Giải chuyên đề học tập Địa lí 10 KNTT chuyên đề 3: Phương pháp viết báo cáo địa lý

Dưới đây là phần hướng dẫn giải chi tiết cụ thể cho bộ chuyên đè học tập Địa lí 10 kết nối tri thức chuyên đề 3: Phương pháp viết báo cáo địa lý. Lời giải đưa ra ngắn gọn, cụ thể sẽ giúp ích cho em các em học tập ôn luyên kiến thức tốt, hình thành cho học sinh phương pháp tự học, tư duy năng động sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo

CÂU HỎI MỞ ĐẦU

Câu hỏi 1: Báo cáo địa lí là gì? Quy trình viết một báo cáo địa lí như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

* Báo cáo địa lí là một văn bản trình bày sự hiểu biết về một hoặc một số vấn đề thuộc các lĩnh vực địa tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước và toàn cầu.

* Quy trình viết một báo cáo địa lí:

Bước 1: Xác định ý tưởng và lựa chọn vấn đề

-  Xác định ý tưởng thông qua nhiều trường hợp khác nhau.

-  Xác định tên của bài báo cáo địa lí.

- Tên của một bài báo cáo địa lí cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Ngắn gọn, sử dụng ngôn ngữ khoa học.
  • Thể hiện rõ vấn đề muốn tìm hiểu và mục đích của người viết báo cáo.
  • Bao quát được đối tượng, phạm vi và khoảng thời gian tìm hiểu vấn đề.

Bước 2: Xây dựng đề cương báo cáo

- Viết báo cáo chính là xây dựng đề cương.

- Xác định được những nhiệm vụ cần thiết phải thực hiện cho bài báo cáo.

Bước 3: Thu thập, xử lí và hệ thống hoá thông tin

- Thu thập thông tin là quá trình xác định nhu cầu thông tin, tìm nguồn thông tin, tập hợp thông tin theo yêu cầu nhằm đáp ứng mục tiêu viết báo cáo địa lí.

Các nguồn thông tin có thể thu thập cho việc viết báo cáo địa lí là:

  • Nội dung kiến thức có liên quan với vấn đề tìm hiểu trong chương trình phổ thông.
  • Các tạp chí/sách khoa học, niên giám thống kê, tranh ảnh, tài liệu địa phương.
  • Các website trên internet có nguồn thông tin đáng tin cậy.
  • Nguồn thông tin từ gia đình, địa phương và các cơ quan quản lí ở địa phương.
  • Các nguồn khách thông qua quan sát thực tế, thực hiện phỏng vấn, điều tra.

- Xử lý và hệ thống hoá thông tin

  • Căn cứ vào các thông tin thu thập, tiến hành xử lí và hệ thống hoá thông tin.
  • Việc xử lý thông tin và hệ thống hóa thông tin gồm 3 thao tác cơ bản:

Thao tác 1 - Tập hợp, phân loại thông tin;

Thao tác 2 - chuẩn hóa, phân tích, sàng lọc thông tin;

Thao tác 3 - Đánh giá và hệ thống hóa thông tin.

- Tập hợp, phân loại thông tin: Tập hợp các nguồn thông tin đã thu thập, phân loại các thông tin thành các nhóm (kênh hình, kênh chữ, số liệu).

- Chuẩn hoá, phân tích, sàng lọc thông tin: Tiến hành phân tích sàng lọc thông tin để loại bỏ đi những thông tin không phù hợp.

- Đánh giá và hệ thống hoá thông tin: Đánh giá và hệ thống hoá nguồn tài liệu tham khảo cho bài báo cáo.

Bước 4: Viết báo cáo và lựa chọn cách trình bày

- Dựa vào đề cương chi tiết và nguồn thông tin đã xử lí, hệ thống hoá, người học tiến hành viết báo cáo.

- Một báo cáo địa lí có thể được trình bày bằng nhiều hình thức khác nhau.

- Khi viết bài báo cáo, người học cần lưu ý một số yêu cầu sau:

  • Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, khoa học, hạn chế viết tắt và tránh sử dụng từ “lóng".
  • Xây dựng hệ thống nội dung và đánh số thứ tự để bài báo cáo địa lí được mạnh lạc.
  • Kết hợp kênh chữ với kênh hình (tranh ảnh, Sơ đồ, biểu đồ, bảng số thống kê, lược đồ,...) đề minh hoạ cho các nhận định trong bài báo cáo.
  • Khi trình bày hệ thống các kênh hình nên theo quy tắc tên hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ nằm phía dưới hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ.

- Với các bài báo cáo trình bày với hình thức powerpoint, cần lưu ý với việc chọn font chữ, kích thước chữ sao cho phù hợp.

- Với bài báo cáo trình bày dưới hình thức video clip thì việc chọn lựa âm thanh, hình ảnh,.., cần phù hợp với nội dung của bài báo cáo.

- Đa dạng các hình thức trình bày bài báo cáo địa lí giúp người học được lựa chọn sản phẩm theo đúng sở thích, khả năng và năng lực của người viết.

Bước 5: Tổ chức báo cáo kết quả

Khi thuyết trình về vấn đề tìm hiểu, cần lưu ý:

- Trình bày ngắn gọn, đúng thời gian quy định.

- Điều chỉnh giọng nói phù hợp về âm lượng, ngữ điệu.

- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể như ánh mắt, cử chỉ để tăng tính tương tác với người nghe.

- Khích lệ người nghe tham gia vào bài thuyết trình thông qua việc đặt câu hỏi tương tác.

1. Quan niệm về báo cáo địa lí

Câu hỏi 2: Dựa vào thông tin trong mục 1, em hãy cho biết thế nào là báo cáo địa lí.

Hướng dẫn trả lời:

Báo cáo địa lí là một văn bản trình bày sự hiểu biết về một hoặc một số vấn đề thuộc các lĩnh vực địa tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước và toàn cầu.

2. Cấu trúc của một báo cáo địa lí

Câu hỏi 3: Dựa vào mục 2, em hãy trình bày cấu trúc của một báo cáo địa lí.

Hướng dẫn trả lời:

Cấu trúc của một báo cáo địa lí:

  • Ý nghĩa của của vấn đề.
  • Khả năng của vấn đề.
  • Thực trạng của vấn đề.
  • Hướng giải quyết vấn đề.

II. CÁC BƯỚC VIẾT BÁO CÁO ĐỊA LÝ

1. Xác định lý tưởng và lựa chọn vấn đề

Câu hỏi 4: Đọc thông tin mục 1, hãy lựa chọn vấn đề muốn tìm hiểu và đặt tên cho báo cáo địa lí.

Hướng dẫn trả lời:

  • Vấn đề: phát triển nông nghiệp xanh bền vững.
  • Tên bài báo cáo: Vấn đề phát triển nông nghiệp xanh bền vững ở Mộc Châu.

2. Xây dựng đề cương báo cáo

Câu hỏi 5: Dựa vào thông tin ở mục 2, hãy xây dựng đề cương cho bài cáo cáo địa lí cho vấn đề đã chọn trong mục 1.

Hướng dẫn trả lời:

Xây dựng đề cương:

- Ý nghĩa của của vấn đề

  • Ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh bền vững đối với kinh tế ở Mộc Châu
  • Ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh bền vững đối với đời sống – xã hội ở Mộc Châu
  • Ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh bền vững đối với môi trường và phát triển bền vững ở Mộc Châu.

- Khả năng của vấn đề:

  • Các điều kiện tự nhiên có thể khai thác: Khí hậu, đất, môi trường, nước,...
  • Các điều kiện kinh tế xã hội có thể khai thác: Nguồn lao động, thị trường tiêu thụ,…

- Thực trạng của vấn đề:

  • Hiện trạng sản xuất nông nghiệp ở Mộc Châu.
  • Những thách thức đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp xanh bền vững.

- Hướng giải quyết vấn đề.

  • Giải pháp khắc phục các hạn chế trong phát triển nông nghiệp: xói mòn đất, đất trống đồi núi trọc,…
  • Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về nông nghiệp xanh và bảo vệ môi trường: không đốt rừng làm nương rẫy, không sử dụng các thuốc kích thích, thuốc trừ sâu hóa học,…
  • Đẩy mạnh các biện pháp cải tạo, quy hoạch vùng phát triển nông nghiệp xanh trên địa bàn tỉnh.

3. Thu thập, xử lí và hệ thống hóa thông tin

Câu hỏi 6: Dựa vào thông tin trong mục 3 hãy:

  • Trình bày cách thu thập thông tin.
  • Nêu những công việc cần thực hiện khi xử lí và hệ thống hóa thông tin.

Hướng dẫn trả lời:

- Cách thu thập thông tin là quá trình xác định nhu cầu thông tin, tìm nguồn thông tin, tập hợp thông tin theo yêu cầu nhằm đáp ứng mục tiêu viết báo cáo địa lí. Có thể thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như:

  • Nội dung kiến thức có liên quan với vấn đề tìm hiểu trong chương trình phổ thông.
  • Các tạp chí/sách khoa học, niên giám thống kê, tranh ảnh, tài liệu địa phương.
  • Các website trên internet có nguồn thông tin đáng tin cậy.
  • Nguồn thông tin từ gia đình, địa phương và các cơ quan quản lí ở địa phương.
  • Các nguồn khách thông qua quan sát thực tế, thực hiện phỏng vấn, điều tra.

- Những công việc cần thực hiện khi xử lí và hệ thống hóa thông tin:

  • Bước 1: Tập hợp, phân loại thông tin, tập hợp các nguồn thông tin đã thu thập, phân loại các thông tin thành các nhóm (kênh hình, kênh chữ, số liệu).
  • Bước 2: chuẩn hóa, phân tích, sàng lọc thông tin, tiến hành phân tích sàng lọc thông tin để loại bỏ đi những thông tin không phù hợp.
  • Bước 3: Đánh giá và hệ thống hóa thông tin, đánh giá và hệ thống hoá nguồn tài liệu tham khảo cho bài báo cáo.

Câu hỏi 7: Dựa vào thông tin trong mục 4, hãy cho biết những hình thức và lưu ý trình bày báo cáo địa lí.

Hướng dẫn trả lời:

* Những hình thức và lưu ý trình bày báo cáo địa lí:

  • Một báo cáo địa lí có thể được trình bày bằng nhiều hình thức khác nhau: Powerpoint, video clip, infographics,…
  • Với các bài báo cáo trình bày với hình thức powerpoint, cần lưu ý với việc chọn font chữ, kích thước chữ sao cho phù hợp. Hình ảnh và chữ phải tương đối sao cho không quá nhiều chữ trong một slide. Hình ảnh cần chọn lọc.
  • Với bài báo cáo trình bày dưới hình thức video clip thì việc chọn lựa âm thanh, hình ảnh,… cần phù hợp với nội dung của bài báo cáo.
  • Với bài báo cáo trình bày dưới hình thức infographics cần lựa chọn thông tin quan trọng và khái quát nhất.

5. Tổ chức báo cáo kết quả

Câu hỏi 8: Dựa vào thông tin trong mục 5, hãy cho biết những lưu ý khi trình bày bài báo cáo địa lí.

Hướng dẫn trả lời:

* Những lưu ý khi trình bày bài báo cáo địa lí:

  • Trình bày ngắn gọn, đúng thời gian quy định.
  • Điều chỉnh giọng nói phù hợp về âm lượng, ngữ điệu.
  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể như ánh mắt, cử chỉ để tăng tính tương tác với người nghe.
  • Khích lệ người nghe tham gia vào bài thuyết trình thông qua việc đặt câu hỏi tương tác.

LUYỆN TẬP

Lựa chọn một vấn đề trong các lĩnh vực: địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lí kinh tế, môi trường và phát triển bền vững trong chương trình Địa lí 10 hoặc địa lí địa phương để viết báo cáo về vấn đề đó.

Gợi ý một số vấn đề địa lí có thể thực hiện viết báo cáo địa lí:

- Tìm hiểu đặc điểm dân số của thế giới, Việt Nam hoặc địa phương.

- Tìm hiểu hoạt động sản xuất một ngành nông nghiệp của thế giới, Việt Nam hoặc địa phương.

- Tìm hiểu vấn đề sản xuất nông nghiệp xanh (nông nghiệp hữu cơ) của thế giới, Việt Nam hoặc địa phương.

- Tìm hiểu hoạt động sản xuất một ngành công nghiệp của của thế giới, Việt Nam hoặc địa phương.

- Tìm hiểu hoạt động sản xuất một ngành dịch vụ của thế giới, Việt Nam hoặc địa phương.

Hướng dẫn trả lời:

  • Vấn đề: Kinh tế Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022 (nguồn: thoibaonganhang,vn)
  • Hình thức trình bày: Infographics
  • Lựa chọn một vấn đề trong các lĩnh vực: địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lí kinh tế, môi trường và phát triển bền vững trong chương trình Địa lí 10 hoặc địa lí địa phương để viết báo cáo về vấn đề đó.
Tìm kiếm google: Giải chuyên đề địa lý 10 Kết nối, giải CĐ địa lý10 KNTT, giải CĐ địa lý 10 Kết nối chuyên đề 3 Phương pháp viết báo cáo địa lý

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net