[toc:ul]
Tình hình chính trị ở Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1950):
Tuy các nước Tây Âu có những thể chế khác nhau nhưng đều theo chế độ đại nghị, đều là nền chuyên chính của giai cấp tư sản.
Nhiều nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự NATO do Mĩ đứng đầu, trở thành lực lượng đối trọng với khối XHCN Đông Âu vừa mới hình thành.
Sở dĩ các nước Tây Âu phát triển kinh tế nhanh như vậy là do một số yếu tố:
Về kinh tế
Về chính trị - xã hội
Về kinh tế, bước vào thập kỉ 90, sau khi trải qua một đợt suy thoái ngắn, từ năm 1994 trở đi, kinh tế Tây Âu đã có sự phục hồi và phát triển.
Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới.
Về chính trị và đối ngoại, trong thập kỉ cuối cùng của thể kỉ XX, tình hình các nước Tây Âu cơ bản là ổn định. Chính sách đối ngoại của các nước này có sự điều chỉnh quan trọng trong bối cảnh sau Chiến tranh lạnh. Tất cả các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ không chỉ với các nước tư bản phát triển khác mà còn với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG.
Trong năm 1991, các nước thành viên (EU) đã kí Hiệp ước Maxtrích đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU). Quá trình liên kết EU mở rộng và chặt chẽ hơn.
Tây Âu là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới nửa sau thế kỉ XX là bởi vì:
Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại cho các nước Tây Âu nhiều hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, với sự cố gắng của từng bước và viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ kế hoạch Mác San, đến khoảng năm 1950, nền kinh tế của hầu hết các nước tư bản Tây Âu đã cơ bản phục hồi, đạt mức trước chiến tranh.
Từ thập niên 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu đều có sự phát triển nhanh. Từ đầu thập niên 70 trở đi, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. Các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu như Anh, Pháp, Đức, I ta li a, Thủy Điển, Phần Lan…đều có nền khoa học – kĩ thuật phát triển cao, hiện đại.
Mặc dù, bước vào đầu thập niên 90, nền kinh tế nhiều nước Tây Âu đã trải qua một giai đoạn suy thoái ngắn . Tuy nhiên, từ khoảng 1994 trở đi, kinh tế Tây Âu đã bắt đầu hồi phục và phát triển trở lại.
Cùng với điều đó , các nước tư bản phát triển ở Tây Âu đều có nền khoa học – kĩ thuật tiên tiến hiện đại, đạt nhiều thành tựu về văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật, thể thao.
Từ 1945 - 1950, cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng của khối XHCN Đông Âu mới hình thành.
Từ năm 19 50 – 1973: Các nước Tây Âu một mặt liên minh chặt chẽ với Mỹ( Anh, Đức, Ý ), mặt khác cố gắng đa phương hóa quan hệ đối ngoại (Pháp,Thụy Điển, Phần Lan ).
Chính phủ một số nước ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, ủng hộ Israel chống Ả-rập, CHLB Đức gia nhập NATO (5/1955)…
Pháp phản đối trang bị vũ khí hạt nhân cho CHLB Đức, chú ý phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN khác, rút khỏi Bộ chỉ huy NATO và buộc Mỹ rút các căn cứ quân sự… ra khỏi đất Pháp.
Pháp, Thụy Điển, Phần Lan đều phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.
1950 -1973: nhiều thuộc địa tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kỳ “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.
Bước sang năm 1972: ký Hiệp định về cơ sở quan hệ giữa hai nước Đức làm quan hệ hai nước hòa dịu; 1989, “Bức tường Berlin” bị xóa bỏ và nước Đức thống nhất (3.10.1990).
Từ những năm sau đó, Tây Âu có sự điều chỉnh quan trong trong bối cảnh “Chiến tranh lạnh” kết thúc, trật tự hai cực Ianta tan rã. Nếu như Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mỹ thì Pháp và Đức đã trở thành những đối trọng đáng chú ý với Mỹ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng. Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mỹ La tinh và các nước thuộc Đông Âu.