Ôn tập kiến thức sinh học 11 cánh diều bài 17: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Ôn tập kiến thức sinh học 11 cánh diều bài 17: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

Nước: là yếu tố cần thiết và ảnh hưởng lên tất cả các quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển của thực vật.

Nhiệt độ: Ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của thực vật, tùy từng loại cây có nhiệt độ thích hợp khác nhau. 

Ánh sáng: Ảnh hưởng tới quang hợp, do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Thời gian chiếu sáng dài hay ngắn có thể tác động tới cảm ứng ra hoa ở thực vật. Ánh sáng đỏ kích thích sự nảy mầm của hạt, sinh trưởng thân, lá và ra hoa. Ánh sáng xanh gây giảm sinh trưởng thân, lá.

Dinh dưỡng khoáng: Ảnh hưởng tới quang hợp, do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, gây nên biến đổi hình thái của cây (cây bị còi cọc, vàng lá…).

Hormone ngoại sinh hoặc chất điều hòa sinh trưởng: Bổ sung hormone hoặc chất điều hòa sinh trưởng làm thay đổi tương quan hormone trong cây, thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển của cây theo hướng hormone ưu thế.

II. CÁC NHÂN TỐ CHI PHỐI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA 

Sự ra hoa, cũng như các quá trình phát triển khác, chịu sự chi phối của các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.

1. Các nhân tố bên trong

a) Tuổi của cây

Tùy vào giống và loài, cây đến độ tuổi xác định sẽ ra hoa.

b) Tương quan dinh dưỡng

Tương quan các hợp chất carbohydrate (C) và các hợp chất chứa nitrogen (N) trong cây chi phối sự chuyển từ pha phát triển sinh dưỡng dang pha phát triển sinh sản. 

Tỉ lệ: C/N lớn → cây ra hoa.

c) Tương quan hormone

Tương quan hormone chi phối sự ra hoa ở thực vật.

2) Các nhân tố bên ngoài

a) Ánh sáng

Quang chu kì: Sự phát triển của thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm.

Dựa vào phản ứng đối với quang chu kì, thực vật được chia làm 3 nhóm:

  • Cây ngày ngắn: ra hoa trong điều kiện ngày ngắn với thời gian chiếu sáng thường dưới 10 giờ, thời gian tối liên tục trên 14 giờ.
  • Cây ngày dài: ra hoa trong điều kiện ngày dài với thời gian chiếu sáng thường trên 14 giờ hoặc thời gian tối liên tục dưới 10 giờ.
  • Cây trung tính: ra hoa không phụ thuộc độ dài thời gian chiếu sáng.

Phổ ánh sáng: Thực vật phản ứng với quang chu kì nhờ sắc tố phytochrome.

Sắc tố phytochrome có 2 dạng có thể chuyển hóa lẫn nhau:

Ôn tập kiến thức sinh học 11 cánh diều bài 17: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật

  • Ánh sáng đỏ kích thích cây ngày dài ra hoa.
  • Ánh sáng đỏ xa kích thích cây ngày ngắn ra hoa.

Cường độ chiếu sáng: Ở cùng thời gian chiếu sáng, cường độ ánh sáng mạnh hơn thúc đẩy sự ra hoa sớm hơn.

b) Nhiệt độ

Một số loài cây chỉ ra hoa khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp trong một thời gian xác định gọi là hiện tượng xuân hóa. 

III. ỨNG DỤNG KIẾN THỨC VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

Tạo nhiệt độ thích hợp, bổ sung ánh sáng nhân tạo bằng đèn LED (ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh).

Phá ngủ hạt, củ bằng hormone thực vật hoặc chất điều hòa sinh trưởng hoặc nhiệt độ thấp.

Điều khiển sự ra hoa bằng điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, hormone hoặc chất điều hòa sinh trưởng, chế độ chiếu sáng và nhiệt độ thấp.

Tìm kiếm google: Ôn tập sinh học 11 CD bài 17: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật, ôn tập sinh học 11 cánh diều, lí thuyết trọng tâm sinh học 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 Cánh diều mới

PHẦN 4. SINH HỌC CƠ THỂ

CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHỦ ĐỀ 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHỦ ĐỀ 5: CƠ THỂ LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT VÀ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net