Giải GDCD 12 bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo - trang 45 GDCD lớp 12. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được tóm tắt ngắn gọn, dễ học. Tất cả hệ thống bài tập đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt GDCD 12 bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo nhé.

[toc:ul]

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI TẬP CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Em hãy nêu một vài chính sách của Nhà nước thể hiện quyền bình đẳng....

Em hãy nêu một vài chính sách của Nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Trả lời:

Chính sách thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc: Ưu tiên các dân tộc ít người, hỗ trợ kinh tế, ổn định cuộc sống, định canh định cư. Mặt khác, những học sinh của đồng bào dân tộc ít người, khi đi thi thường được cộng thêm điểm ưu tiên so với những học sinh ở khu vực có điều kiện hơn.

Chính sách thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo: Mọi người đều được coi trọng như nhau. Bằng chứng, hiện tại nhà nước đã cho phép những người thiên chúa giáo tham gia vào hoạt đông của nhà nước như: quân đội, chính trị...

Câu 2: Tại sao để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Nhà nước cần....

Tại sao để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Nhà nước cần quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp?

Trả lời:

Nước ta có 54 dân tộc khác nhau. Mỗi dân tộc có một phong tục tập quán khác nhau và cũng có nền kinh tế phát triển khác nhau. Với nhiều dân tộc ít người, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn hơn.

Để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Nhà nước cần quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp là bởi vì: Một đất nước muốn phát triển thì không chỉ cần một dân tộc phát triển mà cần tất cả các dân tộc trong quốc gia đó phát triển. Vì vậy, nhà nước luôn chú trọng đầu tư phát triển cho các dân tộc có nền kinh tế thấp nhằm mục đích nâng cao đời sống của những người dân và đồng thời giảm sự chênh lệch về kinh tế của các dân tộc. Tạo nên một đất nước có các dân tộc phát triển đồng đều để cùng kết hợp lại với nhau đưa đất nươc đi lên.

Câu 3: Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa như thế nào....

Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa?

Trả lời:

Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh phát triển bên vững đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó của nhân dân Việt Nam,  tạo sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc xây dựng đất nước phồn thịnh.

Câu 4: Nêu một vài ví dụ chứng tỏ Nhà nước quan tâm tạo điều kiện....

Nêu một vài ví dụ chứng tỏ Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc.

Trả lời:

Hiến pháp 2013, điều 16 quy định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội

Nhà nước đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước ở

Chương trình 135 giúp phát triển kinh tế những xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Nhà nước dành nguồn đầu tư tài chính để mở mang hệ thống trường, lớp ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và miền núi; có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học

Câu 5: Anh Nguyễn Văn T yêu chị Trần Thị H. Hai người quyết định kết hôn,....

Anh Nguyễn Văn T yêu chị Trần Thị H. Hai người quyết định kết hôn, nhưng bố chị H không đồng ý, vì anh T và chị H không cùng đạo. Cho biết ý kiến của em về việc này.

Trả lời:

Em cảm thấy không đồng tình với việc vì  anh T và chị H không cùng đạo mà bố chị H không cho phép cưới nhau.

Mỗi người sinh ra đều theo một đạo riêng. Và mục đích cuối cung cũng chỉ là cầu mong bình yên, ấm no và hạnh phúc cho mình cũng như những người thân xung quanh mình. Vì thế việc làm như vậy của bố chị H là không đúng, như vậy là chưa tôn trọng các tôn giáo khác.

Nếu em không may rơi vào trường hợp như vậy em sẽ cùng người yêu thuyết phục bố bằng cách nói rõ lí lẽ cho bố hiểu. Bởi con người xấu hay tốt không phải do tôn giáo mà họ theo quy định mà do sự rèn luyện của từng người. Vì vậy, dù có khác tôn giáo khác phong tục nhưng không nên vì điều đó mà chối bỏ không chấp nhận người mà con gái mình chọn ý chung nhân của mình

Câu 6: Em hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu dưới đây.

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:

a.  Công dân có quyền không theo bất kì một tôn giáo nào

b.  Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.

c.  Người đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác.

d.  Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡng, tôn giáo đó.

Trả lời:

Đáp án đúng là : b.  Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.

II. CÂU HỎI BỔ SUNG

Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, em hiểu thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc....

Dựa vào kiến thức đã học, em hiểu thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị? Theo em, việc nhà nước đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Nước ta là nước có đông dân tộc, do đó bình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc. Là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc.

Quyền bình đẳng các dân tộc được thể hiện trên nhiều mặt khác nhau, trong đó có quyền bình đẳng các dân tộc về chính trị.

Theo đó, quyền bình đẳng các dân tộc về chính trị là việc các dân tộc đều bình đẳng trong việc tham gia, đóng góp các vấn đề liên quan đến chính trị để xây dựng đất nước. Tất cả công dân của các dân tộc đều được thông qua quyền quản lí của mình để tham gia quản lí nhà nước, tham gia vào bộ máy chính trị của nhà nước. Không được phân biệt các dân tộc thiểu số và các dân tộc đa số, không phân biệt dân tộc, miễn sao người có tâm, có tài đủ năng lực để tham gia vào bộ máy nhà nước thì đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.

Theo em, việc , việc nhà nước đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Về mặt nhà nước thì chứng tỏ được việc nhà nước rất công tâm trong việc lựa chọn người tài, trong việc tôn trọng các dân tộc không kể miền núi, đồng bằng hay miền biển. Từ đó, giúp các dân tộc gắn bó, đoàn kết lại với nhau.

Về nhân dân, sẽ giúp cho nhân dân cảm thấy tin tưởng vào sự lãnh đạo của nhà nước, luôn công tâm, luôn tôn trọng ý kiến của dân, từ đó người dân các dân tộc luôn cố gắng để cùng nhau xây dựng đất nước.

Câu 2: Các dân tộc ở Việt Nam bình đẳng về kinh tế như thế nào?...

Các dân tộc ở Việt Nam bình đẳng về kinh tế như thế nào? Hãy lấy ví dụ cụ thể?

Trả lời:

Ở nước ta, quyền bình đẳng về kinh tế của các dân tộc luôn được coi là nguyên tắc quan trọng. Và quyền bình đẳng về kinh tế cũng là một trong những nguyên tắc như vậy.

Ở nước ta, kinh tế các vùng miền phát triển không đồng đều. Tuy nhiên, không vì điều đó mà nhà nước chỉ tập trung đầu tư ở các vùng phát triển hay chỉ mải mê tập trung ở những nơi khó khăn. Mà nhà nước luôn bình đẳng, luôn đầu tư cho tất cả các vùng để phát triển kinh tế, không bất kể, đồng bằng miền núi hay vùng xa…Bởi mỗi vùng miền đều có những tiềm năng phát triển của mình, khi được sự quan tâm và đầu tư của nhà nước sẽ giúp vùng đó vươn lên để làm giàu. Từ đó cũng dần xóa bỏ được sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, các dân tộc với nhau, tạo thành một đất nước có nền kinh tế phát triển đồng đều.

Ví dụ: Tây Bắc là vùng núi cao và khó khăn của nước ta. Tuy nhiên, nhà nước vẫn đầu tư mạnh mẽ để khai thác có hiệu quả lợi thế tiềm năng của khu vực Tây Bắc trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã dành một khoản ngân sách lớn đầu tư cho khu vực này. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ tính riêng năm 2014, tổng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước dành cho Tây Bắc là trên 15.472 tỷ đồng, chiếm 12,53% của cả nước và bằng 99,8% so với năm 2013. Trong đó, vốn trong nước trên 14.130 tỷ đồng, còn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên 1.430 tỷ đồng để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn…

Câu 3: Chứng minh rằng: “Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết....

Chứng minh rằng: “Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”?

Trả lời:

Bình đẳng dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không bị phân biệt theo đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc màu da đều được nhà nước tôn trọng và pháp luật bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

Bình đẳng dân tộc là ở nước ta một trong những nguyên tắc quan trọng hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc. Bởi đó là cơ sở và tiền đề để ổn định xã hội, phát riển kinh tế.

Bình đẳng dân tộc giúp nước ta ổn định chính trị, các dân tộc đều được bình đẳng, thực  hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình, không cạnh tranh, tranh giành lẫn nhau. Từ đó tạo nên một xã hội công bằng.

Bình đẳng dân tộc giúp các vùng miền phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng có sẵn và sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước. Đặc biệt nhà nước vẫn chú trọng đầu tư hơn cho các vùng núi, vùng sâu vùng xa để đời sống người dân ở đó tốt hơn và giảm dần sự chênh lệch phát triển kinh tế giữa miền núi và đồng bằng tạo nên một đất nước có nền kinh tế phát triển đồng đều và ngày càng giàu mạnh.

Bình đẳng dân tộc giúp cho mỗi dân tộc được bảo vệ các nét văn hóa, phong tục văn hóa tốt đẹp riêng của mình dựa trên sự tôn trọng của các dân tộc khác. Từ đó nước ta vẫn duy trì được nền văn hóa đa màu sắc độc đáo, vừa củng cố được sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc, tạo nên một cộng đồng mạnh mẽ.

Từ đó ta thấy, bình đẳng dân tộc có ý nghĩa vô cùng to lớn… Chính vì thế mà có câu nói: Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

Câu 4: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết quyền bình đẳng giữa các tôn giáo....

Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết quyền bình đẳng giữa các tôn giáo có ý nghĩa như thế nào? Và để quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thực hiện, nhà nước ta đã có những chính sách nào?

Trả lời:

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của Pháp luật, đều bình đẳng trước pháp luật, những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo vệ.

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đó là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó nhân dân Việt Nam, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh.

Để thực hiện uqyeenf bình đẳng giữa các tôn giáo, Đảng và pháp luật nước ta đã có những chính sách:

Nhà nước đảm bảo quyền hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật

Nhà nước thừa nhận và đảm bảo cho công dân có hoặc không có tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.

Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo không theo tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com