Hướng dẫn giải nhanh công nghệ 8 Cánh diều mới bài Ôn tập chủ đề 4

Baivan.net sẽ đưa ra giải pháp nhanh chóng, rút ​​gọn chuẩn xác môn công nghệ 8 bộ sách cánh diều mới bài Ôn tập chủ đề 4. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

Câu hỏi 1:  Cấu trúc mạch điện gồm những bộ phận chính nào?

Hướng dẫn giải:

Cấu trúc chung của mạch điện:

Nguồn điện → Bộ phận truyền dẫn, đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ → Phụ tải điện.

Câu hỏi 2: Nêu chức năng của nguồn điện, bộ phận truyền dẫn, thiết bị đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ, phụ tải điện.

Hướng dẫn giải:

Mạch điện bao gồm: nguồn điện, bộ phận truyền dẫn, thiết bị đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ, và phụ tải điện. Mỗi bộ phận có chức năng riêng để cung cấp và sử dụng điện năng.

Câu hỏi 3:  Mạch điều khiển tự động có cảm biến gồm những bộ phận nào?

Hướng dẫn giải:

Mạch điều khiển tự động có cảm biến gồm:

  • Nguồn điện.

  • Mô đun cảm biến: Cảm biến, mạch điện tử, tiếp điểm đóng, cắt.

  • Phụ tải điện.

Câu hỏi 4: Nêu vai trò của mô đun cảm biến trong mạch điều khiển.

Hướng dẫn giải:

Mô đun cảm biến bao gồm cảm biến, mạch điện tử xử lí tín hiệu và tiếp điểm đóng cắt để điều khiển nguồn điện cho phụ tải. Cảm biến có thể nhận dạng và biến đổi nhiều tín hiệu khác nhau.

Câu hỏi 5: Tìm hiểu một số ứng dụng của mô đun cảm biến ánh sáng, mô đun cảm biến nhiệt độ và mô đun cảm biến hồng ngoại trong đời sống.

Hướng dẫn giải:

Mô đun cảm biến hồng ngoại có thể được tích hợp vào các thiết bị gia dụng và được sử dụng để tự động bật tắt đèn, mở đóng rèm cửa, và phát hiện người đi lại trong không gian khác nhau.

Câu hỏi 6:  Nêu các bước lắp ráp mạch điều khiển đơn giản sử dụng mô đun cảm biến

Hướng dẫn giải:

Quy trình các bước:

Bước 1: Tìm hiểu sơ đồ lắp ráp.

Bước 2: Lựa chọn thiết bị và dụng cụ.

Bước 3: Lắp ráp và kiểm tra mạch điều khiển.

Bước 4: Kiểm tra và thử mạch.

Câu hỏi 7: Nêu đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề chính trong lĩnh vực kĩ thuật điện.

Hướng dẫn giải:

Đặc điểm

Kĩ sư điện

Thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện

Thợ lắp đặt và sửa chữa đường dây điện

Khái niệm

những người có chuyên môn cao thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện.

những người có tay nghề có khả năng sử dụng các máy chuyên dụng cho lắp ráp và sửa chữa cơ khí điện.

những người có tay nghề, có khả năng sử dụng các máy chuyên dụng cho lắp đặt và sửa chữa đường dây điện.

Công việc

Tư vấn, thiết kế, giám sát hoạt động của hệ thống phát điện, truyền tải và phân phối điện; Chỉ định lắp đặt và ứng dụng điện trong công trình.

Lắp đặt, điều chỉnh, sửa chữa động cơ điện, máy phát điện, thiết bị chuyển mạch, bộ điều khiển máy công nghiệp, các bộ phận điện; kiểm tra và thử nghiệm các thiết bị điện 

Lắp đặt, sửa chữa, tạo mối nối đường dây điện, cáp điện trên cao và ngầm; kiểm tra, xác định hư hỏng của các thiết bị điện trong hệ thống cung cấp điện.

Môi trường làm việc

Các viện nghiên cứu, công ty tư vấn thiết kế, sản xuất thiết bị điện.

Nhà máy sản xuất, các công ty lắp đặt và sửa chữa điện.

Các công ty truyền tải điện, công ty phân phối điện, công ty xây lắp điện.

Nơi đào tạo

Các trường đại học kĩ thuật.

Các trường dạy nghề, cao đẳng nghề.

Các trường dạy nghề, cao đẳng nghề.

Tìm kiếm google: Hướng dẫn giải nhanh công nghệ sách Cánh diều, giải công nghệ 8 cánh diều, giải SGK công nghệ 8 cánh diều bài Ôn tập chủ đề 4

Xem thêm các môn học

Giải công nghệ 8 Cánh diều mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com