Câu hỏi: Lịch sử thường được trình bày bằng những cách nào? Lịch sử được phân chia theo những lĩnh vực nào? Thế nào là lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới? Nội dung chính của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa, lịch sử tư tưởng, lịch sử xã hội, lịch sử kinh tế Việt Nam là gì?
Hướng dẫn trả lời:
- Lịch sử thường được trình bày theo 2 cách: Câu truyện lịch sử bằng lời kể và lịch sử thành văn.
- Lịch sử được phân chia thành 4 lĩnh vực: Lịch sử văn hóa, lịch sử tư tưởng, lịch sử xã hội và lịch sử kinh tế.
- Lịch sử dân tộc: là lịch sử của một quốc gia.
- Lịch sử thế giới: là lịch sử chung của các quốc gia - dân tộc trên thế giới.
- Đối tượng: Là những giá trị vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong quá trình lịch sử. Do tính đa dạng đó, đối tượng thường tập trung vào những giá trị văn hoá cốt lõi, tiêu biểu.
- Phạm vi: Là những giá trị vật chất và tinh thần trên lãnh thổ Việt Nam (về không gian) từ khi con người xuất hiện đến nay (về thời gian).
- Đối tượng: Là hệ thống những quan điểm, nhận thức của người Việt Nam về tự nhiên, xã hội và con người trong quá khứ.
- Phạm vi: Tập trung vào hai lĩnh vực chính là tư tưởng chính trị và tư tưởng tôn giáo.
- Đối tượng của lịch sử xã hội Việt Nam: Là những vấn đề xã hội diễn ra trong quá khứ.
- Phạm vi của lịch sử xã hội Việt Nam: Là những lĩnh vực như cơ cấu giai cấp, quan hệ xã hội, phân tầng xã hội,...
- Đối tượng: là các nền kinh tế, các hiện tượng và lĩnh vực kinh tế trên lãnh thổ Việt Nam trong quá khứ.
- Phạm vi: Chủ yếu tập trung vào các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ,... và mối quan hệ giữa các ngành kinh tế đó trong nền kinh tế nói chung.
1. Khái quát về một số cách trình bày lịch sử truyền thống
Câu hỏi 1: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 1 đến 5, hãy nêu tóm tắt một số cách trình bày lịch sử truyền thống. Lấy ví dụ.
Hướng dẫn trả lời:
Lịch sử truyền thống thường được trình bày qua những cách thức khác nhau, phổ biến nhất là các câu chuyện lịch sử bằng lời kể, tác phẩm lịch sử thành văn.
+ Công trình ghi chép lịch sử (xuất hiện từ thời cổ đại, gồm: sử biên niên, sử kỉ truyện, sử cương mục, sử thực lục, tiểu thuyết lịch sử,...). Ví dụ, các bộ sử: sử kí Tư Ma Thiên; Đại Việt sử kí toàn thư; Khâm định Việt sử thông giám cương mục; Đại Nam thực lục…
+ Công trình nghiên cứu lịch sử (xuất hiện phổ biến từ thế kỉ XIX, gồm: sách chuyên khảo, bài báo, luận văn, luận án,...). Ví dụ: sách Lịch sử Đông Nam Á từ nguyên thủy đến ngày nay do GS. Lương Ninh (chủ biên); sách chuyên khảo “Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam từ 1940 – 2000” của GS. Vũ Dương Ninh.
2. Thông sử
Câu hỏi 2: Đọc thông tin, hãy:
Hướng dẫn trả lời:
- Thông sử là lịch sử trình bày một cách có hệ thống, toàn diện về các lĩnh vực của đời sống con người trong quá khứ. Về phạm vi, thông sử có thể là lịch sử quốc gia, lịch sử khu vực, lịch sử thế giới.
- Nội dung chính của thông sử thường tập trung vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
3. Lịch sử theo lĩnh vực
Câu hỏi 3: Đọc thông tin và quan sát Hình 6, Hình 7, nêu khái quát một số lĩnh vực của lịch sử. Giải thích ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực.
Hướng dẫn trả lời:
- Một số lĩnh vực của lịch sử:
- Ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực:
4. Lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới
Câu hỏi 4: Đọc thông tin và quan sát các Hình 8, Hình 9 hãy nêu khái niệm và nội dung chính của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.
Hướng dẫn trả lời:
- Lịch sử dân tộc:
- Lịch sử thế giới:
1. Lịch sử văn hóa Việt Nam
Câu hỏi 5: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 10 đến 13, hãy:
Hướng dẫn trả lời:
- Đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa Việt Nam
- Sơ đồ trục thời gian: (Tham khảo)
2. Lịch sử tư tưởng Việt Nam
Câu hỏi 6: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 14 đến 17, hãy:
Hướng dẫn trả lời:
- Đối tượng và phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam
- Sơ đồ trục thời gian (tham khảo)
3. Lịch sử xã hội Việt Nam
Câu hỏi 7: Đọc thông tin và quan sát hình 18, hãy:
Hướng dẫn trả lời:
- Đối tượng và phạm vi của lịch sử xã hội Việt Nam
- Sơ đồ trục thời gian (tham khảo)
4. Lịch sử kinh tế Việt Nam
Câu hỏi 8: Đọc thông tin và quan sát hình 19 đến 22, hãy:
Hướng dẫn trả lời:
Câu hỏi 9: Lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới khác nhau như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Lịch sử dân tộc | Lịch sử thế giới | |
Khái niệm | Là lịch sử của một quốc gia. | Là lịch sử chung của các quốc gia - dân tộc trên thế giới |
Nội dung | Là quá trình vận động, phát triển của quốc gia - dân tộc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,... | Là quá trình vận động, phát triển của nhân loại theo tiến trình thời gian. |
Câu hỏi 10: Đọc đoạn trích dưới đây trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục (do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn) và cho biết cuốn sách này được trình bày theo cách nào?
“Ất Mão, năm thứ 4 (1075). (Tống, năm Hi Ninh thứ 8). Bắt đầu khảo thi học trò bằng ba kì thi.
Tuyển lấy những người minh kinh bác học và thi nho học bằng ba kì thi. Lê Văn Thịnh đỗ đầu, được lựa vào hầu vua học tập. Khoa cử nước ta bắt đầu từ đấy.
…
Mùng 1, tháng 8, mùa thu. Nhật thực. Sai Lý Thường Kiệt đi đánh Chiêm Thành, không được, kéo quân về.
…
Tháng 11, mùa đông. Sai bọn Lý Thường Kiệt đem đại binh sang đánh nhà Tông, phá được Khâm Châu và Liêm Châu”.
Hướng dẫn trả lời:
Hướng dẫn: Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn) là công trình ghi chép lịch sử được biên soạn theo lối biên niên (tức là: ghi chép lịch sử theo trình tự thời gian).
Câu hỏi 11: Lập bảng khái quát đặc điểm nổi bật của tư tưởng Việt Nam qua các thời kì lịch sử theo gợi ý sau:
Thời kì | Đặc điểm nổi bật |
Hướng dẫn trả lời:
Thời kì | Đặc điểm nổi bật |
Thời nguyên thủy | Người Việt cổ tin rằng sau khi chết sẽ sang “thế giới bên kia". Sùng bái sức mạnh tự nhiên. |
Thời kì dựng nước | Tin vào “thế giới bên kia”- Sùng bái sức mạnh tự nhiên. Tư duy về sự đoàn kết, thống nhất dân tộc được hình thành. |
Thời Bắc thuộc (thế kỉ VII TCN - | Các tư tưởng từ thời dựng nước tiếp tục duy trì, phát triển. Tiếp thu những hệ tư tưởng từ bên ngoài như: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo từ Trung Quốc và Ấn Độ. |
Thời kì quân chủ độc lập | Nho giáo luôn là hệ tư tưởng chính trị chính thống. Tư tưởng lấy dân làm gốc; trọng dụng hiền tài được chú trọng. |
Thời kì Pháp thuộc | Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng dân chủ tư sản du nhập vào Việt Nam. Đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam. |
Thời kì hiện đại | Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng chủ yếu của xã hội Việt Nam. |
Câu hỏi 12: Sưu tầm, lựa chọn 10 sự kiện lịch sử kinh tế Việt Nam thời kì Đổi mới và trình bày theo cách biên niên.
Hướng dẫn trả lời: