Phiếu trắc nghiệm Địa lí 11 chân trời Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN HAI: ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

BÀI 12: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI VÀ KINH TẾ ĐÔNG NAM Á

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

Câu 1: Khu vực Đông Nam Á hiện nay có bao nhiêu quốc gia?

  1. 9
  2. 10
  3. 11
  4. 12

Câu 2: Diện tích đất của khu vực Đông Nam Á là:

  1. Khoảng 2 triệu km2
  2. Khoảng 4.5 triệu km2
  3. Khoảng 9 triệu km2
  4. Khoảng 13 triệu km2

Câu 3: Đâu không phải một biển ở Đông Nam Á?

  1. Biển Đông
  2. Biển Chết
  3. Biển Sulawesi
  4. Biển Java

Câu 4: Câu nào sau đây đúng về vị trí của lãnh thổ Đông Nam Á?

  1. Hầu như nằm trong khu vực nội chí tuyến của hai bán cầu (phần lãnh thổ đất liền và hải đảo kéo dài từ khoảng vĩ độ 28°B đến khoảng vĩ độ 10°N)
  2. Hầu như nằm trong khu vực khí hậu gió mùa châu Á
  3. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa lục địa Á – Âu với lục địa Australia.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đâu là một đồng bằng châu thổ có diện tích lớn ở khu vực Đông Nam Á?

  1. Đồng bằng sông Mê Nam
  2. Đồng bằng duyên hải Atlantic
  3. Đồng bằng Hoa Bắc
  4. Đồng bằng Limagne

Câu 6: Khu vực Đông Nam Á có hai nhóm đất chính là:

  1. Đất feralit phân bố ở khu vực Đông Nam Á hải đảo và đất phù sa ở phần lục địa.
  2. Đất feralit phân bố ở khu vực Đông Nam Á lục địa còn đất phù sa ở phần hải đảo
  3. Đất feralit phân bố ở khu vực đồi núi và đất phù sa phân bố ở khu vực đồng bằng
  4. Đất feralit phân bố ở khu vực đồng bằng và đất phù sa phân bố ở khu vực đồi núi

Câu 7: Đâu không phải một con sông lớn trong khu vực Đông Nam Á?

  1. Sông Mê Công
  2. Sông Cầu
  3. Sông Irrawaddy
  4. Sông Capua

Câu 8: Một vấn đề cần chú ý khi khai thác tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Đông Nam Á là:

  1. Hạn chế gây ô nhiễm môi trường
  2. Khai thác ở số lượng ít nhất có thể
  3. Khai thác đồng thời, một loạt tất cả các tài nguyên
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Đâu không phải một siêu đô thị ở khu vực Đông Nam Á?

  1. Hồ Chí Minh
  2. Manila
  3. Vientiane
  4. Bangkok

Câu 10: Khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp, đó là:

  1. Sự đa dạng về các dạng địa hình, khí hậu
  2. Đất đai màu mỡ, diện tích mặt nước lớn
  3. Nguồn lao động dồi dào
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Cây trồng nào là cây trồng truyền thống, quan trọng bậc nhất, được trồng ở hầu khắp các quốc gia trong khu vực?

  1. Lúa gạo
  2. Ngô
  3. Cà phê
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Sân bay Changi ở nước nào?

  1. Thái Lan
  2. Malaysia
  3. Singapore
  4. Indonesia

2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

Câu 1: Câu nào sau đây là đúng về tài nguyên biển ở khu vực Đông Nam Á?

  1. Đông Nam Á có vùng biển rộng lớn, thông ra Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
  2. Các biển nằm trong khu vực nội chí tuyến, đường bờ biển nhiều vũng, vịnh, đầm phá, tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú,...
  3. Việc thắt chặt các chính sách trên biển của ASEAN là điều kiện thuận lợi để Đông Nam Á phát triển các ngành kinh tế biển như nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển,...
  4. Trong quá trình phát triển các ngành kinh tế này cần chú ý khai thác nhiều và triệt để, tránh lãng phí nguồn tài nguyên biển.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về công nghiệp của khu vực Đông Nam Á?

  1. Khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện để phát triển ngành công nghiệp như vị trí nằm trên đường giao thông quốc tế, nguồn nhân lực chất lượng cao, nguyên liệu nhập khẩu giá rẻ, tự do đi lại giữa các nước,…
  2. Sự phát triển ngành công nghiệp góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế; cung cấp nguồn hàng xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ của một số nước; giải quyết việc làm cho người lao động,...
  3. Trong cơ cấu kinh tế của khu vực, ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng khá cao. Tuy nhiên, nền công nghiệp của nhiều quốc gia vẫn còn phụ thuộc bên ngoài về vốn, quy trình công nghệ,...
  4. Ngành công nghiệp đang chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học – công nghệ cao.

Câu 3: Hình máy bay trong phần bản đồ sau đây biểu thị điều gì?

  1. Sân bay
  2. Ngành chế tạo và sản xuất máy bay
  3. Cục hàng không và kiểm soát không lưu toàn cầu
  4. Không quân

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về công nghiệp điện tử – tin học của khu vực Đông Nam Á?

  1. Đây là ngành công nghiệp lâu đời, phát triển nhanh nhờ có lợi thế về sự tiện lợi trong lao động, sự tự động hoá và nguồn tài nguyên dồi dào.
  2. Một số sản phẩm điện tử – tin học phổ biến là máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính, điện tử dân dụng, thiết bị truyền thông,...
  3. Hiện nay, các nước trong khu vực đang tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực điện tử – tin học.
  4. Công nghiệp điện tử – tin học thường phân bố ở các thành phố lớn. Các nước dẫn đầu là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia,..

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm của khu vực Đông Nam Á?

  1. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có cơ cấu đa dạng, như dệt – may, da giày, văn phòng phẩm,... Trong đó, ngành dệt – may giữ vai trò chủ đạo, đang áp dụng công nghệ cao, công nghệ tự động trong quá trình sản xuất, nhất là ở các cơ sở sản xuất lớn.
  2. Công nghiệp thực phẩm là ngành chủ đạo ở nhiều nước Đông Nam Á.
  3. Công nghiệp thực phẩm hiện nay đang ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ vào quá trình chế biến và bảo quản. Một số sản phẩm nông sản chế biến xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, cao su, rau củ quả, hải sản đông lạnh, hải sản đóng hộp,...
  4. Công nghiệp thực phẩm phân bố ở khắp các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là các vùng nông thôn vì nơi đây gần nguồn nguyên liệu.

Câu 6: Ngành nông nghiệp ở khu vực Đông Nam Á phát triển không góp phần vào việc:

  1. Đưa nông nghiệp lên vị trí thống trị cơ cấu kinh tế quốc gia; phát triển nông nghiệp theo Công nghệ 4.0.
  2. Khai thác các lợi thế sẵn có của khu vực; đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm
  3. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; tạo nguồn thu ngoại tệ
  4. Giải quyết việc làm và sinh kế cho người dân; đảm bảo sự cân bằng sinh thái và môi trường trong khu vực

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về ngành trồng trọt của khu vực Đông Nam Á?

  1. Khu vực Đông Nam Á không có điều kiện thuận lợi về địa hình, khí hậu, đất đai,... để trồng các lương thực nhưng lại rất thích hợp để trồng cây công nghiệp nhiệt đới.
  2. Cây cao su được trồng nhiều ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
  3. Cây cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều ở Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan.
  4. Cây cọ dầu được trồng nhiều ở Malaysia, Indonesia.

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về ngành chăn nuôi của khu vực Đông Nam Á?

  1. Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, cơ sở thức ăn phong phú, sự phát triển của công nghiệp thực phẩm,... ngành chăn nuôi đang ngày càng phát triển ở khu vực Đông Nam Á.
  2. Các vật nuôi phổ biến trong khu vực là trâu, bò, lợn, gia cầm (gà, vịt).
  3. Nhiều nước trong khu vực đã ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ vào chăn nuôi, như công nghệ lai tạo giống vật nuôi, hệ thống kiểm soát hoạt động và sức khoẻ vật nuôi,...
  4. Cùng với việc phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, chăn nuôi theo hướng vô cơ hoá cũng đang là xu hướng phát triển chung của khu vực.

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản của khu vực Đông Nam Á?

  1. Khu vực Đông Nam Á có diện tích mặt nước lớn, bờ biển nhiều vũng, vịnh nên thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
  2. Những nước có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản lớn trong khu vực là Lào, Brunei, Singapore, Đông Timor.
  3. Đánh bắt thuỷ sản đang chuyển từ các vùng biển gần bờ sang vùng biển xa bờ và tăng cường ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào khai thác.
  4. Bên cạnh những thuận lợi, hoạt động đánh bắt thuỷ sản cũng gặp nhiều khó khăn như sự suy giảm nguồn lợi sinh vật biển, thiếu vốn đầu tư phương tiện và thiết bị đánh bắt xa bờ, thiên tai,...

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về ngành giao thông vận tải của khu vực Đông Nam Á?

  1. Với đặc điểm địa hình đa dạng, khu vực Đông Nam Á phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải như đường ô tô, đường sắt, đường sông, hồ, đường biển, đường hàng không,...
  2. Giao thông vận tải đường bộ và đường sắt đóng vai trò quan trọng giúp kết nối khu vực với thế giới.
  3. Một số tuyến giao thông vận tải quan trọng trong khu vực là tuyến đường biển từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, tuyến đường ô tô xuyên Á kết nối Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar,...
  4. Hiện nay, các thành tựu khoa học – công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành giao thông vận tải, như công nghệ xây dựng cầu đường, công nghệ thông minh trong điều phối và giám sát giao thông, phát triển phương tiện không người lái,...

Câu 11: Câu nào sau đây không đúng về ngành thương mại của khu vực Đông Nam Á?

  1. Ngành thương mại của khu vực Đông Nam Á không ngừng phát triển. Ngành thương mại bao gồm hoạt động nội thương và ngoại thương.
  2. Các hoạt động nội thương nhộn nhịp ở khu vực có dân số đông và kinh tế phát triển, cụ thể là sự mở rộng mạng lưới chợ truyền thống và hệ thống siêu thị tại các thành phố lớn.
  3. Trong hoạt động ngoại thương, tổng trị giá xuất, nhập khẩu của Đông Nam Á không ngừng gia tăng, từ 1 468.1 tỉ USD (năm 2005) lên 3 202.9 tỉ USD (năm 2020).
  4. Đông Nam Á có quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nhiên liệu tinh luyện, năng lượng xanh, máy móc, thiết bị, dược phẩm, xe có động cơ, máy tính, điện tử và sản phẩm quang học,…

Câu 12: Câu nào sau đây không đúng về ngành du lịch của khu vực Đông Nam Á?

  1. Khu vực Đông Nam Á có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, với nhiều di sản thế giới.
  2. Hệ thống cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch ngày càng hoàn thiện.
  3. Các quốc gia dẫn đầu khu vực về số lượt khách du lịch quốc tế đến tham quan là Lào, Campuchia, Myanmar, Brunei,…
  4. Hiện nay, ngành du lịch đang ứng dụng các công nghệ hiện đại trong phương thức quản lí và kinh doanh, phát triển du lịch theo hướng bền vững đồng thời hợp tác quốc tế về du lịch,...

3. VẬN DỤNG (8 CÂU)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Đông Nam Á còn là nơi có các tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua và là nơi giao thoa của các nền văn hoá lớn trên thế giới.
  2. Đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí góp phần tạo nên sự đa dạng về địa hình, khí hậu, hệ động, thực vật, khoáng sản,…; tạo điều kiện thuận lợi để hầu hết các nước trong khu vực phát triển các ngành kinh tế biển.
  3. Vị trí địa lí của Đông Nam Á góp phần tạo nên sự năng động về kinh tế, sự đa dạng về văn hoá, xã hội của khu vực.
  4. Đông Nam Á là khu vực có nhiều thiên tai xảy ra nhưng tác động chỉ ở mức nhỏ. Đây cũng là khu vực ít chịu ảnh hưởng của các cường quốc.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về sông, hồ ở khu vực Đông Nam Á?

  1. Đông Nam Á có mạng lưới sông phát triển. Các hệ thống sông lớn tập trung ở khu vực Đông Nam Á hải đảo.
  2. Chế độ nước trong các sông ở khu vực Đông Nam Á thường theo mùa.
  3. Nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu từ mưa và một phần từ tuyết tan.
  4. Khu vực Đông Nam Á có nhiều hồ nước ngọt, lớn nhất là Biển Hồ.

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về tài nguyên sinh vật ở khu vực Đông Nam Á?

  1. Khu vực Đông Nam Á có diện tích rừng rộng lớn, khoảng 2 triệu km2 (năm 2020)
  2. Các quốc gia có diện tích rừng lớn nhất trong khu vực là Việt Nam, Lào, Thái Lan,…
  3. Các khu rừng có sự đa dạng sinh học cao, tiêu biểu là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới ẩm.
  4. Khu vực Đông Nam Á còn có sự đa dạng về các hệ sinh thái, như hệ sinh thái rừng nguyên sinh, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô,...

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về tài nguyên khoáng sản ở khu vực Đông Nam Á?

  1. Đông Nam Á có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
  2. Một số khoáng sản tiêu biểu như thiếc, đồng, sắt, than, dầu mỏ, khí tự nhiên,...
  3. Trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn, có giá trị kinh tế cao, phân bố chủ yếu ở các khu vực có địa hình đồi núi.
  4. Khoáng sản là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành kinh tế và là nguồn hàng xuất khẩu của một số quốc gia.

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về dân cư khu vực Đông Nam Á?

  1. Đông Nam Á có mật độ dân số cao so với mức trung bình của thế giới. Năm 2020, mật độ dân số trung bình của khu vực là 148 người/km. Nước có mật độ dân số cao nhất là Singapore (8 019 người/km2), thấp nhất là Lào (31 người/km).
  2. Dân cư tập trung đông ở nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi như đồng bằng châu thổ và vùng ven biển, thưa thớt ở các khu vực đồi núi.
  3. Sự phân bố dân cư hợp lí ở khu vực Đông Nam Á thúc đẩy việc sử dụng lao động và khai thác các nguồn tài nguyên một cách có tổ chức.
  4. Đông Nam Á là khu vực có nhiều dân tộc sinh sống. Sự đa dạng về thành phần dân tộc góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hoá, truyền thống.

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á?

  1. Đa số các nước Đông Nam Á trước đây chủ yếu phát triển nông nghiệp.
  2. Quá trình công nghiệp hoá đã làm nền kinh tế của các nước có sự phân hoá, một số nước có nền kinh tế phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ. Hiện nay, Đông Nam Á cũng là một trong những khu vực có nền kinh tế sôi động trên thế giới.
  3. Tổng sản phẩm trong nước (theo giá hiện hành) của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2000 – 2020 (tổng giá trị GDP năm 2020 tăng gấp 5 lần so với năm 2000).
  4. Do sự tương đồng về nguồn lực và trình độ phát triển nên giữa các nước trong khu vực không có sự chênh lệch lớn về quy mô nền kinh tế.

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á?

  1. Khu vực Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thuộc vào loại cao trên thế giới, giai đoạn 2000 – 2020 tốc độ bình quân mỗi năm là 15,3%.
  2. Sự tăng trưởng kinh tế chậm chạp gắn với bất ổn xã hội và ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đặt ra đối với nhiều nước trong khu vực.
  3. Cơ cấu kinh tế trong khu vực đang có sự chuyển dịch rõ rệt, từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và dịch vụ.
  4. Khu vực Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và là khu vực gồm nhiều quốc gia có nền kinh tế đang phát triển nên tỉ trọng ngành nông nghiệp vẫn còn cao hơn một số khu vực khác.

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về công nghiệp khai thác của khu vực Đông Nam Á?

  1. Đông Nam Á có tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp khai thác, như công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng kim loại,...
  2. Các nước có sản lượng than hàng đầu khu vực là Malaysia, Myanmar.
  3. Trong các khoáng sản kim loại, thiếc là khoáng sản có sản lượng khai thác lớn. Riêng Thái Lan, Malaysia và Indonesia chiếm hơn một nửa sản lượng thiếc khai thác của thế giới.
  4. Đông Nam Á có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn. Các nước có sản lượng khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên hàng đầu khu vực là Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Việt Nam,...

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về địa hình khu vực Đông Nam Á?

  1. Địa hình đồi núi có sự khác nhau giữa khu vực Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
  2. Địa hình khu vực Đông Nam Á lục địa bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao theo hướng tây bắc - đông nam hoặc hướng bắc – nam, tiêu biểu như dãy Trường Sơn, dãy Arakan,... Xen kẽ các dãy núi là các cao nguyên, như cao nguyên Shan, cao nguyên Xiêng Khoảng,...
  3. Khu vực Đông Nam Á hải đảo gồm nhiều quần đảo, hàng vạn đảo lớn nhỏ, nhiều đảo có núi lửa đang hoạt động. Các đảo có diện tích lớn trong khu vực là đảo Barisan, đảo Penambo, đảo Phú Quốc,...
  4. Địa hình bờ biển khá đa dạng với nhiều vũng, vịnh, cồn cát, đầm lầy, bãi biển,...

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về khí hậu Đông Nam Á?

  1. Khí hậu Đông Nam Á phân hoá đa dạng với nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau.
  2. Phần lớn Đông Nam Á lục địa, ngoại trừ Myanmar, có khí hậu nhiệt đới với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh và khô; mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.
  3. Khu vực Đông Nam Á hải đảo có đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo.
  4. Khí hậu phân hoá ở khu vực địa hình núi cao như sự phân hoá khí hậu ở vùng núi cao phía bắc Việt Nam, Lào, Myanmar.

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về dân cư khu vực Đông Nam Á?

  1. Năm 2020, số dân của khu vực là gần 1.7 tỉ người, chiếm 21.4% dân số thế giới. Tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng số dân vẫn không ngừng tăng.
  2. Với quy mô dân số lớn, Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ hàng hoá rộng lớn.
  3. Về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, khu vực Đông Nam Á có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hoá, tỉ lệ người trên độ tuổi lao động tăng nhanh.
  4. Cơ cấu dân số của khu vực mang đến cơ hội trong việc sử dụng nguồn lao động, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, chất lượng dân số nhưng cũng đặt ra những thách thức về vấn đề giải quyết việc làm, an sinh xã hội, chăm sóc y tế,...

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về xã hội của khu vực Đông Nam Á?

  1. Đông Nam Á có lịch sử phát triển lâu đời, là nơi giao thoa của các nền văn hoá trên thế giới. Sự đa dạng về văn hoá thuận lợi để phát triển du lịch, song cũng đặt ra vấn đề về bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống.
  2. Chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực ngày càng được cải thiện. Một số quốc gia có HDI và GNI/người cao như Singapore, Brunei, Malaysia,...
  3. Tỉ lệ người biết chữ và số năm đi học so với một số khu vực khác trên thế giới đã được cải thiện. Năm 2021, số năm đi học của người dân từ 25 tuổi trở lên trong khu vực là 18.1 năm, cao nhất là Singapore (31.9 năm).
  4. Các nước trong khu vực có nhiều nét tương đồng về lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hoá,... Điều này tạo thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.

 

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm địa lí 11 CTST, bộ trắc nghiệm địa lí 11 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm địa lí 11 chân trời Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm địa lí 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net