[toc:ul]
1. Thế nào là tự nhận thức về bản thân
2. Tự hoàn thiện bản thân
3. Tự hoàn thiện bản thân như thế nào?
a. Yêu cầu chung
b. Học sinh cần làm gì?
Tự hoàn thiện bản thân là vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tư dưỡng rèn luyện. Phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay điểm tốt của người khác để bản thân ngày càng một tốt hơn, tiến bộ hơn.
Cần phải tự hoàn thiện bản thân là bởi vì:
Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm hạn chế riêng
Xã hội ngày càng phát triển, do đó, việc bản thân tự hoàn thiện mình là tất yếu để đáp ứng đòi hỏi của xã hội.
Tự hoàn thiện mình là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngày càng tiến bộ.
Thủa đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
Một lần có bà cụ hàng xóm gặp một việc oan uổng nhờ Cao Bá Quát viết giúp cho lá đơn kêu quan. Cao Bá Quát vui vẻ nhận lời.
Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên chí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Từ đó, ông dốc sức luyện chữ sao cho đẹp.
Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chứ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang giấy mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi tiếng khắp nước là người văn hay chữ tốt.
Sau khi đọc câu chuyện trên em thấy: Cụ Cao Bá Quát là người biết nhận ra điểm yếu của mình nên đã tìm cách khắc phục. Cụ đã nỗ lực để luyện chữ kiên trì vươn lên để dần dần viết chữ đẹp lên thay vì quá xấu như trước.
Chính sự cố gắng đó đã giúp cụ ngày càng hoàn thiện mình hơn và trở thành một nhà văn có tiếng trong nền văn học Việt Nam
Từ tấm gương cụ Cao Bá Quát chúng ta cần phải biết nhìn nhận điểm yếu điểm mạnh của mình để phát huy và khắc phục.
a. Chỉ những người “có vấn đề” về đạo đức mới cần tự hoàn thiện bản thân.
b. Tự hoàn thiện bản thân là việc làm cần thiết nhưng không dễ dàng.
c. Tự hoàn thiện bản thân không phải là làm mất đi bản sắc riêng của mình.
d. Để tự hoàn thiện bản thân, điều quan trọng nhất là phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh.
a. Chỉ những người “có vấn đề” về đạo đức mới cần tự hoàn thiện bản thân.
Em không tán thành vì mỗi con người từ khi sinh ra đến lơn lên chưa có ai là hoàn thiện và hoàn hảo. Vì vậy, quá trình sinh sống, học tập và lớn lên con người luôn luôn phải cố gắng để hoàn thiện mình hơn, phát huy thế mạnh, bù đắp những điểm yếu. Vì vậy, hoàn thiện bản thân là việc làm của tất cả mọi người chứ không là của riêng ai.
b. Tự hoàn thiện bản thân là việc làm cần thiết nhưng không dễ dàng.
Em đồng ý vì trước hết để hoàn thiện bản thân, họ phải tìm thấy được điểm yếu của mình. Mấy ai tự chê mình bao giờ, nên đó cũng là một khó khăn ban đầu trong việc hoàn thiện bản thân. Hơn nữa, hoàn thiện bản thân là cần phải sự kiên trì, chịu khó, không ngừng học tập, tu dưỡng.
c. Tự hoàn thiện bản thân không phải là làm mất đi bản sắc riêng của mình.
En đồng ý vì tự hoàn thiện bản thân là sự khắc phục, sửa chữa những điểm yếu của bản thân, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân tiến bộ, hoàn thiện chứ không mất đi bản sắc của mình.
d. Để tự hoàn thiện bản thân, điều quan trọng nhất là phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh.
Em không đồng ý vì mình muốn mình hoàn thiện bản thân thì mình phải tự nhận thấy điểm yếu của mình rồi cố gắng khắc phục dựa trên sự nỗ lực và kiên trì của bản thân. Nhận được sự giúp đỡ của người khác cũng là điều tốt nhưng đó chỉ là yếu tố phụ, cái cốt lõi chính là ở mình.
Em hãy lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân theo các mục sau: