hai năm sau trật tự Ianta mới hoàn toàn sụp đổ. | Thông tin chưa chính xác. | |
Trang 17 | Hãy tóm tắt những nét chính về quá trình hình thành và tồn tại của trật tự hai cực Ianta. | Bỏ câu 1 phần luyện tập. Thêm vào câu hỏi: Em hãy trình bày tác động của tình hình thế giới đối với Việt Nam. | Trùng lặp với câu hỏi ở mục 1. Giúp cho học sinh phát triển kỹ năng tìm hiểu, liên hệ thực tế. | ||
BÀI 7: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954) | Trang 38 | Nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá, những tàn dư của chế độ cũ còn hết sức nặng nề. | Nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá, những tàn dư của chế độ cũ còn hết sức nặng nề, nạn đói chưa được khắc phục, hơn 90% dân số nước ta bị mù chữ. | Khó khăn nước ta trước Cách mạng tháng Tám bên cạnh tàn dư chế độ cũ, hậu quả nặng nề nhất là nạn đói, dốt. | |
Trang 39 | Thiếu các thông tin về các sự kiện như: vì sao có Hiệp ước Hoa – Pháp? Thiếu chủ trương của Đảng, thiếu nội dung Hiệp định Sơ bộ, thiếu Tạm ước. | Cần viết rõ ràng nội dung. | Để học sinh hiểu được sự sáng suốt, linh hoạt trong lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. | ||
BÀI 8: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975) | Trang 46 | Bắc Ái (Ninh Thuận). | Bác Ái. | Sai tên địa danh. | |
Trang 47 | Dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ. | Dưới sự chỉ huy của "cố vấn" Mỹ. | Từ cố vấn này là theo nghĩa bóng để chỉ một lực lượng đứng ở phía sau, chứ không phải là cố vấn theo nghĩa đen. | ||
Trang 48 | Mỹ và quân đội Sài Gòn. | Mỹ và quân đội Sài Gòn vẫn do Mỹ cung cấp vũ khí và trang thiết bị chiến đấu hiện đại. | Trong các loại hình chiến đấu của Mỹ ở miền Nam Việt Nam đều do Mỹ cung cấp các vũ khí và trang thiết bị chiến đấu. | ||
BÀI 9: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975) | Trang 44 | Đây là loại hình chiến tranh được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn,... | Đây là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn. | Chiến tranh đặc biệt là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ để tiến hành xâm lược miền Nam Việt Nam. | |
| Trang 60 | Câu hỏi 2 phần Luyện tập và vận dụng. | Câu hỏi chưa ổn: - Nội dung của câu hỏi này trùng lắp lại các câu hỏi đã hỏi ở trang 56, 57, 58. - Ý nghĩa của 3 cuộc đấu tranh này tuy có điểm giống nhau nhưng vẫn có điểm khác nhau nên ở bảng câu hỏi cột ý nghĩa cần tách riêng để từ đó khái quát lại điểm điểm giống và khác nhau về mặt ý nghĩa. | Chưa ổn về nội dung. | |
Bài 15: KHÁI QUÁT CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HỒ CHÍ MINH | Trang 92 | 2. Tiểu sử và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. | Thêm hình ảnh hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh ở nước ngoài. | Bảng tóm tắt thông tin quá nhiều chữ, dễ gây quá tải kiến thức cho học sinh. Đồng thời làm cho các em dễ phát sinh tâm lý nhàm chán, sợ học vì quá nhiều thông tin cùng sự kiện. Thêm kênh hình ảnh để dễ dàng thu hút khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh. | |
|
………………….ngày……….tháng…….năm…….. GIÁO VIÊN |