Giải chuyên đề học tập Địa lí 10 KNTT chuyên đề 1: Biến đổi khí hậu

Dưới đây là phần hướng dẫn giải chi tiết cụ thể cho bộ chuyên đè học tập Địa lí 10 kết nối tri thức chuyên đề 1: Biến đổi khí hậu. Lời giải đưa ra ngắn gọn, cụ thể sẽ giúp ích cho em các em học tập ôn luyên kiến thức tốt, hình thành cho học sinh phương pháp tự học, tư duy năng động sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo

MỞ ĐẦU:

Câu hỏi 1: Biến đổi khí hậu là gì? Em có thể làm gì để góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu?

Hướng dẫn trả lời:

Hướng dẫn:

* Khái niệm: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng, thuỷ văn cực đoan.

* Những việc em có thể làm để góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu:

  • Hạn chế sử dụng túi ni lông, hộp xốp và sản phẩm nhựa dùng một lần.
  • Phân loại rác sinh hoạt và không xả thải nước thải sinh hoạt bừa bãi ra môi trường.
  • Trồng nhiều cây xanh, tham gia các hoạt động tình nguyện về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu.
  • Tích cực sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng ô tô, xe máy cá nhân.
  • Sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch, điện và ga.

I. KHÁI NIỆM VÈ BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1. Khái niệm

Câu hỏi 1: Đọc thông tin mục 1, hãy trình bày khái niệm biến đổi khí hậu.

Hướng dẫn trả lời:

Hướng dẫn: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng, thuỷ văn cực đoan.

2. Biểu hiện

Câu hỏi 2: Đọc thông tin và các biểu đồ trong mục 2, hãy trình bày các biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hướng dẫn trả lời:

Hướng dẫn:

Các biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu:

* Tăng nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 1°C trong giai đoạn 1901 - 2020. Trong đó, có chiều hướng tăng nhanh đáng kể từ giữa thế kỉ XX với mức tăng khoảng 0.120C/ thập kỉ trong giai đoạn 1951 – 2020. Nhiệt độ có xu thế tăng nhanh hơn ở các vùng vĩ độ cao và các vùng nằm sâu trong lục địa.

* Thay đổi lượng mưa

- Trong giai đoạn 1901 – 2020, lượng mưa có xu thế tăng ở phần lớn các khu vực trên toàn cầu:

  • Xu thế tăng rõ ràng nhất là ở các vùng vĩ độ trung bình và vĩ độ cao;
  • Xu thế giảm ở nhiều khu vực nhiệt đới, rõ nhất ở các khu vực châu Phi, Trung Quốc.

- Lượng mưa trên toàn cầu cũng có xu hướng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô, những đợt mưa rất lớn ngày càng nhiều hơn.

* Gia tăng các hiện tượng khí tượng, thuỷ văn cực đoan: Các hiện tượng khí tượng, thủy văn cực đoan có xu thế diễn ra ngày càng nhiều với tần suất cao và cường độ lớn:

  • Nhiều kỉ lục thời tiết và khí hậu cực đoan đã được xác lập trong vài thập kỉ qua.
  • Số đợt nắng nóng có xu thế tăng trên quy mô toàn cầu.
  • Các đợt hạn xảy ra ngày càng khắc nghiệt và kéo dài hơn.
  • Số lượng cũng như cường độ của các cơn bão mạnh tăng lên.

* Mực nước biển dâng

- Tốc độ tăng của mực nước biển trung bình toàn cầu ngày càng tăng (khoảng 2.2mm/ năm trong giai đoạn 1951 – 2020)

- Sự gia tăng mực nước biển không đồng nhất giữa các khu vực; tại một số trạm quan trắc mực nước biển có xu thế giảm.

II. NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1. Nguyên nhân tự nhiên

Câu hỏi 3: Đọc thông tin trong mục 1, hãy nêu một số nguyên nhân tự nhiên gây biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hướng dẫn trả lời:

Hướng dẫn: Một số nguyên nhân tự nhiên gây biến đổi khí hậu toàn cầu:

  • Sự thay đổi độ nghiêng của trục Trái Đất.
  • Dao động quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
  • Sự trôi dạt lục địa, núi lửa phun trào, chu kì hoạt động của Mặt Trời...

2. Nguyên nhân con người

Câu hỏi 4: Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục 2, hãy giải thích nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.

Hướng dẫn trả lời:

Hướng dẫn:

* Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu có thể do một số nguyên nhân tự nhiên, như: sự thay đổi độ nghiêng của trục Trái Đất; dao động quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời; sự trôi dạt lục địa, núi lửa phun trào, chu kì hoạt động của Mặt Trời... Bên cạnh những nguyên nhân tự nhiên, thì các hoạt động kinh tế - xã hội của con người chính là tác nhân chủ yếu làm gia tăng biến đổi khí hậu, vì: trong quá trình sinh hoạt và sản xuất, con người phát thải ra môi trường các chất khí nhà kính, làm không khí gần bề mặt đất nóng lên, gây biến đổi khí hậu.

III. TÁC ĐỘNG VÀ HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1. Đối với tự nhiên và hệ sinh thái

Câu hỏi 5: Dựa vào thông tin và các hình trong mục 1, hãy phân tích các tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến tự nhiên và hệ sinh thái.

Hướng dẫn trả lời:

Hướng dẫn:

* Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến tự nhiên:

- Tác động:

  • Sự mở rộng của vành đai nóng về phía hai cực và vành đai nhiệt đới lên cao hơn ở các vùng núi cao và khu vực đới nóng.
  • Gia tăng phần đất trên các khu vực băng tan và tuyết lở ở các vùng núi.
  • Mất một diện tích lớn các vùng đất thấp và các đồng bằng châu thổ do mực nước biển tăng.
  • Gia tăng dòng chảy trên các dòng sông băng vào mùa xuân.
  • Các sông, hồ nóng lên do đó thay đổi cơ chế nhiệt và cả chất lượng nước.
  • Gia tăng đáng kể các thiên tai và cường độ các cơn bão đều tăng lên.

- Hậu quả:

  • Làm thay đổi các quá trình tự nhiên, môi trường các đới và các đai cao tự nhiên.
  • Nhiều vùng đất bị biến đổi tính chất (trở thành đất nhiễm mặn, hoang mạc hoá,...) dẫn đến phải đầu tư nghiên cứu để cải tạo đất
  • Nhiều thiên tai trở thành thảm hoạ thiên nhiên,…

* Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái:

- Tác động:

  • Sự gia tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa làm ranh giới các hệ sinh thái thay đổi. Nhiều loài cây, côn trùng, chim, cá chuyển dịch lên các vĩ độ cao hơn.
  • Nhiều loài thực vật nở hoa sớm hơn. Các loài côn trùng, chim, cá di cư sớm hơn.
  • Gia tăng các quần cư sinh vật trôi nổi trên các biển ở vĩ độ cao và ở các hồ trên cao.
  • Quá trình a-xít hoá đại dương làm suy giảm độ phủ và tính đa dạng sinh học.

- Hậu quả:

  • Biến đổi môi trường sống của các loài sinh vật, suy giảm đa dạng sinh học,...
  • Gia tăng suy thoái môi trường: ô nhiễm môi trường, suy giảm tài nguyên rừng,…

2. Đối với kinh tế - xã hội

Câu hỏi 6: Đọc thông tin trong mục 2, hãy phân tích các tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến các ngành kinh tế và đời sống, sức khỏe con người.

Hướng dẫn trả lời:

Hướng dẫn:

a. Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến các ngành kinh tế:

* Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

- Tác động:

  • Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp do nước biển dâng.
  • Gia tăng thiên tai, dịch bệnh gây hại cho cây trồng, vật nuôi.
  • Biến đổi khí hậu làm suy thoái rừng, gia tăng nguy cơ cháy rừng.
  • Giảm hàm lượng oxy trong nước, gây bất lợi đối với các loài sinh vật thuỷ sinh.
  • Sự biến động lượng mưa, tăng nhiệt độ làm tăng diện tích nhiễm mặn, hoang mạc hoá.
  • Năng suất một số cây lương thực có khả năng tăng hoặc giảm ở từng khu vực.

- Hậu quả:

  • Mất đất canh tác, thu hẹp không gian sản xuất.
  • Thiếu nước cho sản xuất, tăng chi phí cho công tác thuỷ lợi.
  • Giảm năng suất, chất lượng của nông sản, thuỷ sản.

* Công nghiệp

- Tác động:

  • Gia tăng chi phí cho năng lượng làm mát trong sản xuất công nghiệp.
  • Công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm bị ảnh hưởng do nguồn nguyên liệu không ổn định.
  • Hoạt động công nghiệp bị ảnh hưởng do gia tăng các thiên tai.

- Hậu quả: gia tăng chi phí đầu tư sản xuất, giảm hiệu quả sản xuất.

c) Dịch vụ

- Tác động:

  • Thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu làm thiệt hại cơ sở hạ tầng giao thông.
  • Giảm số ngày có thể khai thác các hoạt động du lịch.
  • Mực nước biển dâng khiến nhiều khu du lịch biển không còn tồn tại.

- Hậu quả:

  • Tăng chi phí xây dựng, bảo trì hệ thống giao thông.
  • Giảm doanh thu từ các hoạt động dịch vụ như du lịch, giao thông vận tải.

b. Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến đời sống, sức khoẻ con người

- Tác động:

  • Mực nước biển dâng và gia tăng thiên tai, ảnh hưởng đời sống người dân.
  • Nhiệt độ ấm hơn làm cho nhiều loài côn trùng gây bệnh (muối) phát triển mạnh hơn.
  • Tăng nguy cơ các bệnh đường tiêu hoá, bệnh về da do chất lượng môi trường giảm.
  • Nắng nóng làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người mắc bệnh nền.
  • Nguy cơ nạn đói cũng gia tăng do mất mùa bởi hạn hán, lũ lụt,...

- Hậu quả:

  • Cuộc sống của con người trở nên khắc nghiệt và bấp bênh hơn.
  • Làm suy giảm sức khoẻ con người, dẫn đến tăng nguồn chi cho hệ thống y tế.
Tìm kiếm google: Giải chuyên đề địa lý 10 Kết nối, giải CĐ địa lý10 KNTT, giải CĐ địa lý 10 Kết nối chuyên đề 1 Biến đổi khí hậu.

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com