Hướng dẫn giải chi tiết bài 8 Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 sách mới Lịch sử và địa lí 9 Cánh diều phân môn Lịch sử 9 Cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Ngày 4-10-1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên mang tên Spút-ních 1 lên quỹ đạo Trái Đất, mở đầu “Kỉ nguyên không gian” của nhân loại. Đây là một trong những thành tựu quan trọng của Liên Xô trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1945 đến năm 1991.
Vậy tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 như thế nào? Tại sao chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô lại sụp đổ?
Bài làm chi tiết:
- Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991:
Tình hình | Liên Xô | Các nước Đông Âu |
Chính trị | - Đối nội: + Củng cố hơn nữa chế độ xã hội chủ nghĩa, dân chủ xã hội, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. + Áp dụng những biện pháp kiên quyết để củng cố nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. + Tăng cường hoạt động của các cơ quan an ninh quốc gia, tòa án, viện kiểm sát đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô. - Đối ngoại + Chủ trương duy trì, bảo vệ hoà bình thế giới, thực hiện chính sách chung sống hoà bình, quan hệ hữu nghị với các nước. + Tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc. + Đối phó với Mỹ và phương Tây trong Chiến tranh lạnh | - Đối nội: + Nhà nước chuyên chính vô sản ngày càng được tăng cường, có kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân. + Các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ, văn hoá,... đóng vai trò lớn trong đời sống chính trị. - Đối ngoại: + Thiết lập quan hệ ngoại giao chặt chẽ với Liên Xô. + Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc. |
Kinh tế | - Từ năm 1946 đến năm 1950: Liên Xô thực hiện công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế đất nước. - Từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội thông qua các kế hoạch dài hạn. - Từ năm 1951 đến năm 1975: + Tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm của công nghiệp Liên Xô đạt 9,6%. + Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới. | - Trong những năm 1945 – 1949, cải cách ruộng đất, xoá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn..... - Trong giai đoạn 1950 – 1975, thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. - Đến những năm 70 của thế kỉ XX, với sự nỗ lực của nhân dân và sự giúp đỡ của Liên Xô, các nước Đông Âu đã đạt được những thành tựu to lớn |
Xã hội |
| - Xã hội có sự thay đổi: + Giai cấp bóc lột từng bước bị xoá bỏ + Công nhân và nông dân là hai giai cấp cơ bản của xã hội + Tầng lớp trí thức ngày càng đông lên về số lượng và có vai trò lớn đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. + Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân cũng được cải thiện rõ rệt. |
Văn hóa |
| Văn hóa: tiến hành cuộc cách mạng trong lĩnh vực văn hoá, nhằm xoá bỏ tư tưởng tư sản, xây dựng nền văn hoá, tư tưởng xã hội chủ nghĩa. |
- Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô lại sụp đổ vì:
Chưa khai thác tốt thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật
Vi phạm quyền dân chủ
Các đảng cộng sản, nhà nước mắc nhiều sai lầm về đường lối xây dựng mô hình kinh tế - xã hội
Chính sách cải tổ không phù hợp
Sự chống phá của các thế lực thù địch.…
Câu hỏi: Trình bày tình hình chính trị của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991
Bài làm chi tiết:
- Đối nôi:
Áp dụng những biện pháp kiên quyết để củng cố nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Củng cố hơn nữa chế độ xã hội chủ nghĩa, dân chủ xã hội, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Tăng cường hoạt động của các cơ quan an ninh quốc gia, toà án, viện kiểm sát đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô.
- Đối ngoại
Tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Chủ trương duy trì, bảo vệ hoà bình thế giới, thực hiện chính sách chung sống hoà bình, quan hệ hữu nghị với các nước.
Đối phó với Mỹ và phương Tây trong Chiến tranh lạnh
Câu hỏi: Trình bày tình hình kinh tế của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991
Bài làm chi tiết:
- Từ năm 1946 đến năm 1950:
+ Liên Xô thực hiện công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế đất nước.
+ Sau 4 năm 3 tháng, các chỉ tiêu đề ra cơ bản đạt được. Trong giai đoạn này, khoa học – kĩ thuật Liên Xô cũng có sự phát triển vượt bậc.
+ Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mỹ.
- Từ năm 1950 đến dầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội thông qua các kế hoạch dài hạn.
- Từ năm 1951 đến năm 1975:
+ Tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm của công nghiệp Liên Xô đạt 9,6%.
+ Năm 1970, sản lượng dầu mỏ đạt 353 triệu tấn, than đạt 624 triệu tấn và thép đạt 121 triệu tấn; sản lượng ngành điện lực đạt 440 tỉ ki-lô-oát giờ (gấp 352 lần năm 1913, bằng sản lượng điện của bốn nước lớn Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a cộng lại).
+ Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong mục 1, trình bày tình hình chính trị của Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
Bài làm chi tiết:
- Đối nội:
+ Nhà nước chuyên chính vô sản ngày càng được tăng cường, có kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân.
+ Các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ, văn hoá,... đóng vai trò lớn trong đời sống chính trị.
- Đối ngoại:
+ Thiết lập quan hệ ngoại giao chặt chẽ với Liên Xô.
+ Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc.
- Nhà nước dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu là chính quyền liên hiệp gồm đại biểu các giai cấp, các đảng phái chính trị từng tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít,... Chính quyền nhân dân được củng cố, vai trò lãnh đạo của các đảng cộng sản ngày càng được khẳng định. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa từng bước được xây dựng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, nâng cao.
- Từ cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng chính trị ngày càng sâu sắc.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong mục 2, trình bày tình hình kinh tế của Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
Bài làm chi tiết:
- Trong những năm 1945 – 1949, các nước Đông Âu tiến hành cải cách ruộng đất, xoá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, quốc hữu hóa các xi nghiệp lớn.....
- Trong giai đoạn 1950 – 1975, các nước Đông Âu thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
- Đến những năm 70 của thế kỉ XX, với sự nỗ lực của nhân dân và sự giúp đỡ của Liên Xô, các nước Đông Âu đã đạt được những thành tựu to lớn: xây dựng nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển nhanh chóng, điện khi hoa toàn quốc, đáp ứng nhu cầu lương thực và thực phẩm của nhân dân.... Các nước Đông Âu từng bước trở thành những nước công – nông nghiệp. Bộ mặt kinh tế, xã hội đất nước có sự thay đổi căn bản và sâu sắc.
Câu hỏi: Trình bày tình hình xã hội, văn hóa của Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Bài làm chi tiết:
- Xã hội có sự thay đổi:
+ Giai cấp bóc lột từng bước bị xoá bỏ
+ Công nhân và nông dân là hai giai cấp cơ bản của xã hội
+ Tầng lớp trí thức ngày càng đông lên về số lượng và có vai trò lớn đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân cũng được cải thiện rõ rệt.
- Văn hóa: tiến hành cuộc cách mạng trong lĩnh vực văn hoá, nhằm xoá bỏ tư tưởng tư sản, xây dựng nền văn hoá, tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
Câu hỏi: Giải thích sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô
Bài làm chi tiết:
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
- Các đảng cộng sản, nhà nước mắc nhiều sai lầm về đường lối xây dựng mô hình kinh tế - xã hội
- Chính sách cải tổ không phù hợp
- Chưa khai thác tốt thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật
- Vi phạm quyền dân chủ
- Sự chống phá của các thế lực thù địch.…
Câu 1: Lập bảng về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 vào vở ghi.
Bài làm chi tiết:
Tình hình | Liên Xô | Các nước Đông Âu |
Chính trị | - Đối nội:
- Đối ngoại
| - Đối nội:
- Đối ngoại:
|
Kinh tế | - Từ năm 1946 đến năm 1950: Liên Xô thực hiện công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế đất nước. - Từ năm 1950 đến dầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội thông qua các kế hoạch dài hạn. - Từ năm 1951 đến năm 1975:
| - Trong những năm 1945 – 1949, cải cách ruộng đất, xoá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, quốc hữu hóa các xi nghiệp lớn..... - Trong giai đoạn 1950 – 1975, thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. - Đến những năm 70 của thế kỉ XX, với sự nỗ lực của nhân dân và sự giúp đỡ của Liên Xô, các nước Đông Âu đã đạt được những thành tựu to lớn |
Xã hội |
| - Xã hội có sự thay đổi:
|
Văn hóa |
| Văn hóa: tiến hành cuộc cách mạng trong lĩnh vực văn hoá, nhằm xoá bỏ tư tưởng tư sản, xây dựng nền văn hoá, tư tưởng xã hội chủ nghĩa. |
Câu 2: Sưu tầm tài liệu về thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. Giới thiệu tài liệu đó với thầy cô và bạn học.
Bài làm chi tiết:
- Một số tài liệu:
TS. Đinh Thế Huynh: Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr.24.
Lịch sử Liên Xô (1917 – 1991)
Lịch sử Đông Âu (1917 - 1991)
- Giới thiệu:
Những tư liệu trên ghi nhận những Thành tựu cũng như hạn chế trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
Một số thành tựu chính như: Kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp); Văn hóa – Xã hội (giáo dục, y tế, khoa học – kĩ thuật).
Một số hạn chế: Hệ thống tập trung quan liêu bao cấp; Thiếu hụt các mặt hàng tiêu dùng; Tình trạng bất bình đẳng xã hội.
Giải lịch sử 9 Cánh diều, giải bài 8 Liên Xô và các nước Đông lịch sử 9 cánh diều, giải lịch sử và địa lí 9 cánh diều bài 8 Liên Xô và các nước Đông