Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân dẫn tới biến đổi khí hậu, huỷ hoại môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, đời sống của con người và gây suy giảm đa dạng sinh học. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do các hoạt động của con người gây nên.
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều yếu tố như chính sách, giáo dục ý thức phòng chống ô nhiễm môi trường, nghiên cứu khoa học kĩ thuật và công nghệ xử lí... trong đó, khoa học kĩ thuật và công nghệ xử lí có vai trò rất quan trọng. Các phương pháp xử lí đều hướng tới mục tiêu thân thiện với môi trường, hiệu quả cao và bền vững. Trong số các phương pháp xử lí ô nhiễm môi trường, xử lí sinh học ngày càng được chú trọng. Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong việc xử lí và cải tạo môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên. Có bao giờ em nghĩ rằng việc sử dụng vi sinh vật có thể là giải pháp hữu hiệu trong việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm? Đặc điểm nào của vi sinh vật giúp chúng thực hiện được vai trò to lớn đó?
Có nhiều phương pháp khác nhau để loại bỏ hoặc giảm hàm lượng và độc tính của kim loại nặng trong môi trường, trong đó có phương pháp sử dụng vi sinh vật. Một số ví sinh vật như Bacillus cereus, Enterobacter cloacae, Sporosarcina soli, Thiobacillus ferrooxidans, Viridibacillus arenosi, Penicillium chrysogenum, Aspergillus niger, Rhizopus stolonifer, Klebsiella oxytoca,... có khả năng hấp thụ, lưu giữ, thay đổi trạng thái điện tích kim loại nặng. Để tồn tại trong môi trường có hàm lượng kim loại nặng cao, các vi sinh vật này đã chuyển ion kim loại nặng thành dạng không độc; liên kết các kim loại trong tế bào, kết tủa, tích tụ hoặc đóng gói các ion kim loại trong màng nhầy ở ngoài tế bào,...
Khả năng đặc biệt của các sinh vật này đã được con người nghiên cứu và ứng dụng vào việc làm sạch môi trường, xử lí ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Câu hỏi 1. Nguyên nhân nào dẫn đến môi trường bị ô nhiễm kim loại nặng?
Nguyên nhân môi trường bị ô nhiễm kim loại nặng:
Nhiều ngành sản xuất công nghiệp thải ra ngoài môi trường các loại rác thải, nước thải chứa các kim loại nặng chưa qua xử lí.
Hoạt động y tế, nông nghiệp hay sinh hoạt hằng ngày cũng thải ra môi trường nhiều loại chất thải như dư lượng các loại hoá chất xét nghiệm và điều trị, thuốc bảo vệ thực vật,...
Câu hỏi 2. Để xử lí ô nhiễm kim loại nặng bằng phương pháp sử dụng vi sinh vật, cần lựa chọn nhóm vi sinh vật có đặc điểm gì?
Các vi sinh vật được sử dụng trong xử lí kim loại nặng cần có khả năng hấp thụ, lưu giữ, thay đổi trạng thái điện tích kim loại nặng bằng cách liên kết các kim loại trong tế bào, kết tủa, tích tụ hoặc đóng gói các ion kim loại nặng trong màng nhầy bên ngoài tế bào, giúp chuyển hoá ion kim loại nặng thành dạng không độc và giảm hàm lượng của chúng trong môi trường.
Câu hỏi 3. Nêu tên một số vi sinh vật điển hình có khả năng làm giảm ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường.
Một số vi sinh vật điển hình có khả năng làm giảm ô nhiễm kim loại nặng:
Một số vi khuẩn: Bacillus cereus, Enterobacter cloacae, Thiobacillus ferrooxydars,...
Một số nấm: Penicillium chrysogenum, Aspergillus niger,...
Câu hỏi 1. Em hãy nêu một số nguồn chất thải hữu cơ phổ biến.
Các nguồn chất thải hữu cơ phổ biến là: rác thải sinh hoạt; chất thải trong quá trình chế biến sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi;...
Câu hỏi 2. Vi sinh vật phân hủy các chất thải hữu cơ bằng cách nào?
Vi sinh vật có khả năng tiết enzyme ra ngoài môi trường để phân giải các chất thải hữu cơ phức tạp như cellulose, tinh bột, protein, lipid,... thành các chất hữu cơ đơn giản, sau đó mới hấp thụ các chất này vào cơ thể, cung cấp cho các hoạt động sống.
Câu hỏi 3. Khi phân giải các hợp chất hữu cơ gây ô nhiễm, các vi sinh vật đã tạo thành các sản phẩm chính nào?
Các chất thải hữu cơ chủ yếu là sinh khối thực vật với thành phần cellulose và pectin chiếm tỉ lệ lớn. Ngoài ra, trong chất thải hữu cơ có thể chứa các protein phức tạp, các chất béo,... Các enzyme đo vi sinh vật tiết ra sẽ phân huỷ các chất thải hữu cơ phức tạp thành các sản phẩm chính là các đường đơn, các amino acid, các acid béo,... cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho vi sinh vật sinh trưởng và các sản phẩm trung gian có lợi cho con người.
Câu hỏi 4. Em hãy nêu một số ứng dụng của vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường, cải tạo môi trường và ứng dụng tạo sản phẩm hữu ích trong cuộc sống.
Một số ứng dụng:
Xử lí chất thải trồng trọt như rơm rạ, bã mía, thân cây ngô, vỏ trấu,... thành phân bón hữu cơ, cồn công nghiệp hay cơ chất trồng nấm,...
Xử lí chất thải chăn nuôi, rác thải sinh hoạt hữu cơ, sinh khối thực vật thành khí sinh học dùng làm nhiên liệu hoặc sản xuất chất tẩy rửa hữu cơ giúp giảm ô nhiễm môi trường và mang lại lợi ích kinh tế.
Bài 1. Căn cứ vào những tiêu chí nào để xác định được môi trường bị ô nhiễm?
Một môi trường được gọi là ô nhiễm khi các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tức thời hoặc lâu dài tới sức khoẻ con người, các loài sinh vật và các điều kiện sống khác.
Bài 2. Căn cứ vào những tiêu chí nào để xác định được môi trường đất bị nhiễm kim loại nặng?
Muốn xác định đất có bị ô nhiễm kim loại nặng hay không phải tiến hành theo dõi, phân tích hàm lượng các kim loại nặng có trong đất để xác định hàm lượng cụ thể, sau đó so sánh với bảng tiêu chuẩn. Nếu hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép thì đất bị ô nhiễm kim loại nặng, gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của nhiều loài sinh vật, trong đó có con người.
Bài 3. Em hãy cho biết một số sản phẩm trong đời sống hàng ngày là kết quả của xử lí chất thải hữu cơ bởi vi sinh vật.
Hướng dẫn trả lời:
Một số ứng dụng:
Xử lí chất thải trồng trọt như rơm rạ, bã mía, thân cây ngô, vỏ trấu,... thành phân bón hữu cơ, cồn công nghiệp hay cơ chất trồng nấm,...
Xử lí chất thải chăn nuôi, rác thải sinh hoạt hữu cơ, sinh khối thực vật thành khí sinh học dùng làm nhiên liệu hoặc sản xuất chất tẩy rửa hữu cơ giúp giảm ô nhiễm môi trường và mang lại lợi ích kinh tế.
Bài 4. Phân tích những ưu điểm của việc xử lí các chất thải trong trồng trọt (rơm rạ, thân cây ngô,...) bằng ứng dụng công nghệ vi sinh so với việc xử lí bằng cách đốt các chất thải trên.
Nếu chất thải trồng trọt không được thu gom, xử lí thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường, con người và hệ sinh thái:
Chất độc trong thuốc bảo vệ thực vật và phân bón:
Hoạt động trong trồng trọt:
Hoạt động đốt phần thừa của cây trồng:
Loại chất thải trồng trọt nào có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh là chất thải hữu cơ như rơm, rạ, vỏ trấu, vỏ cà phê, phần lá rau, cuống rau bị bỏ đi...
Quá trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt vừa có tác dụng bảo vệ môi trường, vừa tạo ra phân bón chất lượng phục vụ cho trồng trọt.
Bảng so sánh:
Xử lí chất thải bằng vi sinh vật | Xử lí chất thải bằng cách đốt | |
Ưu điểm | Không gây ô nhiễm môi trường Có Thể tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế phục vụ đời sống con người | Thời gian xử lí nhanh, chi phí thấp |
Nhược điểm | Thời gian xử lí lâu, chi phí tốm kém. | Gây ô nhiễm môi trường Không tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế phục vụ đời sống con người |