Câu hỏi: Cùng với phần đất liền, biển đảo là không gian sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Hiểu biết về biển đảo sẽ góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Hướng dẫn giải:
- Đối với phát triển kinh tế:
Thuận lợi: Tài nguyên phong phú, đa dạng -> Thuận lợi phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
Khó khăn:
Chịu ảnh hưởng của thiên tai -> Thiệt hại lớn tới sinh hoạt và sản xuất
Môi trường bị ô nhiễm -> Trở ngại cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội.
- Đối với các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam:
Thuận lợi: Kí với các nước trong khu vực và trên thế giới các Công ước, Hiệp ước, Luật về chủ quyền biển đảo.
Khó khăn: Hiện trạng vi phạm, tranh chấp chủ quyền vẫn đang tiếp diễn.
Nhiệm vụ 1
Câu hỏi: Dựa vào hình 11.1, 11.2 bài 11 phần Địa lí (trang 146,147) và thông tin trong mục 1, hãy xác định vị trí, phạm vi của các vùng biển và hải đảo Việt Nam.
Hướng dẫn giải:
Gồm 5 bộ phận là: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Vùng biển mở rộng tới ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (khoảng 1 triệu km2).
Nhiệm vụ 2: Dựa vào thông tin trong mục 2, hãy:
Câu hỏi 1: Nêu các đặc điểm chính về môi trường biển và hải đảo nước ta.
Hướng dẫn giải:
Chất lượng môi trường nước biển còn khá tốt, hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép.
Hệ sinh thái biển rất đa dạng, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rạn san hô.
Lượng rác thải, chất thải tăng, ven bờ nhiều nơi bị ô nhiễm, số lượng loài giảm, một số hệ sinh thái bị suy thoái -> Chất lượng môi trường biển đảo hiện nay có xu hướng suy thoái.
Câu hỏi 2: Trình bày các tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam.
Hướng dẫn giải:
Tài nguyên sinh vật: nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Ven biển nhiều vũng vịnh, đầm phá -> Thuận lợi nuôi trồng thủy, hải sản giá trị cao
Tài nguyên khoáng sản: Nguồn muối vô tận, nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn.
Tài nguyên du lịch: đặc sắc và đa dạng.
a) Đối với phát triển kinh tế
Nhiệm vụ 3: Dựa vào thông tin trong mục a và các kiến thức đã học, hãy:
Câu hỏi 1: Nêu một số hoạt động kinh tế ở vùng biển đảo nước ta
Hướng dẫn giải:
Một số hoạt động kinh tế ở vùng biển đảo nước ta:
Giao thông vận tải biển.
Nuôi trồng, đánh bắt hải sản.
Khai thác khoáng sản, đặc biệt là dầu khí.
Phát triển du lịch biển, đảo.
Làng nghề truyền thống: làm muối, làm mắm,….
Câu hỏi 2: Cho biết việc phát triển kinh tế ở vùng biển đảo nước ta có những thuận lợi, khó khăn gì.
Hướng dẫn giải:
Thuận lợi:
Tài nguyên biển phong phú, đa dạng => Thuận lợi phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
Ngã tư tuyến hàng hải quốc tế, nhiều vịnh biển kín dọc bờ biển -> Xây dựng các cảng nước sâu.
=> Thuận lợi phát triển giao thông vận tải biển, cửa ngõ giao thương với thế giới.
Bãi biển đẹp, khí hậu ấm nóng, vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển
=> Thuận lợi phát triển du lịch biển đảo.
Khó khăn:
Nhiều thiên tai, biến đổi khí hậu => Phát triển kinh tế biển đảo gặp khó khăn.
Cơ sở hạ tầng nhìn chung còn chưa đầy đủ và đồng bộ => Không tương xứng với tiềm năng, thế mạnh biển đảo.
b) Đối với bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
Nhiệm vụ 4
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong mục b và hiểu biết của em, hãy phân tích những thuận lợi, khó khăn đối với bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Hướng dẫn giải:
Thuận lợi:
Việt Nam kí kết Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông, một số thỏa thuận và hiệp định với các nước láng giềng.
Trong quá trình đấu tranh thực thi Công ước trên Biển Đông, nhiều quốc gia trên thế giới ủng hộ.
Xây dựng hệ thống luật và pháp luật -> Là cơ sở để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp.
Các nước trong khối ASEAN ngày càng đồng thuận trong cách ứng xử của các bên ở Biển Đông; tình hình an ninh, chính trị ngày càng ổn định.
Khó khăn:
Chồng lấn vùng biển đảo của nhiều quốc gia => Tranh chấp, ảnh hưởng đến an ninh trên Biển Đông => Phải giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình.
Nhiệm vụ 5
Câu hỏi: Khai thác tư liệu 1, 2 và thông tin trong mục, hãy trình bày quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử.
Hướng dẫn giải:
Thời kì | Biểu hiện |
Thời tiền sử | - Những hoạt động đánh bắt hải sản. - Giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng và trong khu vực. |
Khoảng thế kỉ VII TCN - thế kỉ X | - Tiếp tục sinh sống, khai thác biển. - Trong 1000 năm Bắc thuộc: vừa đấu tranh giành độc lập, vừa duy trì và thực thi chủ quyền biển đảo. |
Thế kỉ X - thế kỉ XV | - Thế kỉ X: khai thác, lập nghiệp, chống ngoại xâm. - Thế kỉ XI – XIV: xây dựng cảng biển -> Hình thành những trung tâm buôn bán lớn với người nước ngoài. - Thế kỉ XV: khai phá, duy trì thương cảng, buôn bán với nước ngoài, giữ vững chủ quyền đất nước. |
Cuối thế kỉ XVI – cuối thế kỉ XIX | Cảng thị, đô thị cổ đều hướng ra biển, giao thương mở rộng với các nước trên thế giới |
Từ 1884 - 1945 | - Pháp cai trị và đại diện quyền lợi trong đối ngoại. - Tiếp tục thực thi chủ quyền biển đảo. |
Từ 1945 - nay | Đấu tranh kiên quyết -> Thực thi chủ quyền biển đảo, đặc biệt là Hoàng Sa, Trường Sa. |
Câu hỏi: Lập và hoàn thành bảng tổng kết (theo gợi ý dưới đây) về quá trình khai thác và xác lập quyền, chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử.
Thời gian | Biểu hiện/Bằng chứng | Ý nghĩa |
Thời tiền sử | ? | ? |
Thế kỉ VII TCN đến thế kỉ X | ? | ? |
Thế kỉ X đến thế kỉ XV | ? | ? |
Thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX | ? | ? |
Hướng dẫn giải:
Thời gian | Biểu hiện/Bằng chứng | Ý nghĩa |
Thời tiền sử | Nhiều bộ lạc đã sinh sống ở các hang động ven biển + đánh bắt hải sản. + Giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng và trong khu vực | Đánh dấu ở những vùng đất ven biển đã sự xuất hiện của người Việt cổ. |
Thế kỉ VII TCN đến thế kỉ X | - Các nhà nước đầu tiên hình thành và phát triển trên các vùng châu thổ, ven sông. - Trong 1000 năm Bắc thuộc: vừa đấu tranh giành độc lập, vừa duy trì và thực thi chủ quyền biển đảo. | Các nền văn minh đầu tiên của Việt Nam hình thành ở lưu vực các con sông lớn. Nhân dân luôn bảo vệ, duy trì và thực thi chủ quyền biển đảo. |
Thế kỉ X đến thế kỉ XV | - Thế kỉ X: khai thác, lập nghiệp, chống ngoại xâm. - Thế kỉ XI – XIV: xây dựng cảng biển -> Hình thành những trung tâm buôn bán lớn với người nước ngoài. - Thế kỉ XV: khai phá, duy trì thương cảng, buôn bán với nước ngoài, giữ vững chủ quyền đất nước. | Biển trở thành tuyến đường thủy quan trọng, kết nối nước ta với các nước xung quanh. |
Thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX | Cảng thị, đô thị cổ đều hướng ra biển, giao thương mở rộng với các nước trên thế giới | Phát triển buôn bán, giao thương bên cạnh việc bảo vệ và giữ gìn chủ quyển biển đảo. |
Câu hỏi: Chọn và hoàn thành một trong hai nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu cho du khách về những giá trị của môi trường, tài nguyên biển đảo và nét chính về quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Nhiệm vụ 2. Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, em hãy viết một bản tin (khoảng 7 - 10 câu) tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Việt Nam qua tư liệu tìm được.
Hướng dẫn giải:
Nhiệm vụ 1. HS tổng hợp thông tin từ bài học, những kiến thức trong thực tiễn để hóa thân thành hướng dẫn viên du lịch.
Nhiệm vụ 2.
Biển Đông có vị trí địa – chính trị quan trọng, vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định quan điểm, lập trường nhất quán về quyền, chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các quyền của Việt Nam trên các vùng biển, thềm lục địa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Trước tình hình Biển Đông thời gian qua có những diễn biến rất phức tạp, căng thẳng, các chương trình triển lãm được tổ chức nhằm mục đích công bố các tư liệu, bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ đó tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đây cũng là việc làm quan trọng và cần thiết, cần được tiến hành thường xuyên và lâu dài.
Đoàn công tác của tỉnh Bắc Kạn thăm và tặng quà cho chiến sỹ huyện đảo Trường Sa hồi tháng 5/2018
Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam