Hydrohalic acid nào sau đây có tính acid mạnh nhất? A. HI. B. HF. C. HCl. D. HBr.

THÔNG HIỂU

Bài tập 23.10. Hydrohalic acid nào sau đây có tính acid mạnh nhất?

A. HI.         B. HF.          C. HCl.            D. HBr. 

Bài tập 23.11. Quặng apatite, loại quặng phổ biến trong tự nhiên có chứa nguyên tố fluorine, có thành phần hoá học chính là

A. CF3Cl.       B. NaF.     C. Na3AlF6.        D. Ca10 (PO4)6F2.

Bài tập 23.12. Ở nhiệt độ cao và có xúc tác, phản ứng giữa hydrogen với halogen nào sau đây xảy ra thuận nghịch?

A. F2.         B. I2.           C. Br2.            D. Cl2

Bài tập 23.13. Trong các đơn chất halogen, từ F2 đến I2, nhiệt độ sôi biến đổi như thế nào?

A. Giảm dần.        B. Tuần hoàn.         

C. Không đổi.        D. Tăng dần. 

Bài tập 23.14. Ở cùng điều kiện, giữa các phân tử đơn chất halogen nào sau đây có tương tác van der Waals mạnh nhất?

A. I2.        B. Br2.        C. Cl2.          D. F2

Bài tập 23.15. Khi phản ứng với phi kim, các nguyên tử halogen thể hiện xu hướng nào sau đây?

A. Nhường 1 electron.            B. Nhận 1 electron.

C. Nhận 2 electron.                D. Góp chung electron. 

Bài tập 23.16. Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp dưới áp suất thường?

A. HF.       B. HCl.       C. HBr.           D. HI. 

Bài tập 23.17. Dung dịch nào sau đây có thể phân biệt được hai dung dịch HCl và NaCl?

A. HCl.            B. Br2.       C. AgNO3.           D. NaHCO3

Bài tập 23.18. Hai chất nào sau đây được cho vào muối ăn để bổ sung nguyên tố iodine?

A. I2, HI.       B. HI, HIO3.        C. KI, KIO3.        D. I2, AlI3

Bài tập 23.19. Không sử dụng chai, lọ thuỷ tinh mà thường dùng chai nhựa để chứa, đựng, bảo quản hydrohalic acid nào sau đây?

A. HF.       B. HCl.       C. HBr.           D. HI. 

Câu trả lời:

Bài tập 23.10. Đáp án: A

Bài tập 23.11. Đáp án: D

Bài tập 23.12. Đáp án: B   

H2 + I2 ⇌ 2HI

Bài tập 23.13. Đáp án: D

Trong các halogen, các phân tử X2 liên kết với nhau bằng lực van der Waals.

Lực này tăng lên theo chiều tăng của khối lượng phân tử halogen.

Vì thế từ flo đến iot, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần

Bài tập 23.14. Đáp án: A

Bài tập 23.15. Đáp án: D

Bài tập 23.16. Đáp án: C

Bài tập 23.17.  Đáp án: D

Để phân biệt dung dịch HCl và dung dịch NaCl ta dùng NaHCO3 vì:

 

HCl

NaCl

NaHCO3

có khí thoát ra

không hiện tượng

PTHH: HCl +NaHCO3→H2O+NaCl+CO2

Bài tập 23.18. Đáp án: C   

Bài tập 23.19. Đáp án: A   

Xem thêm các môn học

Giải SBT hóa học 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com