[toc:ul]
“Bố thấy nó đẹp. Bố nói nhỏ con nghe nhé! Nụ cười của con đẹp nhất!
- Nó làm nụ cười của con khác với những đứa bạn.” Câu nói của người bố đã khiến cho cậu bé thay đổi nhận thức về chiếc răng khểnh của mình. Trước đó cậu e ngại vì sự khác biệt nhưng khi bố nói, nụ cười của con đẹp nhất. Cậu bé đã tự hào về chiếc răng đặc biệt của mình. Qua đó cậu trở nên tự tin hơn đồng thời câu nói của người bố khiến chúng ta biết tôn trọng sự đặc biệt của người khác.
Nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh đã học được cách vượt qua tự ti, biến khiếm khuyết của bản thân thành điều bí mật khác biệt của riêng mình, để từ cảm giác xấu hổ vì cái răng khểnh đáng ghét, cậu đã có thể ngày ngày tự tin mỉm cười khoe răng. Hay với một cậu bé chỉ trong độ tuổi mới lớn để biết cách biến khiếm khuyết của người khác bằng sự đồng cảm, biểu lộ sự cảm thông, chia sẻ với những người xung quanh bằng tất cả tấm lòng, những điều chân thật nhất xuất phát từ trái tim mong manh.
Nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh là một bạn nhỏ đáng yêu. Ban đầu, cậu bé tự ti về chiếc răng khểnh do bị bạn bè trêu chọc. Sau khi tâm sự với bố và cô giáo, cậu bé đã thấy tự tin và vui vẻ hơn.
Trong tâm trí của trẻ con, có vô vàn điều muốn khám phá, muốn tìm hiểu. Tuy nhiên, để trẻ con biết khám phá có mục đích và hiệu quả là một điều không hề đơn giản. Người lớn cần phải đưa ra những bài học, lí giải hướng cho trẻ thơ đến những điều đúng đắn nhất. Bạn nhỏ trong câu chuyện Chiếc răng khểnh cũng vậy. Bạn thắc mắc về chiếc răng khểnh của mình, cậu bé sợ chiếc răng khểnh sẽ làm mình xấu đi mỗi khi cười. Nhưng khi được bố giải thích rằng: “nụ cười của con khác với các bạn. Đáng lí con phải tự hào chứ. Mỗi người có một nét riêng. Hãy quan sát đi rồi con sẽ thấy rất nhiều điều bí mật về những người xung quanh mình”. Câu nói của bố giúp ta trở nên trân trọng giá trị của bản thân, từ đó cũng phải trân trọng giá trị của người khác.