Giải chi tiết Lịch sử và địa lí 5 Cánh diều bài 17 Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Hướng dẫn giải chi tiết bài 17 Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bộ sách mới Lịch sừ và địa lí 5 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

MỞ ĐẦU

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) không chỉ là đất nước đông dân bậc nhất thế giới mà còn là nơi có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. Hãy kể tên một số công trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc mà em biết.

Bài làm chi tiết:

Một số công trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc mà em biết: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Đội quân đất nung, và Cung điện Potala, Summer Place, Động Mogao.

1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Câu hỏi: Quan sát hình 1, em hãy xác định vị trí địa lí của Trung Quốc trên lược đồ

Bài làm chi tiết:

Vị trí địa lí của Trung Quốc trên lược đồ: nằm ở khu vực Đông Á; lãnh thổ trải dài từ 20oB tới 53oB và 73oĐ tới 135oĐ; tiếp giáp với 14 nước thuộc các khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á, Bắc Á.

2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, em hãy trình bày một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên và dân cư của Trung Quốc.

Bài làm chi tiết:

Đặc điểm cơ bản về tự nhiên và dân cư của Trung Quốc

- Thiên nhiên rất đa dạng, có sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây. Miền Đông có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ; khí hậu gió mùa với lượng mưa lớn vào mùa hạ, thường gây ngập lụt. Miền Tây gồm các dãy núi và sơn nguyên cao đồ sộ, xen lẫn với các bồn địa; khí hậu lục địa khắc nghiệt tạo nên các sa mạc, hoang mạc rộng lớn.

- Dân số: là nước có số dân đông hàng đầu thế giới với khoảng 1,4 tỉ người (năm 2021). Quốc gia này có 56 dân tộc như: Hán, Choang, Mán..... trong đó dân tộc Hán có số dân đông nhất (chiếm khoảng 92% tổng số dân). Dân cư Trung Quốc tập trung đông đúc ở miền Đông. Miền Tây có dân cư thưa thớt.

3. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA TRUNG QUỐC

Vạn lý trường thành

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy:

- Mô tả về công trình Vạn Lý Trường Thành.

- Kể lại câu chuyện về nàng Mạnh Khương Nữ.

Bài làm chi tiết:

a, Mô tả về Vạn Lý Trường Thành:

- Được xây dựng và duy trì bởi nhiều triều đại trong hơn 2.000 năm để bảo vệ Trung Quốc khỏi sự xâm lược từ bên ngoài. 

- Mặt thành rộng hơn 5 m, chiều cao trung bình của thành là 7 – 8 m. Trường Thành giống như một con rồng khổng lồ đang uốn mình qua nhiều địa hình phức tạp, hiểm trở, để rồi tiến ra biển. Ngày nay, chiều dài của Trường Thành còn khoảng 6 700 km. 

b. Chuyện nàng Mạnh Khương Nữ

Tương truyền rằng, thời Tần Thuỷ Hoàng, có chàng thư sinh xứ Giang Nam vừa cuối năng Mạnh Khương Nữ thì bị quân Tần bắt đi phu xây Vạn Lý Trường Thành. Mạnh Khương Nữ muốn gửi áo ấm cho chồng, phải lặn lội vạn dặm tìm chồng

Đến được Vạn Lý Trường Thành nhưng nàng lại hay tin chống qua đời vì lao động cực nhọc. Mạnh Khương Nữ đau buồn, khóc lóc thảm thiết ba ngày ba đêm, khóc đến nỗi một đoạn bức tường thành sụp đổ lộ ra thi thể của chồng nàng.…

Cố cung Bắc Kinh 

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 4, em hãy:

a. Mô tả về công trình Cố cung Bắc Kinh.

b. Kể lại câu chuyện về kiến trúc sư Nguyễn An.

Bài làm chi tiết:

a, Mô tả về cố cung Bắc Kinh 

Cố cung Bắc Kinh còn có tên gọi khác là Tử Cấm Thành. Đó là hoàng cung của hai triều đại Minh và Thanh ở Trung Quốc. Cố cung có hình chữ nhật với tổng diện tích là 720 000 m².

Với hơn 9 000 căn phòng, Cố cung gồm có các cung điện, đền đài, lầu gác. Bao quanh Cố cung là một bức tường màu đỏ tía có chu vi 4 400 m. Bố cục kiến trúc của cung điện này phân chia thành hai phần chính: ngoại đình và nội đình. Ngoại đình là nơi tiến hành các đại lễ. Nội đình là nơi vua xem xét, sắp đặt công việc của triều đình, cũng là nơi ở của vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa,... Cố cung là công trình mang đậm nét văn hoá truyền thống Trung Hoa. 

b, Kể lại câu chuyện về kiến trúc sư Nguyễn An 

Nguyễn An và dấu ấn ở cổ thành Bắc Kinh

Nguyễn An quê ở Hà Đông (thành phố Hà Nội). Khi nhà Minh thống trị nước ta, ông và nhiều người Việt tài giỏi bị bắt về Trung Quốc.

Truyện kể rằng, nhờ bản tính giản dị, thanh bạch, giỏi về công trình kiến trúc nên ông được Minh Thành Tổ giao cho nhiều việc quan trọng trong quá trình xây dựng và sửa sang thành Bắc Kinh. Trước khi mất, ông đã dành tất cả của cải được vua ban và của riêng làm của công

LUYỆN TẬP

Câu hỏi:

a) Kể tên và chỉ trên hình 1 một số đồng bằng, dãy núi, sơn nguyên, bồn địa, sa mạc, hoang mạc, sông lớn của Trung Quốc.

b) Phân biệt đặc điểm tự nhiên và dân cư ở miền Đông và miền Tây Trung Quốc theo bảng gợi ý dưới đây vào vở ghi.

Đặc điểm

Miền Đông 

Miền Tây 

Tự nhiên 

?

?

Dân cư

?

?

Bài làm chi tiết:

a, 

  • Đồng bằng: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam

  • Dãy núi: Thái Sơn, Hoa Sơn, Hành Sơn, Hằng Sơn, Tung Sơn

  • 3 hệ thống sông lớn là sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang

  • Sa mạc: Taklimakan, Badain Jaran, Gurbatunggut,..

b, 

Đặc điểm

Miền Đông 

Miền Tây 

Tự nhiên 

- Có các đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.

- Khí hậu: Phía Nam: Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.Phía Bắc: Ôn đới gió mùa.

- Hạ lưu của các con sông lớn Hoàng Hà, Trường Giang

- Khoáng sản: Phong phú và đa dạng

- Gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

- Khí hậu: Ôn đới lục địa khắc nghiệt.

- Thượng nguồn của các hệ thống sông lớn chảy về phía Đông: Hoàng Hà, Trường Giang

Dân cư

Dân cư tập trung đông.

Miền Tây dân cư thưa thớt, mật độ dân số dưới 1 người/km2.

VẬN DỤNG

Lựa chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ dưới đây

Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về Vạn Lý Trường Thành hoặc Cố cung Bắc Kinh của Trung Quốc.

Bài làm chi tiết:

Vạn Lý Trường Thành và Cố cung Bắc Kinh là hai di sản văn hóa tuyệt vời của Trung Quốc, để lại trong lòng mỗi người những ấn tượng sâu sắc. Khi nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành, tôi không thể không ngạc nhiên trước sự đồ sộ và vẻ đẹp vô cùng ấn tượng của công trình này. Dọc theo đường hoành phi cây xanh mướt, hàng vạn viên gạch chồng lên nhau tạo nên một bức tường vững chắc, biểu tượng cho sức mạnh và lòng kiên nhẫn của người Trung Quốc trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Câu 2: Tìm hiểu và chia sẻ với các bạn những hiểu biết của em về kiến trúc sư Nguyễn An.

Bài làm chi tiết:

Nguyễn An (?-1453), còn gọi là A Lưu là một kiến trúc sư người Việt đầu thế kỷ 15. Một số nguồn tin cho rằng ông là một trong những kiến trúc sư trưởng thiết kế Tử Cấm Thành Bắc Kinh, Trung Quốc. Tuy nhiên thông tin này là không chính xác, bởi Tử Cấm Thành được khởi công từ tháng 7 năm 1406, trước cả khi Nguyễn An sang Trung Quốc vào khoảng năm 1407. Có sự nhầm lẫn này là do Nguyễn An thực sự đã chỉ đạo việc xây dựng thêm 9 tòa tháp tại 9 cổng của Tử Cấm Thành, và tu sửa lại một số cung điện bị hư hại vào khoảng năm 1437-1441 (nói ngắn gọn, Nguyễn An đã tu sửa, bổ sung thêm cho một công trình đã có sẵn, chứ ông không phải là kiến trúc sư khởi thảo như nhiều người hiểu nhầm). Ông cũng tham gia trị thủy hệ thống sông Hoàng Hà.

Tìm kiếm google:

Giải chi tiết Lịch sừ và địa lí 5 cánh diều, giải Lịch sừ và địa lí 5 cánh diều bài 17 Nước Cộng hòa Nhân dân Trung , Giải Bài bài 17 Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Lịch sừ và địa lí 5 cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử và địa lí 5 cánh diều mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com