Giải chi tiết Sinh học 11 Cánh diều mới bài 17: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Giải bài 17: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật sách sinh học 11 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Quan sát hình 17.1, kể tên các yếu tố môi trường tác động đến cây ngô. Những yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô?

Quan sát hình 17.1, kể tên các yếu tố môi trường tác động đến cây ngô. Những yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô?

Hướng dẫn trả lời:

Các yêu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây ngô:

  • Nhiệt độ
  • Độ ẩm đất
  • Năng lượng mặt trời
  • Thành phần của khí quyển
  • Độ thoáng khí của đất

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

I. MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

Thực vật có sinh trưởng, phát triển cùng tốc độ ở các môi trường khác nhau không?

Hướng dẫn trả lời:

Ở môi trường khác nhau, các yếu tố môi trường ngoài tác động lên cơ thể thực vật cũng khác nhau, nên thực vật không sinh trưởng, phát triển cùng tốc độ ở các môi trường cũng khác nhau.

II. CÁC NHÂN TỐ CHI PHỐI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA

Câu hỏi 1: Quan sát hình 17.2, cho biết yếu tố nào chi phối sự ra hoa của cây Arabidopsis sp.?

Câu hỏi 1: Quan sát hình 17.2, cho biết yếu tố nào chi phối sự ra hoa của cây Arabidopsis sp.?

Hướng dẫn trả lời:

Nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài chi phối sự ra hoa của cây Arabidopsis sp.

Nhân tố bên trong:

  • Tuổi của cây: Tùy vào giống và loài, cây đến độ tuổi xác định sẽ ra hoa
  • Tương quan dinh dưỡng: Tương quan các hợp chất carbohydrate (C) và các hợp chất chứa nitrogene (N) trong cây chi phối sự chuyển pha phát triển sinh dưỡng sang phát triển sinh sản. Tỉ lệ C/N lớn cây sẽ ra hoa
  • Tương quan hormone: Tương quan hormone chi phối sự ra hoa của thực vật. Gibberellin giữ vai trò quyết định trong sự ra hoa của thực vật. Protein CONSTANS (CO) có tác động kích thích sự ra hoa ở thực vật. Tương quan hormone cũng điều tiết các quá trình phát triển khác ở thực vật có hoa

Các nhân tố bên ngoài:

  • Ánh sáng: Ánh sáng chi phối sự phát triển thực vật có hoa thông qua thời gian chiếu sáng (quang chu kì), phổ ánh sáng và cường độ
  • Nhiệt độ: Sự phát triển của thực vật phụ thuộc vào nhiệt độ

Câu hỏi 2: Quan sát hình 17.3, cho biết quang chu kì là gì?

Câu hỏi 2: Quan sát hình 17.3, cho biết quang chu kì là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Quang chu kì là sự phát triển của thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm. Được chia làm 3 nhóm:

  • Cây ngày ngắn ra hoa trong điều kiện ngày ngắn với thời gian chiếu sáng thường dưới 10 giờ, thời gian tối đa liên tục trên 14 giờ
  • Cây ngày dài ra hoa trong điều kiện ngày dài với thời gian chiếu sáng thường trên 14 giờ hoặc thời gian tối liên tục dưới 10 giờ
  • Cây trung tính ra hoa không phụ thuộc vào độ dài thời gian chiếu sáng

III. ỨNG DỤNG KIẾN THỨC VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT TRONG THỰC TIỄN

Nêu ví dụ ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở thực vật trong thực tiễn.

Hướng dẫn trả lời:

  • Thiết lập nhiệt độ thích hợp, bổ sung ánh sáng nhân tạo bằng đèn LED (ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh) khi trồng cây rau thủy canh trong nhà kính
  • Phá ngủ hạt, củ bằng hormone thực vật hoặc chất điều hòa sinh trưởng (ví dụ: sử dụng gibberellin phá ngủ hạt cây đào, cây táo, ...), bằng nhiệt độ thấp (ví dụ: củ hoa tulip, ...)
  • Điều khiển sự ra hoa bằng chất dinh dưỡng, hormone hoặc chất điều hòa sinh trưởng, chế độ chiếu sáng và nhiệt độ thấp. Ví dụ: khi trồng cây hoa cục vụ đông, cần chiếu sáng bổ sung vào lúc 16 - 20 giờ tối để kéo dài thời gian sinh trưởng sinh dưỡng, cây ra hoa đúng vụ tết.

IV. THỰC HÀNH QUAN SÁT TÁC DỤNG CỦA BẤM NGỌN, TỈA CÀNH, PHUN KÍCH THÍCH TỐ LÊN CÂY, TÍNH TUỔI CÂY

1. Quan sát tác dụng của bấm ngon, tỉa cành

Hướng dẫn trả lời:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

- Tên thí nghiệm: Quan sát tác dụng của bấm ngon, tỉa cành

- Nhóm thực hiện: .........................................

- Kết quả và thảo luận: Sau 7 - 10 ngày bấm ngọn, tỉa cành, chồi nách và lá phát triển nhiều hơn.

- Kết luận: 

  • Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để cây chuyển sang giai đoạn trưởng thành (ra hoa, tạo quả) nhanh hơn và tạo thêm nhiều chồi nách. Từ đó giúp tạo ra nhiều sản phẩm hơn.
  • Tỉa cành: Trong trồng trọi, người ta áp dụng biện pháp tỉa cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.

- Phụ lục (nếu có)

2. Quan sát tác dụng của kích thích tố đối với thực vật

Hướng dẫn trả lời:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

- Tên thí nghiệm: Quan sát tác dụng của kích thích tố đối với thực vật

- Nhóm thực hiện: ...................................

- Kết quả và thảo luận: HS dựa vào số liệu thực tế để lập bảng và vẽ biểu đồ

- Kết luận: Khi bổ sung thêm hormone hoặc chất điều hòa sinh trưởng làm thay đổi tương quan hormone trong cây, thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển của cây theo hướng hormone ưu thế.

- Phụ lục (nếu có)

3. Tính tuổi cây

Hướng dẫn trả lời:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

- Tên thí nghiệm: Tính tuổi cây

- Nhóm thực hiện: .............................

- Kết quả và thảo luận: số vòng sáng và tối màu trên miếng gỗ cắt ngang thân cây là: .... vòng sáng, ..... vòng tối.

- Kết luận: Sinh trưởng thứ cấp tạo ra các vòng gỗ trong thân cây. Mỗi vòng gỗ gồm một lớp gỗ sớm sáng màu và lớp gỗ muộn tối màu. Một vòng gỗ tương ứng với một năm nên qua đếm số vòng sẽ tính được tuổi của cây thân gỗ lâu năm

- Phụ lục (nếu có)

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Nêu ví dụ mỗi yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.

Hướng dẫn trả lời:

  • Ánh sáng đỏ kích thích sự nảy mầm của hạt, sinh trưởng thân lá và ra hoa
  • Ánh sáng xanh gây giảm sinh trưởng thân, lá
  • Khi bị hạn, chiều cao cây và kích thuosc lá của cây ngô đồng B73 giảm so với cây ngô không bị hạn
  • Nhiệt độ tối ưu với sinh trưởng và phát triển thực vật, thường ở khoảng 20 - 30 độ với cây nhiệt đới, khoảng 15 - 20 độ với cây ôn đới

Câu hỏi 2: Tìm ví dụ sự sinh trưởng và phát triển của cây phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

Hướng dẫn trả lời:

  • Cây lan Hồ điệp xuất hiện chồi hoa sớm hơn 60 ngày khi được chiếu sáng ở cường độ 11.840 lux so với ở cường độ 592 lux.
  • Cây lan Hồ điệp chỉ ra hoa khi được đặt trong điều kiện nhiệt độ ban đêm dưới  trong khoảng 35 - 50 ngày.

VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Giải thích tại sao cần chiếu sáng nhân tạo vào ban đêm cho cây thanh long.

Hướng dẫn trả lời:

Cây thanh long ra hoa kết quả trong điều kiện ánh sáng mạnh và thời gian chiếu sáng dài. Do đó, người ta thường thắp đèn vào ban đêm cho cây thanh long để cho thanh long ra nhiều hoa và tạo quả trái vụ.

Câu hỏi 2: Giải thích cơ sở khoa học của biện pháp khoanh vỏ cây đào, đảo bầu cây quất, bấm ngọn cây quýt.

Hướng dẫn trả lời:

  • Khoanh vỏ cây đào: Trong khi cây sinh trưởng quá mạnh, ta phải hạn chế, bắt cây chuyển sang giai đoạn ra hoa. Hàng năm từ 10-20 tháng 8 âm lịch, dùng dao sắc, khứa khoanh 1 vòng ở phần cổ cây (phần phân nhánh) cho đứt vỏ voà tận phần gỗ. Cây khoẻ làm trước, cây yếu làm sau. Sau 1 tuần khoanh, lá chuyển dần sang màu vàng là được (lúc này cây cũng ngừng sinh trưởng).
  • Đảo bầu cây quất: Cây quất trồng đến năm thứ 2 hoặc thứ 3 tiến hành chăm sóc quất với mục đích là điều khiển quất có quả và chín vào dịp tết. Khi mùa xuân đến quất ra hoa tự nhiên, bứt bỏ các hoa trong đợt này, cắt đau các cây quất 1 tuổi, 2 tuổi, để tạo thành các cành vượt dễ tạo tán cho cây. Khoảng tháng 4 âm lịch, khi quất đã phát triển ổn định, nghĩa là lộc đã trở thành bánh tẻ, bắt đầu đảo quất.
  • Bấm ngọn cây quýt: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách.Bấm ngọn cây sẽ phát triển các chồi nách cho nhiều hoa, quả hơn => Nhằm tăng năng suất cây trồng.
Tìm kiếm google: Giải Sinh 11 Cánh diều bài 17: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật, giải Sinh 11 Cánh diều, giải Sinh 11, giải sinh 11 bài 17, giải bài 17 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 Cánh diều mới

PHẦN 4. SINH HỌC CƠ THỂ

CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHỦ ĐỀ 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHỦ ĐỀ 5: CƠ THỂ LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT VÀ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com