[toc:ul]
Ví dụ: Ông A mua xe đạp cho con đi học, thanh toán hết 700000 đồng.
Ví dụ: Sau mùa thu hoạch lúa, ông A đã bán 10 tấn lúa và 5 tấn mía, còn lại 50 tấn lúa do sự biến động của giá cả trên thị trường ông A không bán số lúa còn lại mà chờ khi giá tăng lên ông mới bán.
Gợi ý trả lời các ý chính:
Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.
Quan hệ cung – cầu được biểu hiện cụ thể như sau:
=>giá cả và cung tỉ lệ thuận với nhau
=>giá cả và cầu tỉ lệ nghịch với nhau.
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, quan hệ cung – cầu có vai trò quan trọng đối với người bán và người mua.
Trong nhiều hoàn cảnh, nhiều trường hợp giá cả thị trường có sự biến động có lúc giá lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng giá trị hàng hóa trong sản xuất. Từ đó sinh ra khái niệm lời, lỗ đối với người cung.
Khi giá tăng thì các doanh nghiệp -> Mở rộng SX
Khi giá giảm thì các doanh nghiệp -> Thu hẹp SX
Khi nào nên mua hàng hoá: Cung > cầu
Khi nào không nên mua hàng hoá: Cung < cầu
Khi người bán hàng hóa trên thị trường để có lợi, em hãy chọn trường hợp nào sau đây ?
a. Cung = cầu
b. Cung > cầu
c. Cung < cầu.
Khi người bán hàng hóa trên thị trường để có lợi thì:
Đáp án: c. Cung < cầu
Vì: Cung < cầu thì giá hàng hóa sẽ tăng lên -> người bán sẽ thu lại được lợi nhuận.
Khi người mua hàng hóa trên thị trường để có lợi, em hãy chọn trường hợp nào sau đây ?
a. Cung = cầu
b. Cung > cầu
c. Cung < cầu.
Khi người mua hàng hóa trên thị trường để có lợi thì:
Đáp án: B. Cung > cầu
Vì khi cung > cầu lượng hàng hóa nhiều -> giá thành hàng hóa giảm -> người mua có lợi.
Khi trên thị trường, quan hệ cung – cầu bị rối loạn vì một số nguyên nhân khác nhau ( hạn hán, mất mùa do sâu bệnh, lũ lụt) nhà nước đã tiến hành điều tiết bằng cách thông qua các chính sách như giảm thuế, trợ cấp vốn, trợ cấp lương thực… để cân đối lại cung – cầu.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp như có người đầu cơ tích trữ hàng hóa, lạm dụng hoàn cảnh khó khăn của người dân để nâng giá bán thì nhà nước sẽ có biện pháp xử lí kịp thời, trừng trị đúng theo pháp luật.
Khi nước ta là thành viên của tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) theo em, mối quan hệ cung – cầu về hàng hóa và việc làm sẽ diễn ra như thế nào ?
a. Thuận lợi
b. Khó khăn
c. Vừa thuận lợi, vừa khó khăn.
Tại sao em lại chọn phương án đó?
Khi nước ta là thành viên của tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) theo em, mối quan hệ cung – cầu về hàng hóa và việc làm sẽ diễn ra:
Đáp án: C. Vừa thuận lợi, vừa khó khăn
Sở dĩ em chọn đáp án đó là vì: Khi nước ta gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) chúng ta sẽ có thêm thị trường để tung hàng hóa của mình ra bên ngoài để được nhiều nước biết đến hơn đó là lợi thế.
Tuy nhiên, trái ngược lại, chúng ta lại phải chịu sự cạnh tranh rất ác liệt và mạnh mẽ từ các nước khác. Rõ ràng, nước ta đang là nước nông nghiệp, điều kiện vật chất trang thiết bị còn nghèo nàn nên việc phải chịu áp lực cạnh tranh là điều trở ngại và khó khăn. Hàng hóa bị cạnh tranh gay gắt về chất lượng, mẫu mã, lượng cung về hàng hóa sẽ gặp khó khăn đối với thị trường các nước phát triển. Lượng cầu về việc làm đòi hỏi trình độ tay nghề cao, cần phải cố gắng và thay đổi nhiều mới có thể có chỗ đứng trên thị trường chung của WTO,…
Tuy nhiên, nếu chúng ta biết cách khắc phục và phát huy thế mạnh của mình thì hàng hóa sẽ được