Giải GDCD 7 bài 8: Khoan dung

PHẦN 4. SINH HỌC CƠ THỂ

CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHỦ ĐỀ 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHỦ ĐỀ 5: CƠ THỂ LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT VÀ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ

[toc:ul]

I. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC

Khái niệm:

  • Khoan dung là rộng lòng tha thứ, tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

Đặc điểm:

  • Biết lắng nghe để hiểu người khác.
  • Biết tha thứ cho người khác.
  • Luôn tôn trọng, thông cảm và chấp nhận ý kiến của người khác.
  • Không hẹp hòi khi nhận xét về người khác.

Ý nghĩa của khoan dung:

  • Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt
  • Nhờ có lòng khan dung cuộc sống và quan hệ giữa mọi trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu

Rèn luyện lòng khoan dung:

  • Sống cởi mở, gần gũi với mọi người
  • Cư xử chân thành, rộng lượng
  • Tôn trọng, chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu a: Hãy kể lại  một việc làm thể hiện lòng khoan dung của em,...

Hãy kể lại  một việc làm thể hiện lòng khoan dung của em, của bạn em hoặc của người lớn mà em biết?

Trả lời:

Trong một lần lớp đi chơi dã ngoại, nhưng em không đi được do mẹ đang ốm, bố đi làm xa, em gái không ai trông nom. Nên em không thể đi  với lớp được. Hạnh dù biết hoàn cảnh em như vậy nhưng vẫn cố tình nói với các bạn rằng em tiếc tiền và không muốn chơi với các bạn trong lớp. Từ sau hôm đó, một số bạn xa lánh và không còn chơi với em. Sau đó mấy hôm, trong một lần Hạnh đang chơi trò nhảy dây thì bị ngã, em liên chạy vội lại cõng bạn lên phòng y tế băng bó, Hạnh cảm ơn và ân hận về hành động của mình. Trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, Hạnh đã xin phép cô giáo đứng dậy xin lỗi em và nói rõ sự thật để các bạn không còn hiểu lầm em nữa. Em tha lỗi cho bạn và mọi người lại chơi vui vẻ với nhau.

Câu b: Những hành vi nào sau đây thể hiện  lòng khoan dung? Tại sao?

  • Bỏ qua lỗi nhỏ cho bạn
  • Tìm cách che đậy khuyết điểm của bạn
  • Nhường nhịn bạn bè và em nhỏ
  • Mắng nhiếc người khác nặng lời khi không vừa ý
  • Ôn tồn, thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa khuyết điểm
  • Hay chê bai người khác
  • Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người
  • Hãy trả đũa người khác
  • Đổ lỗi cho người khác.

Trả lời:

Những hành vi thể hiện lòng khoan dung là:

  • Bỏ qua lỗi nhỏ cho bạn
  • Nhường nhịn bạn bè và em nhỏ
  • Ôn tồn, thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa khuyết điểm
  • Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người

Đây là những hành vi thể hiện lòng khoan dung là bởi vì: những hành vi đó thể hiện là người biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người, sống cởi mở, thân ái và biết nhường nhịn.

Câu c: Lan và Hằng ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần, Hằng vô ý làm dây....

Lan và Hằng ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần, Hằng vô ý làm dây mực ra vở của Lan. Lan nổi cáu, mắng Hằng và cố ý vẩy mực vào áo Hằng. Em hãy nhận xét thái độ và hành vi của Lan?

Trả lời:

Qua tình huống trên em nhận thấy, Lan không độ lượng, khoan dung với việc làm vô ý của Hằng. Hành vi của Lan là hành vi cố tình làm điều sai trái, đáng chế trách. 

Câu d: Tan học, Trung vừa lấy được xe đạp ra và đang chuẩn bị đi....

Tan học, Trung vừa lấy được xe đạp ra và đang chuẩn bị đi thì một bạn gái đi xe đạp không hiểu vì sao xô vào Trung làm Trung bị ngã, xe đổ, cặp sách của Trung văng ra, chiếc áo trắng vấy bẩn. Nếu em là Trung, trong tình huống đó, em sẽ làm gì?

Trả lời:

Nếu em là Trung em sẽ tìm hiểu xem nguyên nhân do vô tình hay cố ý bạn gái đó đã làm em bị ngã.

  • Nếu bạn gái đó vô tình và biết xin lỗi thì em sẽ nhẹ nhàng tha thứ cho bạn.
  • Nếu bạn cố ý, em sẽ phân tích giải thích cho bạn thấy tác hại của việc làm đó. Nếu bạn nhận ra lỗi lầm đó em sẽ bỏ qua, tha thứ cho bạn.

Câu đ: Hãy nêu một vài tình huống  mà em có thể gặp (ở trường, ở nhà,...

Hãy nêu một vài tình huống  mà em có thể gặp (ở trường, ở nhà, ở ngoài đường, ở nơi công cộng) đòi hỏi có lòng khoan dung và nêu cách ứng xử của mình. Ví dụ: giữa em và bạn em hiểu lầm nhau và giận nhau.

Trả lời:

Trong một lần chơi đá bóng ngoài sân, Hải và Tuấn đang tập chuyền bóng cho nhau để chuẩn bị cho kì đại hội thể thao của trường. Trong một cú chuyền, Hải lỡ chân đá hơi mạnh, bóng tâng cao lọt vào sân nhà bác hàng xóm làm vỡ chậu hoa của bác. Hải không ngần ngại vội chạy vào xin lỗi bác với vẻ mặt ân hận. Nhưng bác chủ nhà cho rằng Hải vô tình và bắt Hải phải mang chậu hoa mới trả lại thì bác mới trả quả bóng.

Trong trường hợp này, nếu là em thì em sẽ tha lỗi cho Hải và khuyên Hải với Tuấn lần sau chơi bóng nên ra ở sân vận động để chơi cho thoải mái lại không sợ làm ảnh hưởng đến những nhà xung quanh.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com