Giải GDCD 10 bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội - trang 45 GDCD lớp 10. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được tóm tắt ngắn gọn, dễ học. Tất cả hệ thống bài tập đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt GDCD 10 bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Tồn tại xã hội

  • Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và điều kiện  sinh hoạt vật chất của xã hội. 

a. Môi trường tự nhiên

  • Bao gồm: Điều kiện địa lí, của cải tự nhiên và nguồn năng lượng
  • Vai trò của môi trường tự nhiên:
    • Là điều kiện tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại và phát triển xã hội.
    • Con người tác động vào giới tự nhiên theo hai hướng: Tích cực và tiêu cực
    • Sự khai thác môi trường tự nhiên phụ thuộc vào ý thức của con người: Đúng quy luật tự nhiên hay trái với quy luật tự nhiên

b. Dân số

  • Là số dân trong một hoàn cảnh địa lí nhất định
  • Dân số là điều kiện tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại xã hội
  • Tốc độ phát triển dân số nhanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển mọi mặt của đất nước.

c. Phương thức sản xuất

  • Phương thức sản xuất là cách thức con người làm ra của cải vật chất trong những giai đoạn nhất định của lịch sử.
  • Câu trúc: Bao gồm 2 yếu tố lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
  • Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
    • Trong quá trình phát triển của PTSX, LLSX là mặt luôn phát triển, QHSX thay đổi chậm hơn.
    • Mâu thuẫn xảy ra khi LLSX phát triển và QHSX cũ không còn phù hợp với nó.

=> Giải quyết mâu thuẫn là sự chấm dứt PTSX đã lỗi thời và thay thế bằng PTSX mới. PTSX mới ra đời khi QHSX phù hợp với tính chất, trình độ của LLSX.

2. Ý thức xã hội:

a. Ý  thức xã hội là gì?

  • Là sự phản ánh tồn tại xã hội bao gồm toàn bộ quan điểm, quan niệm của cá nhân trong xã hội từ các hiện tượng tình cảm, tâm lí đến các quan điểm và học thuyết chính trị, pháp luật, tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật, khoa học, triết học.

b. Hai cấp độ của ý thức xã hội

  • Tâm lí xã hội
  • Hệ tư tưởng

3. Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

a. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

  • Tồn tại xã hội là cái có trước, quyết định ý thức xã hội. Khi tồn tại xã hội thay đổi cũng kéo theo sự thay đổi của ý thức xã hội

b. Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội

  • Những ý thức xã hội tiên tiến có thể phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan, chỉ đạo con người trong những hoạt động thực tiễn đạt kết quả cao, thúc đẩy xã hội phát triển toàn diện.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI TẬP CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Tồn tại xã hội bao gồm những yếu tố nào? Yếu tố nào giữ.....

Tồn tại xã hội bao gồm những yếu tố nào? Yếu tố nào giữ vai trò quyết định? Tại sao?

Trả lời:

Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố chính:

  • Môi trường tự nhiên
  • Dân số
  • Phương thức sản xuất

Trong số các yếu tố này thì phương thức sản xuất là yếu tố quyết định.

Bởi vì: trình độ của phương thức sản xuất như thế nào  sẽ quyết định sự tác động của  con người đến môi trường tự nhiên  và quy mô phát triển dân số như thế ấy.

Câu 2: Hãy phân tích tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội?

Trả lời:

Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hoá vai trò của ý thức xã hội mà còn bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường khi phủ nhận tác động tích cực của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. Ph.Ăng ghen viết: “Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật v.v đều dựa vào sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế”.

Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể; vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh; vào vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng và vào mức độ mở rộng của tư tưởng trong quần chúng. Chẳng hạn hệ tư tưởng tư sản đã tác động mạnh mẽ đến xã hội các nước Tây Âu thế kỷ XVII, XVIII. Hệ tư tưởng vô sản trở thành vũ khí về mặt tư tưởng của giai cấp vô sản đấu tranh để xoá bỏ xã hội tư bản.

Sự tác động của ý thức xã hội tới tồn tại xã hội biểu hiện qua hai chiều hướng. Nếu ý thức xã hội tiến bộ thì tác động thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển, nếu ý thức xã hội lạc hậu sẽ cản trở sự phát triển của tồn tại xã hội.

Như vậy, nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội chỉ ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển ý thức xã hội, nó bác bỏ quan điểm siêu hình, máy móc, tầm thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

Câu 3: Khi bàn về quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội,....

Khi bàn về quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, em tán thành ý kiến nào sau đây? Tại sao?

a) Đi-đờ-rô (1713 - 1784), nhà Triết học người Pháp cho rằng: Thượng đế chỉ là sự thần thánh hóa các điều kiện sồng hiện thực của con người mà thôi.

b) Phoi-ơ-bắc nói một cách hình ảnh: Người trong cung điện thì suy nghĩ khác người trong túp lều.

c) Trong tất cả những chuyển biến lịch sử, sự chuyển biến về chính trị là quan trọng nhất, quyết định sự phát triển của xã hội.

d) Nhân tố kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất trong lịch sử.

d) Mọi học thuyết về đạo đức có từ trước đến nay, xét đến cùng, đều là sản phẩm của tình hình kinh tế lúc bấy giờ.

Trả lời:

Em tán thành với ý kiến: Mọi học thuyết về đạo đức có từ trước đến nay, xét đến cùng, đều là sản phẩm của tình hình kinh tế lúc bấy giờ. 

Bởi vì ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định. 

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net