Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

BÀI 22: TRÀO LƯU CẢI CÁCH Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Đứng trước tình thế đất nước nửa sau thế kỉ XIX, một số quan lại, sĩ phu thức thời đã nhận thấy rõ:

  1. Sự bảo thủ của triều đình
  2. Sự tân tiến của triều đình
  3. Tinh thần cách mạng của triều đình
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Hiểu được tình cảnh của đất nước ở nửa sau thế kỉ XIX, các sĩ phu, quan lại thức thời đã:

  1. Mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách
  2. Theo người Pháp sang phương Tây để tận hưởng cuộc sống văn minh, hiện đại.
  3. Lãnh đạo quần chúng đứng lên đấu tranh giành chính quyền, thiết lập một thể chế nhà nước mới.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đối với vấn đề cải cách, Nguyễn Trường Tộ đã gửi gần 60 văn bản điều trần đề nghị:

  1. Chấn chỉnh bộ máy quan lại
  2. Phát triển nông nghiệp, công - thương nghiệp và tài chính
  3. Chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Viết các bản Thời vụ sách lên vua Tụ Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước là đề nghị cải cách của ai?

  1. Nguyễn Lộ Trạch
  2. Hoàng Diệu
  3. Nguyễn Tri Phương
  4. Phan Thanh Giản

Câu 5: Hoạt động đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ diễn ra vào năm nào?

  1. 1863
  2. 1868
  3. 1863 – 1871
  4. 1877 – 1882

Câu 6: Vua Tự Đức đã có triển khai hoạt động cải cách nào?

  1. Tổ chức khai mỏ, mua tàu máy hơi nước
  2. Cử người đi học ngoại ngữ, học nghề, chiêu mộ nhân tài biết kĩ nghệ và biết tiếng nước ngoài
  3. Cả A và B.
  4. Luôn bảo thủ, không làm gì cả.

Câu 7: Đến cuối thế kỉ XIX, tất cả những đề nghị cải cách có kết quả như thế nào?

  1. Đều thất bại
  2. Đều thành công
  3. Đều bị Pháp chiếm thế thượng phong
  4. Tương đối thành công nhưng người dân lại không được hưởng lợi

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Một số quan lại, sĩ phu cho rằng chính nào của triều đình là nguyên nhân dẫn đến thảm cảnh mất nước?

  1. Lấy Nho giáo làm trọng
  2. Chính sách “đóng cửa”
  3. Quay lưng lại với những tiến bộ khoa học kĩ thuật đương thời
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đề nghị triều đình mộ dân khai khẩn đất hoang, mở các cơ sở buôn bán ở của biển Trà Lí (Nam Định), khai mỏ, đóng tàu, chấn chỉnh quốc phòng là đề nghị cải cách của ai?

  1. Trần Đình Túc
  2. Nguyễn Huy Tế
  3. Đinh Văn Điền
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đối với vấn đề cải cách, Phạm Phú Thứ đã có hoạt động gì?

  1. Xin mở cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để đẩy mạnh giao thương với bên ngoài.
  2. Đề nghị chấn chỉnh võ bị, hậu dưỡng quan binh, mở cửa thông thương và đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.
  3. Đề nghị đưa những nhân sĩ giỏi sang nước phương Tây học tập.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đâu không phải một cá nhân có hoạt động đề nghị cải cách?

  1. Nguyễn Huy Tế
  2. Đinh Văn Điển
  3. Viện Thượng Bạc
  4. Phạm Phú Thứ

Câu 5: Những hoạt động cải cách của vua Tự Đức:

  1. Thiếu hệ thống và nửa vời
  2. Không phù hợp với thời cuộc
  3. Phù hợp, được thực hiện một cách mạnh mẽ, giúp cho đất nước tạm thời có thể chống lại được quân Pháp.
  4. Vua Tự Đức không làm cải cách.

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về Nguyễn Trường Tộ?

  1. Nguyễn Trường Tộ là một trí thức Công giáo yêu nước, quê ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
  2. Năm 1860, khi có dịp qua Rô-ma và Pa-ri, ông chú ý khảo sát kinh tế và văn hoá phương Tây.
  3. Ban đầu khi sang phương Tây, ông định ở lại nhưng vì lòng yêu nước, ông đã trở về.
  4. Ông đã đệ trình vua Tự Đức 14 bản điều trần, trong đó có Tế cấp bắt điều (Tám điều cấp bách), nêu lên một hệ thống vấn đề kinh tế – xã hội quan trọng.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: “Năm 1859, có một người Việt Nam đi sang các nước châu Âu. Ông đã nhìn thấy những chiếc đèn không cần thắp dầu vẫn sáng, những chiếc xe chạy mà không cần ngựa, bò kéo đi và tận mắt so sánh được khoảng cách của Việt Nam với những vùng đất xa xôi mà người dân lúc bấy giờ không hề biết đến.” Ông là ai?

  1. Nguyễn Tất Thành
  2. Phan Bội Châu
  3. Nguyễn Tri Phương
  4. Nguyễn Trường Tộ

Câu 2: Tình trạng của triều Nguyễn như thế nào ở nửa sau thế kỉ XIX?

  1. Chính quyền được củng cố từ Trung ương tới địa phương, đất nước vững chắc trước giặc ngoại xâm, kể cả trước thực dân Pháp
  2. Lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp
  3. Lâm vào tình trạng khủng hoảng trọng trọng, đất nước ngày càng thối nát, vua Nguyễn chỉ còn là bù nhìn so với thực dân Pháp, không có quyền lực.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Vì sao ở nửa sau thế kỉ XIX, các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra những đề nghị cải cách?

  1. Vì thực dân Pháp yêu cầu họ phải làm như vậy để tạo ra mâu thuẫn trong triều đình.
  2. Vì họ muốn lấy lòng vua, muốn được thăng quan tiến chức.
  3. Vì họ thấy những chính sách của triều đình mang tính bảo thủ, làm đất nước trở nên yếu kém và có nguy cơ mất nước.
  4. Vì họ muốn tổ chức cách mạng tri thức.

Câu 4: Đây là bức “Bình văn” của Lê Văn Miến (1873 – 1943). Qua bức tranh ta có thể thấy điều gì?

  1. Dưới thời nhà Nguyễn, văn học được đề cao so với các triều đại khác
  2. Lớp học của thầy đồ nho vẫn giữ vị trí trọng yếu trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX
  3. Cuối thế kỉ XIX, chỉ còn người già mới có hiểu biết về văn học nước nhà
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Tư tưởng đề cao canh tân đất nước, tự cường dân tộc của trào lưu cải cách đã:

  1. Tạo nên những tiền đề thiết yếu cho sự chuyển biến trong đời sống tư tưởng, văn hoá, xã hội Việt Nam
  2. Làm dấy lên một phong trào Duy tân sôi nổi ở nước ta vào đầu thế kỉ XX
  3. Tạo nên một bản sắc văn hoá của người Việt trong thời kì lịch sử đó.
  4. Cả A và B.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Theo em, các nhà cải cách vào nửa sau thế kỉ XIX quan tâm đến những vấn đề nào nhất?

  1. Chấn chỉnh bộ máy quan lại; phát triển nông nghiệp
  2. Phát triển nông nghiệp; phát triển công nghiệp và dịch vụ
  3. Mở cửa, đẩy mạnh giao thương với nước ngoài; chỉnh đốn quân đội.
  4. Chỉnh đốn quân đội; nâng cao chất lượng giảng dạy

--------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Tìm kiếm google: Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 8 CTST, bộ trắc nghiệm lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm lịch sử 8 chân trời bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm lịch sử và địa lí 8 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com