Ông Giuốc-đanh bực bội vì điều gì?

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1. Ông Giuốc-đanh bực bội vì điều gì?

Câu 2. Nêu lên một số chi tiết gây cười trong văn bản. Biện pháp phóng đại thể hiện rõ nhất ở chi tiết nào?

Câu 3. Ông Giuốc-đanh phát hiện điều gì?

Câu 4. Các chỉ dẫn (in nghiêng) có tác dụng gì?

Câu 5. Chi tiết nào chứng tỏ ông Giuốc-đanh thích được nịnh nọt?

Câu 6. Đám thợ phụ đã tôn xưng ông Giuốc-đanh bằng những từ nào?

Câu trả lời:

Câu 1. 

Ông Giuốc-đanh bực bội vì trang phục khiến ông cảm thấy khó chịu: đôi tất bị chật, đôi giày đi vào thì đau chân ghê gớm.

Câu 2. 

- Một số chi tiết gây cười trong văn bản là:

Bác phó may may tất và giày chật, cứng nhưng bảo do ông Giuốc-đanh tưởng tượng

Bác phó may may ngược hoa nhưng lại bảo rằng quý tộc đều mặc vậy thế mà ông Giuốc-đanh cũng tin và hài lòng

Tuy may xấu, sai cả hoa nhưng bác phó may lại tâng bốc mình giỏi, thách thợ giỏi nhất may được như mình

Bốn thợ phụ vào mặc đồ cho ông Giuốc-đanh chỉ cần nịnh bợ gọi ông là ông lớn, cụ lớn rồi đức ông đã được ông Giuốc-đanh thưởng cho ba lần tiền.

- Biện pháp phóng đại thể hiện rõ nhất ở chi tiết khi bốn thợ phụ mặc đồ cho ông Giuốc-đanh và gọi ông bằng loạt cái danh ông lớn, cụ lớn, đức ông để nịnh bợ mà lần nào ông Giuốc-đanh cũng vui vẻ và thưởng tiền cả ba lần.

Câu 3. 

Ông Giuốc-đanh phát hiện vải may áo của bác phó may là thứ hàng ông ta đưa cho phó may may bộ lễ phục.

Câu 4. 

Các chỉ dẫn (in nghiêng) có tác dụng chỉ dẫn hoạt động cho các nhân vật thực hiện.

Câu 5. 

Chi tiết chứng tỏ ông Giuốc-đanh thích được nịnh nọt là: ba lần được gọi là "ông lớn", "cụ lớn", "đức ông" là ba lần ông Giuốc-đanh thưởng tiền cho người gọi ông như vậy.

Câu 6. 

Đám thợ phụ đã tôn xưng ông Giuốc-đanh bằng những từ: ông lớn, cụ lớn, đức ông.

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net