Hướng dẫn giải chi tiết bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 – 1930 bộ sách mới Lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức phân môn Lịch sử. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Trong những thập kỉ đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước, cách mạng của nhân dân Việt Nam tiếp tục rơi vào “tình hình đen tối như không có đường ra”. Hãy nêu những hiểu biết của em về hoạt động đấu tranh của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1930. Theo em, vì sao phong trào dân tộc dân chủ ở giai đoạn này dù diễn ra sôi nổi nhưng vẫn chưa thành công?
Bài làm chi tiết:
- Hoạt động đấu tranh của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1930: Từ năm 1918 đến năm 1930, Việt Nam phải chịu chính sách thống trị và bóc lột của thực dân Pháp, từ đó nhân dân ta đã có những phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, ra đời tổ chức Đảng và nhiều cuộc khởi nghĩa
- Phong trào dân tộc dân chủ ở giai đoạn này dù diễn ra sôi nổi nhưng vẫn chưa thành công vì giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giữ vững ngọn cờ lãnh đạo cách mạng, thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và một phương pháp cách mạng khoa học.
Câu hỏi: Hãy trình bày hoạt động yêu nước tiêu biểu của người Việt Nam ở nước ngoài
Bài làm chi tiết:
* Hoạt động yêu nước tiêu biểu của người Việt Nam ở nước ngoài:
- Tại Trung Quốc: một nhóm thanh niên yêu nước lập ra tổ chức “Tâm tâm xã” với chủ trương “khôi phục quyền làm người của người Việt Nam”, với hoạt động gây tiếng vang là mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méc-lanh tại Sa Diện
- Tại Pháp: Phan Châu Trinh và một số người Việt sáng lập “Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp”, viết nhiều tác phẩm lên án chế độ quân chủ trong nước và thể hiện tinh thần dân tộc
Câu hỏi: Hãy trình bày những nét chính của phong trào của giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản ở trong nước
Bài làm chi tiết:
- Những nét chính của phong trào của giai cấp tư sản:
+ Đấu tranh chống lại sự cạnh tranh, chèn ép của tư sản Hoa Kiều và tư sản Pháp, đồng thời yêu cầu chính quyền thuộc địa trao cho một số quyền tự do, dân chủ, được tham gia vào bộ máy chính quyền
+ Một số phong trào tiêu biểu: tẩy chay tư sản Hoa Kiều, vận động người VIệt Nam dùng hàng Việt Nam ở Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng,...
- Những nét chính của phong trào của tầng lớp tiểu tư sản:
+ Trưởng thành và tích cực tham gia vào phong trào yêu nước
+ Các hoạt động đã góp phần tuyên truyền tư tưởng dân tộc, dân chủ, thức tỉnh và cổ vũ tinh thần yêu nước
+ Một số phong trào đấu tranh như: đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu, Nguyễn An Ninh,…
Câu hỏi 1: Khai thác tư liệu và thông tin trong mục, hãy nêu ý nghĩa của cuộc bãi công của công nhân Ba Son
Bài làm chi tiết:
* Ý nghĩa của cuộc bãi công của công nhân Ba Son:
- Góp phần ngăn cản tàu chiến Pháp chở binh lính sang đàn áp phong trào cách mạng Trung Quốc
- Đánh dấu bước chuyển của phong trào công nhân từ giai đoạn đấu tranh “tự phát” sang “tự giác”
Câu hỏi 2: Hãy trình bày những nét chính trong phong trào của giai cấp công nhân
Bài làm chi tiết:
* Những nét chính trong phong trào của giai cấp công nhân:
- Diễn ra sôi nổi với mục đích chủ yếu là bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm,... Bên cạnh các hoạt động bỏ trốn, phá bỏ giao kèo, công nhân đã bắt đầu sử dụng hình thức đấu tranh bãi công
- Các cuộc đấu tranh có tổ chức diễn ra liên tục từ Bắc tới Nam và nước đầu thể hiện sự liên kết với nhiều ngành, nhiều địa phương
- Bên cạnh mục tiêu kinh tế, các cuộc đấu tranh còn nhằm mục tiêu chính trị rõ ràng hơn như: chống lại chính sách áp bức, bóc lột của chủ tư bản và chính quyền thực dân phong kiến
Câu hỏi 1: Hãy nêu những nét chính về sự ra đời của các tổ chức cách mạng
Bài làm chi tiết:
* Sikw ra đời của các tổ chức cách mạng:
- Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên:
+ Được Nguyễn Ái Quốc thành lập vào tháng 6/1925 tại Quảng Châu, Trung Quốc trên cơ sở lựa chọn các thanh niên ưu tú đang hoạt động ở Trung Quốc
+ Mục đích: làm cách mạng dân tộc để giành độc lập, sau đó làm cách mạng thế giới để đi đến xã hội cộng sản
- Tân Việt Cách mạng đảng:
+ Tiền thân là Hội Phục Việt, ra đời trong phong trào dân tộc dân chủ đầu những năm 20 của thế kỉ XX
+ Hoạt động chủ yếu ở Trung Kì với lực lượng chủ yếu gồm: trí thức trẻ, thanh niên, tư sản yêu nước
- Việt Nam Quốc dân đảng:
+ Được thành lập vào tháng 12/1927 trên cơ sở hạt nhân là một số thành viên của Nam Đồng thư xã như: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính,...
+ Đảng theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản với mục tiêu đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền bằng phương pháp bạo động, ám sát cá nhân
Câu hỏi 2: Theo em, vì sao hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng không thành công?
Bài làm chi tiết:
Hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng không thành công vì:
- Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản thiết lập dân quyền bằng phương pháp bạo động, ám sát cá nhân
- Sự phát triển của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và sự chuyển biến trong lập trường chính trị của Tân Việt Cách mạng đảng đã chứng tỏ khuynh hướng vô sản ngày càng thắng thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam
Câu hỏi 1: Vẽ sơ đồ thể hiện những sự kiện tiêu biểu trong phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1918 đến năm 1930 ở Việt Nam.
Bài làm chi tiết:
* Sơ đồ thể hiện những sự kiện tiêu biểu trong phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1918 đến năm 1930 ở Việt Nam:
Câu hỏi 2: Theo em, phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1918 đến năm 1930 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
Bài làm chi tiết:
* Ý nghĩa của phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1918 đến năm đối với cách mạng Việt Nam:
- Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, bồi đắp thêm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
- Là tiền đề để đào tạo, rèn luyện một đội ngũ những nhà yêu nước cho những phong trào đấu tranh mới sau này
- Góp phần tìm ra một con đường cứu nước đúng đắn, chứng tỏ con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản là không thành công
- Giúp cho những người yêu nước Việt Nam hướng đến một con đường mới, tiếp thu lý luận giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, làm cho phong trào yêu nước trở thành một trong những điều kiện dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu hỏi: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, hãy kể tên một số thanh niên, trí thức đã tham gia tích cực vào phong trào dân tộc dân chủ (1918 – 1930). Xây dựng poster giới thiệu về một nhân vật mà em ấn tượng nhất.
Bài làm chi tiết:
- Một số thanh niên, trí thức đã tham gia tích cực vào phong trào dân tộc dân chủ là: Châu Văn Liêm, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu,...
- Nhân vật mà em ấn tượng nhất: anh hùng Châu Văn Liêm:
+ Là một thầy giáo yêu nước, một người cộng sản kiên cường. Dù cuộc đời hoạt động cách mạng ngắn ngủi, nhưng đã có những cống hiến to lớn, phấn đấu không ngừng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc
+ Châu Văn Liêm cũng là nhà cách mạng Việt Nam, một trong sáu người tham gia hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Tại trường Long Ðiền, thuộc tỉnh An Giang, thầy giáo Châu Văn Liêm dùng những kiến thức về đường lối cách mạng lồng vào các bài giảng văn hóa, tuyên truyền tội ác của thực dân Pháp và bọn tay sai, giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống anh hùng, bất khuất chống áp bức bóc lột, ngoại xâm, của dân tộc
Giải Lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức, giải bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ Lịch sử 9 Kết nối tri thức, giải Lịch sử và địa lí 9 Kết nối bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ