Giải chi tiết Lịch sử 9 CTST bài 15 Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1950)

Hướng dẫn giải chi tiết bài 15 Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1950) sách mới Lịch sử và địa lí 9 Chân trời sáng tạo phân môn Lịch sử 9. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Hà Nội, vào lúc 8 giờ 3 phút tối 19 – 12- 1946, đèn điện phụt tắt. Đại bác của Vệ quốc quân từ pháo đài Láng khai hoa. Bầu trời Hà Nội đỏ rực “khói lửa ngợp trời”. Đó là những giờ phút mở đầu cho toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Cuộc kháng chiến đó đã bắt đầu như thế nào và giành được những thắng lợi tiêu biểu nào trong những năm đầu kháng chiến từ năm 1946 đến năm 1950?

Bài làm chi tiết: 

* Diễn biến bắt đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp:

Mặc dù đã ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), nhưng thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh các hoạt động khiêu khích ta. Nghiêm trọng hơn, ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng trong vòng 48 giờ. Ngày 18,19/12/1946, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định phát động kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. Vào lúc 20 giờ ngày 19/12/1946, cuộc khởi nghĩa bắt đầu nổ ra ở Hà Nội. Và ngay trong đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

* Thắng lợi tiêu biểu trong những năm đầu kháng chiến từ năm 1946 đến năm 1950: Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947, Chiến dịch Biên Giới thu – đông 1950.

1. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (năm 1945)

Câu hỏi: Trước ngày 19 - 12 - 1946, thực dân Pháp đã có những hành động gây chiến như thế nào? Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích như thế nào về lý do nhân dân Việt Nam buộc phải kháng chiến?

- Dựa vào tư liệu 15.1, 15.2 và 15.3, hãy nêu nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.

Bài làm chi tiết: 

* Những hành động gây chiến của thực dân Pháp trước ngày 19 - 12 - 1946:

– Mặc dù đã ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3 và Tạm ước ngày 14/9/1946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược:

+ Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp mở các cuộc tiến công.

+ Ở Bắc Bộ, hạ tuần tháng 11/1946, quân Pháp tiến công ở Hải Phòng, Lạng Sơn, cho quân đổ bộ lên Đà Nẵng, sau đó chiếm đóng Hải Phòng.

+ Tháng 12 – 1946, Pháp gây hấn ở Hà Nội, chiếm trụ sở Bộ Tài chính, gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún (Khu phố Yên Ninh)…

+ Ngày 18/12/1946, quân Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu không chúng sẽ dành toàn quyền hành động vào sáng ngày 20/12/1946.

– Tình thế khẩn cấp đã buộc Đảng và Chính phủ phải có quyết định kịp thời. Ngày 18 – 12 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

– Tối ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, phát động nhân dân cả nước kháng chiến chống Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích về lý do nhân dân Việt Nam buộc phải kháng chiến: Nếu tiếp tục nhân nhượng, thuận theo những điều kiện lúc này của thực dân Pháp thì đồng nghĩa với việc trao độc lập, chủ quyền của ta cho chúng. Nhân dân ta chỉ còn một con đường duy nhất là cầm vũ khí đứng lên.

Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng: Tổng Bí thư Trường Chinh đã xác định đường lối kháng chiến:

1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là sự tiếp tục của cuộc Cách mạng tháng Tám.

2. Kháng chiến toàn dân: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên chống thực dân Pháp cứu tổ quốc.

3. Kháng chiến toàn diện: Trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế,văn hoá.

4. Tự lực cánh sinh: Kháng chiến dựa vào sức mình là chính.

5. Kháng chiến trường kỳ: Theo 3 giai đoạn: Phòng ngự, cầm cự và tổng phản công.

2. Những thắng lợi quân sự tiêu biểu trong những năm đầu tiên của cuộc kháng chiến (1946 – 1950) 

Câu hỏi: Dựa vào các tư liệu 15.4, 15.5, 15.6, 15.7, 15.8, 15.9, 15.10 và thông tin trong bài, hãy mô tả những thắng lợi tiêu biểu trong những năm đầu tiên của cuộc kháng chiến. Theo em, những thắng lợi đầu tiên đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta?

Bài làm chi tiết: 

* Những thắng lợi tiêu biểu trong những năm đầu tiên của cuộc kháng chiến và ý nghĩa của những thắng lợi đầu tiên đó đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta:

- Cuộc chiến đấu ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16: Tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, giam chân chúng trong thành phố, làm thất bại một bước kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của chúng, tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.

- Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947:

+ Là chiến dịch phản công lớn đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

+ Chứng minh đường lối kháng chiến của Đảng là đúng, chứng minh tính vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc.

+ Làm thất bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của giặc Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài.

- Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950:

+ Là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến.

+ Mở đường liên lạc quốc tế, làm cho cuộc kháng chiến thoát khỏi tình thế bị bao vây cô lập.

+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc; bộ đội thêm trưởng thành và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm.

+ Giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

=> Thắng lợi quan trọng nhất

LUYỆN TẬP 

Câu hỏi: Hãy hoàn thành bảng thống kê các chiến thắng lớn về quân sự của Việt Nam trong giai đoạn đầu (1946-1950) của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp theo mẫu dưới đây:

Thời gian

Tên chiến thắng

Mục tiêu

Kết quả

Ý nghĩa

 

 

 

 

 

Bài làm chi tiết: 

Bảng thống kê các chiến thắng lớn về quân sự của Việt Nam trong giai đoạn đầu (1946 - 1950)

Thời gian

Tên chiến thắng

Mục tiêu

Kết quả

Ý nghĩa

19/12/1946

Cuộc chiến đấu ở ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16

Gây khó khăn cho địch, chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

Tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, giam chân chúng trong thành phố, làm thất bại một bước kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của chúng

Tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.

Tháng 6/1950

Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950

Tiêu hao một bộ phận sinh lực địch; khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, đồng thời tạo những thuận lợi mới thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.

Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 quân địch. Giải phóng đường biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng hành lang Đông – Tây. Thế bao vây của địch đối với căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ, kế hoạch Rơve bị phá sản.

+ Là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến.

+ Mở đường liên lạc quốc tế, làm cho cuộc kháng chiến thoát khỏi tình thế bị bao vây cô lập.

+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc; bộ đội thêm trưởng thành và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm.

+ Giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

 

11/1947

Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947

Bắn chìm nhiều tàu chiến, tiêu diệt địch

+ Sau 75 ngày đêm chiến đấu, buộc đại bộ phận quân Pháp phải rút chạy khỏi Việt Bắc (ngày 19/12/1947); bảo toàn được cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến; bộ đội chủ lực thêm trưởng thành.

+ Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 quân địch; bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm và cháy 11 tàu chiến, ca nô; phá huỷ nhiều xe quân sự và pháo các loại, thu nhiều vũ khí và hàng chục tấn quân trang quân dụng.

 

+ Là chiến dịch phản công lớn đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

 

+ Chứng minh đường lối kháng chiến của Đảng là đúng, chứng minh tính vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc.

 

+ Làm thất bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của giặc Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Lịch sử hào hùng những ngày kháng chiến chống Pháp luôn có trong kí ức của cả dân tộc. Tìm hiểu thêm thông tin từ những người sống quanh em hoặc từ phương tiện thông tin đại chúng, hãy viết lại một sự kiện có liên quan đến kháng chiến chống Pháp giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1950 dưới hình thức bức thư (khoảng 300 chữ) gửi cho bạn của em.

Bài làm chi tiết: 

Học sinh tham khảo bài viết dưới đây:

Chào Lan,

Dạo này cậu có khoẻ không? Bây giờ đã là tháng 12 rồi. Mỗi khi tháng 12 đến, tớ lại nhớ đến câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (12/1946).

Tớ còn nhớ ông tớ kể, hồi đó, nước ta gặp muôn vàn khó khăn, thử thách. Trước âm mưu, hành động xâm lược của kẻ thù, nhân dân Việt Nam không có con đường nào khác là cầm súng chiến đấu để bảo vệ độc lập, tự do. Ngày 18 và ngày 19/12/1946, tại Vạn Phúc, Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội), Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, đề ra đường lối, quyết định cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chiều ngày 19/12/1946, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển đến các đơn vị lực lượng vũ trang mật lệnh về ngày và giờ của cuộc giao chiến trong toàn quốc. Khoảng 20 giờ ngày 19/12/1946, tín hiệu bắt đầu kháng chiến toàn quốc được phát ra, quân dân Thủ đô Hà Nội nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc. Ngay đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, trong đó Người khẳng định rõ: "Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!"…

Sáng ngày 20/12/1946, Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phát đi khắp cả nước. Đó là lời hịch cứu nước, thể hiện ý chí quyết tâm sắt đá của cả dân tộc, khơi dậy sức mạnh chủ nghĩa yêu nước, truyền thống anh hùng bất khuất; động viên, thôi thúc, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bước vào cuộc kháng chiến giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chấp hành mệnh lệnh của Trung ương Đảng và Bộ Tổng chỉ huy, quân dân ta tại các thành phố, thị xã ở Bắc vĩ tuyến 16 có quân Pháp chiếm đóng đồng loạt nổ súng đánh địch. Chiến sự diễn ra rất quyết liệt, đặc biệt là trong các thành phố lớn. Ngay tại Thủ đô Hà Nội, dù lực lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ chống lại kẻ địch tinh nhuệ được trang bị hiện đại, nhưng với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh", đồng bào, chiến sĩ ta vẫn kiên cường bám trụ, giành nhau với địch từng căn nhà, từng góc phố. Cùng với Hà Nội, quân dân các địa phương khắp Bắc, Trung, Nam đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Cả dân tộc chung sức đồng lòng với ý chí sục sôi, niềm tin tất thắng. Trải qua gần 2 tháng liên tục chiến đấu và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu hao, giam chân địch trong thành phố, tạo điều kiện di chuyển các cơ quan, kho tàng, tổ chức nhân dân tản cư về vùng căn cứ xây dựng thế trận kháng chiến lâu dài, lực lượng ta rút về hậu phương an toàn.

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh đã xác lập đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và dựa vào sức mình là chính; trở thành ánh sáng soi đường cho dân tộc ta đi đến thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trên cơ sở đường lối đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại mọi âm mưu, kế hoạch xâm lược của thực dân Pháp, với đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Genevơ (năm 1954), chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Và 21 năm sau, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã cắm lá cờ trên nóc Dinh độc lập, kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đem lại độc lập thống nhất toàn vẹn cho đất nước.

Kỷ niệm 78 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến là dịp để chúng ta ôn lại và càng nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về chủ trương phát động toàn quốc kháng chiến của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946); phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức và thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Đây có lẽ là chiến dịch mà tớ thích nghe ông kể nhất. Còn cậu thì sao? Hãy liên lạc với tớ và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của cậu nhé 

Bạn của cậu, 

Phương. 

Tìm kiếm google:

Giải lịch sử 9 và địa lí 9 Chân trời sáng tạo , giải bài 15 Những năm đầu Việt Nam kháng lịch sử 9 Chân trời sáng tạo , giải lịch sử và địa lí 9 CTST bài 15 Những năm đầu Việt Nam kháng

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 9 CTST mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com