Giải chi tiết Lịch sử 9 KNTT bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945

Hướng dẫn giải chi tiết bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 bộ sách mới Lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức phân môn Lịch sử. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

MỞ ĐẦU

Hai hình trên phản ánh tình hình trái ngược ở châu Á trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939). Trong khi Nhật Bản tăng cường chiến tranh xâm lược thì ở hầu hết các nước còn lại như Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã bùng nổ các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Vì sao như vậy? Những biểu hiện nào chứng tỏ điều đó? 

Bài làm chi tiết:

- Trong khi ở hầu hết các nước còn lại như Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã bùng nổ các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc thì Nhật Bản tăng cường chiến tranh xâm lược vì cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản, để thoát khỏi tình trạng đó, Nhật Bản đã gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài. Điển hình như: kéo quân vào Đông Dương, tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng,...

- Những biểu hiện chứng tỏ điều đó: Các nước còn lại như Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã bùng nổ các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc do bị tác động bởi Cách mạng tháng Mười Nga. Điển hình như: cách mạng Trung Quốc, Xô viết Nghệ - Tĩnh ở Việt Nam,…

1. NHẬT BẢN TRONG NHỮNG NĂM 1918 - 1929

Câu hỏi: Nêu những nét chính về tình hình Nhật bản trong những năm 1918 - 1929

Bài làm chi tiết:

* Những nét chính về tình hình Nhật bản trong những năm 1918 – 1929:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế phát triển nhanh chóng, kéo dài trong 18 tháng

- Những năm 1920 – 1921, nền kinh tế sa sút, nhiều công ty làm ăn thua lỗ, phá sản. 

- Đời sống người lao động không được cải thiện, phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân bùng lên mạnh mẽ. Đảng cộng sản Nhật Bản được thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân

- Những năm 1924 – 1929, kinh tế phát triển nhưng không ổn định:

+ Năm 1926, sản lượng công nghiệp phục hồi vượt mức trước chiến tranh

+ Năm 1927, cuộc khủng hoảng tài chính ở Tô-ki-ô làm cho hàng chục ngân hàng phải đóng cửa, số công nhân thất nghiệp tăng mạnh, nông dân bị bần cùng hoá, sức mua của người dân giảm sút

 Câu hỏi: Tình hình Nhật bản trong những năm 1929 – 1945 có điểm gì nổi bật?

Bài làm chi tiết:

* Tình hình Nhật bản trong những năm 1929 – 1945:

- Cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản

- Chính phủ Nhật Bản tăng cường chính sách quân sự hoá bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài để đưa đất nước ra khỏi đại suy thoái

- Tháng 9/1940, quân Nhật kéo vào Đông Dương; tháng 12/1941, tấn công bất ngờ vào hạm đội Mỹ ở Trân Châu cảng; xâm lược các nước Đông Nam Á, đánh nhiều đảo thuộc châu Á – Thái Bình Dương,...

- Ngày 15/8/1945, Nhật Bản phải chấp nhận đầu hàng không điều kiện trước quân Đồng minh

2. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

Câu hỏi: Nêu những nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á từ năm 1918 đến năm 1945

Bài làm chi tiết:

Những nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á từ năm 1918 đến năm 1945:

- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã tác động đến nhiều nước châu Á, lan rộng khắp các khu vực: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á

- Phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Á diễn ra theo hai khuynh hướng chính: dân chủ tư sản (Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a,...) và vô sản (Trung Quốc, Việt Nam,...)

Câu hỏi: Nêu những nét chính về phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 đến năm 1945

Bài làm chi tiết:

* Những nét chính về phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 đến năm 1945:

- Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4/5/1919, mở đầu là cuộc biểu tình chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc , lan rộng ra cả nước, lôi cuốn đông đảo công nhân, nông dân, trí thức yêu nước tham gia

- Những năm 1927 – 1937 tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm lật đổ nền thống trị của tập đoàn Quốc dân đảng – đại diện cho quyền lợi của đại địa chủ, đại tư sản và đế quốc ở Trung Quốc

- Tháng 7/1937, Nhật Bản mở cuộc chiến tranh xâm lược nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc, cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì Quốc – Cộng hợp tác để cùng kháng chiến chống Nhật Bản

Câu hỏi: Nêu những nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong những năm 1918 – 1945.

Bài làm chi tiết:

* Những nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong những năm 1918 – 1945:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp vô sản ở các nước Đông Nam Á từng bước trưởng thành, tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng

- Phong trào đấu đấu tranh giành độc lập dân tộc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở một số nước đã bùng nổ: khởi nghĩa tại Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (1926 – 1927) ở In-đô-nê-xi-a, cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 – 1931) ở Việt Nam

- Ở Đông Dương, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp được tiến hành dưới nhiều hình thức phong phú với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân

- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào trào đấu tranh giành độc lập dân tộc phát triển mạnh mẽ:

+ Năm 1940, quân Nhật tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á

+ Năm 1945, lợi dụng thời cơ Nhật bản đầu hàng Đồng minh, phong trào giải phóng dân tộc đã giành thắng lợi ở một số nước

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Hãy lập bảng hệ thống những nét chính về tình hình châu Á từ năm 1918 đến năm 1945

Bài làm chi tiết:

* Những nét chính về tình hình châu Á từ năm 1918 đến năm 1945:

STT

Đất nước

Thời gian

Những nét chính

1

Nhật Bản

1920 – 1921

Nền kinh tế sa sút, nhiều công ty làm ăn thua lỗ, phá sản

1924 – 1929

Kinh tế phát triển nhưng không ổn định

1931 - 1945

- Tăng cường chính sách quân sự hoá bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài

- Ngày 15/8/1945, Nhật Bản phải chấp nhận đầu hàng không điều kiện trước quân Đồng minh

2

Trung Quốc

4/5/1919

Phong trào Ngũ tứ bùng nổ 

1927 – 1937

Tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm lật đổ nền thống trị của tập đoàn Quốc dân đảng 

7/1937

Cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì Quốc – Cộng hợp tác để cùng kháng chiến chống Nhật Bản

3

In-đô-nê-xi-a

1926 – 1927

Khởi nghĩa tại Gia-va và Xu-ma-tơ-ra

4

Việt Nam

1930 – 1931

Cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh 

Câu hỏi 2: Trình bày những biểu hiện chứng tỏ sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Bài làm chi tiết:

* Những biểu hiện chứng tỏ sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Ở Trung Quốc, ngày 4/5/1919, phong trào cách mạng rộng lớn chống chủ nghĩa đế quốc đã bùng nổ, mở đầu cho cuộc cách mạng dân chủ mới tiếp diễn trong suốt 30 năm sau đó, dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921

- Năm 1921 – 1924 ở Mông Cổ diễn ra phong trào giải phóng dân tộc, dẫn đến sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ

- Trong những năm 1918 - 1922, nhân dân Ấn Độ đã tăng cường đấu tranh chống thực dân Anh, đấu tranh đòi quyền độc lập, tẩy chay hàng hoá của Anh và phát triển nền kinh tế dân tộc

Câu hỏi: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, hãy tìm một số sự kiện trong những năm 1939 – 1945 thể hiện mối liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia và giới thiệu với bạn

Bài làm chi tiết:

* Một số sự kiện trong những năm 1939 – 1945 thể hiện mối liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia:

- Tháng 9/1939, khi chiến tranh thế giới lần thứ Hai bùng nổ, phát xít Nhật tiến quân vào Đông Dương. Trong tình thế đó, nhân dân của Việt Nam và Campuchia đã đoàn kết cùng nhau để đấu tranh chống lại cả Pháp và Nhật.

- Tại Lào, từ năm 1940, một số sĩ quan, cảnh sát, trí thức và công chức người Lào, có tinh thần yêu nước, đã lánh nạn sang Thái Lan để tìm cách liên lạc với phe Đồng minh chống Nhật. Họ cũng liên hệ với tổ chức Việt kiều ở Thái Lan để phối hợp hoạt động.

- Bộ phận Việt kiều tại Lào đã tích cực tham gia vào các hoạt động kết hợp với nhân dân Lào để thúc đẩy mục tiêu độc lập dân tộc của cả Việt Nam và Lào. Điều này thể hiện sự đoàn kết và tinh thần đấu tranh chung của những người dân trong khu vực để chống lại thực thể xâm lược và bảo vệ quyền tự do của họ.

Tìm kiếm google:

Giải Lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức, giải bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến Lịch sử 9 Kết nối tri thức, giải Lịch sử và địa lí 9 Kết nối bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 9 KNTT mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com