CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM
BÀI 11: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA LỚP PHỦ THỔ NHƯỠNG
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Nhóm đất feralit chiếm bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên của nước ta?
- 15%
- 25%
- 45%
- 65%
Câu 2: Đất feralit hình thành trên đá badan phân bố tập trung ở:
- Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ
- Bắc Trung Bộ
- Cả A và B.
Câu 3: Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta?
- Đất feralit trên đá badan
- Đất feralit trên các loại đá không phải là đá vôi hoặc đá badan
- Đất phù sa sông
- Đất mặn
Câu 4: Nhóm đất phù sa chiếm bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên của nước ta?
- 12%
- 24%
- 48%
- 96%
Câu 5: Nhóm đất phù sa phân bố chủ yếu ở:
- Các đồng bằng
- Các khu vực đồi núi
- Các hải đảo
- Các cao nguyên
Câu 6: Nhóm đất mùn núi cao chiếm khoảng bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên của nước ta?
- 11%
- 27%
- 46%
- 58%
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Đặc điểm cơ bản của thổ nhưỡng nước ta là:
- Tính chất nhiệt đới gió mùa
- Tính chất tơi xốp
- Tính chất giàu dưỡng chất
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Quá trình feralit là:
- Quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta
- Quá trình biến đổi đất phù sa thành đất feralit
- Quá trình biến đổi đất feralit thành đất phù sa
- Quá trình cải tiến đất feralit
Câu 3: Đất feralit thường bị:
- Phá vỡ trong quá trình hình thành núi đá
- Mất màu khi gặp mưa
- Rửa trôi, xói mòn mạnh
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Đâu không phải khu vực phân bố chủ yếu của đất feralit hình thành trên đá vôi?
- Đông Bắc
- Bắc Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Tây Bắc
Câu 5: Nhóm đất mùn núi cao phân bố rải rác ở:
- Các khu vực núi có độ cao trên 3 000 m dưới thảm thực vật nhiệt đới
- Các khu vực núi có độ cao từ 2000 – 3000 m dưới thảm thực vật ôn đới núi cao
- Các khu vực núi có độ cao từ 1 600 – 1 700 m trở lên dưới thảm rừng cận nhiệt hoặc ôn đới trên núi
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Nước ta có nhóm đất chính nào?
- Nhóm đất feralit
- Nhóm đất phù sa
- Nhóm đất mùn núi cao
- Tất cả các đáp án trên.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, quá trình phong hoá diễn ra:
- Với cường độ yếu tạo nên lớp thổ nhưỡng mỏng
- Với cường độ mạnh tạo nên lớp thổ nhưỡng dày
- Nhanh chóng, đạt đến cực điểm vào mùa đông
- Chậm rãi, suy yếu vào mùa hè
Câu 2:
Đây là hình ảnh của:
- Một phẫu diện đất feralit
- Một phẫu diện đất phù sa
- Cấu trúc đất feralit
- Cấu trúc đất phù sa
Câu 3: Phần đất màu nâu đậm là loại đất gì?
- Đất feralit trên đá badan
- Đất feralit trên đá vôi
- Đất feralit trên các loại đá khác
- Các loại đất mùn núi cao
Câu 4: Phần đất màu xanh lục là loại đất gì?
- Đất phù sa sông
- Đất phèn
- Đất mặn
- Đất cát ven biển
Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?
- Ở đồng bằng sông Cửu Long và các ô trũng ở đồng bằng sông Hồng, đất phù sa có một phần diện tích bị nhiễm phèn
- Ở rìa đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ chủ yếu đất xám trên phù sa cổ
- Duyên hải miền Trung có đất cát ven biển.
- Ở các khu vực ven biển có đất mặn.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Lượng mưa tập trung theo mùa rửa trôi các chất dễ tan ở lớp thổ nhưỡng (từ quá trình phong hoá) đồng thời tích tụ oxit sắt và oxit nhôm tạo nên:
- Đất phù sa chứa oxit
- Đất feralit có màu chủ đạo là đen nâu
- Đất feralit có màu chủ đạo là đỏ vàng
- Tất cả các đáp án trên.
--------------- Còn tiếp ---------------