[toc:ul]
Khái niệm:
Ý nghĩa
Rèn luyện tính tự tin:
Mỗi bạn tự liên hệ vào bản thân của mình và trả lời câu hỏi theo mẫu
Em tự nhận thấy e chưa thực sự có tính tự tin. Bởi khi gặp một số việc khó hay bài khó em vẫn có sự nản lòng, chùn bước. Tuy nhiên, trong một số việc em đã cố gắng để tự tin và đạt được việc tốt nhờ tính tự tin đó. Ví dụ như: Em đã đi được xe đạp sau nhiều lần vấp ngã, cố gắng kiên trì giải bằng được bài tập và cuối cùng đạt được điểm 10 cao nhất lớp, dám đứng lên đám đông để kể chuyện về Bác và đạt được giải nhất…
(1) Người tự tin là người biết tự giải quyết lấy công việc của mình;
(2) Người tự tin chỉ một mình quyết định công việc, không cần hỏi ý kiến ai;
(3) Người tự ti luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối;
(4) Người tự tin không lệ thuộc, dựa dẫm vào người khác;
(5) Người tự tin dám tự quyết định và hành động;
(6) Tính rụt rè làm cho con người khó phát huy được khả năng của mình;
(7) Người tự tin không cần hợp tác với ai;
(8) Người có tính ba phải là người thiếu tự tin;
(9) Người tự tin luôn tự đánh giá cao bản thân mình.
Em đồng ý với các ý kiến sau:
(1) Người tự tin là người biết tự giải quyết lấy công việc của mình ;
Vì họ dám tin tưởng vào khả năng của mình, biết cố gắng để giải quyết công việc không cần sự can thiệp và giúp đỡ từ người khác.
(3) Người tự ti luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối ;
Vì họ không dám đặt mình lên trê người khác, không tin tưởng vào khả năng của mình, luôn cảm thấy mình bị thua kém người khác.
(4) Người tự tin không lệ thuộc, dựa dẫm vào người khác ;
Vì người tự tin họ biết được đâu là khả năng của mình, và mình có thể làm được điều đó hay không. Vì vậy, họ có thể quyết định được mọi hành động và việc làm của mình.
(5) Người tự tin dám tự quyết định và hành động ;
Vì Người tự tin là tin tưởng vào khả năng của mình, chủ động trong mọi công việc, dám quyết định, không hoang mang dao động.
(6) Tính rụt rè làm cho con người khó phát huy được khả năng của mình ;
Vì khi rụt rè, họ không dám nhận khả năng của mình ở đâu, mức độ nào để làm mà họ luôn hạ thấp mình so với người khác nên chính bản thân họ cũng như người khác khó biết được thế mạnh của họ là gì để phát huy.
(8) Người có tính ba phải là người thiếu tự tin ;
Vì người có tính ba phải là người không có chứng kiến của mình, không có lập trường, không tin vào mình, đúng sai không biết thì không thể tự tin để hoàn thành công việc được.
Các em có thể lấy một tấm gương tự tin ở lớp, ở trường hoặc nơi em sinh sống.
Ví dụ:
Quân là một người bạn học cùng em từ hồi cấp 1. Từ bé, Quân đã bị cắt đi một chân. Nhiều bạn thường gọi bạn ấy bằng Quân cụt để giễu cợt. Quân buồn và đôi khi còn phải khóc vì sự trêu đùa quá đáng của các bạn. Một thời gian, Quân sống cô lập và tránh xa các bạn, có những hôm Quân bỏ học không dám đến trường. Nhưng sau đó, nhờ sự động viên của cô và các bạn, Quân đã hòa nhập lại. Quân không còn nhút nhát, sợ sệt nữa, thay vào đó Quân đã thay đổi thành một người mạnh mẽ hơn, tự tin hơn, bạn ấy cố gắng học tập và luôn là học sinh chăm ngoan học giỏi nhất nhì lớp. Ai cũng nể phục Quân và không còn dám trêu Quân với các tên Quân cụt nữa.
Giờ kiểm tra toán, cả lớp đang chăm chú làm bài. Hân làm xong bài, nhìn sang bên trái, thấy đáp số của Hoàng khác đáp số của mình, Hân vội vàng chữa lại bàiế Sau đó, Hân lại quay sang phải, thấy Tuấn làm khác mình, Hân cuống lên định chép nhưng đã muộn, vừa lúc đó, cô giáo nhắc cả lớp nộp bài.
Em hãy nhận xét hành vi của Hân trong tình huống trên.
Em nhận thấy, hành vi của Hân trong tình huống trên đã thể hiện tính cách của bạn ấy. Hân là người không có lòng tự tin, bạn ấy không tin vào khả năng của mình, nên gió chiều nào theo chiều ấy, ba phải không có lập trường. Hễ ai có kết quả khác là bị dao động. Và từ đó cũng cho thấy Hân là người không có tính nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
Em đã rèn luyện tính tự tin bằng cách: