Phiếu trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 8: Đạo đức kinh doanh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 11 cánh diều bài 8: Đạo đức kinh doanh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Đạo đức là gì?

  1. Là hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh các hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội
  2. Là những điều mà con người bắt buộc phải thực hiện theo
  3. Là một hệ thống các quy tắc mà bố mẹ bắt buộc phải dạy cho con cái từ khi con còn nhỏ
  4. Là các quy tắc, chuẩn mực mà con người buộc phải thực hiện theo nếu không muốn bị trừng phạt bởi pháp luật

Câu 2: Đạo đức kinh doanh là gì? 

  1. Đạo đức kinh doanh là tập hợp một số nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh
  2. Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh
  3. Đạo đức kinh doanh là một trong các yếu tố mà bắt buộc các ai làm việc trong lĩnh vực kinh doanh đều phải thực hiện theo
  4. Đạo đức kinh là các yếu tố cần bắt buộc phải học trước khi muốn tham gia vào thị trường kinh doanh

Câu 3: Đạo đức kinh doanh được biểu hiện thông qua các phẩm chất gì?

  1. Trách nhiệm
  2. Trách nhiệm và trung thực
  3. Trách nhiệm, trung thực, nguyên tắc, tôn trọng
  4. Trách nhiệm, trung thực, nguyên tắc, tôn trọng, gắn kết các lợi ích

Câu 4: Muốn thành công tạo nên uy tín của nhà kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động thành công, yếu tố cơ bản cần thiết là gì?

  1. Có tiềm lực kinh tế tốt
  2. Có đạo đức kinh doanh
  3. Tạo được các điểm gắn kết giữa việc kinh doanh với đối tượng khách hàng
  4. Đem được lợi ích cho người tiêu dùng

Câu 5: Đạo đức kinh doanh đem lại được các tác dụng gì cho người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh?

  1. Có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh
  2. Giúp việc kinh doanh đem lại được nhiều lợi nhuận hơn
  3. Giúp chủ thể kinh doanh có thể dẫn dắt được hoạt động kinh doanh của mình phát triển
  4. Giúp chủ thể kinh doanh có được các giải pháp tối ưu hơn cho các hoạt động kinh doanh

Câu 6: Hành vi gắn kết các lợi ích trong đạo đức kinh doanh là gì?

  1. Là hành vi gắn kết lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội
  2. Là hành vi gắn kết các lợi ích của doanh nghiệp
  3. Là các hành vi gắn kết các lợi ích của khách hàng
  4. Là hành vi gắn kết các lợi ích dành cho nhà nước

Câu 7: Để tạo ra được niềm tin giữa các đối tác trong kinh doanh điều tất yếu cần có là gì?

  1. Chữ tín
  2. Giá trị cho doanh nghiệp
  3. Quyền lợi của nhân viên
  4. Lợi ích của chung của doanh nghiệp và khách hàng

Câu 8: Phẩm chất gì được thể hiện trong ý sau đây “Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra, đem được lại lợi ích đồng thời cho doanh nghiệp và xã hội”?

  1. Trung thực
  2. Trách nhiệm
  3. Có nguyên tắc
  4. Gắn kết các lợi ích

Câu 9: Phẩm chất nào được thể hiện trong ý sau đây “Tôn trọng bảo đảm quyền lợi của nhân viên, tôn trọng khách hàng và đối thủ cạnh tranh”?

  1. Tôn trọng con người
  2. Giữ chữ tín
  3. Trung thực
  4. Có trách nhiệm

Câu 10: Hành vi kinh doanh có đạo đức đem lại các lợi ích gì?

  1. Mang đến môi trường kinh doanh văn minh
  2. Nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc
  3. Hỗ trợ kịp thời sự phát triển của nhân viên
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Theo em, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội khác nhau như thế nào?

  1. Đạo đức kinh doanh được thực hiện ở phạm vi toàn xã hội còn trách nhiệm xã hội chỉ trong phạm vi một doanh nghiệp kinh doanh
  2. Đạo đức kinh doanh xoay quanh các yếu tố kinh doanh của một doanh nghiệp, còn trách nhiệm xã hội liên quan đến nghĩa cụ của một cá nhân hoặc tổ chức đến cộng đồng
  3. Đạo đức kinh doanh mang yếu tố tự nguyện còn trách nhiệm xã hội lại mang yếu tố bắt buộc
  4. Đạo đức kinh doanh mang lại lợi ích rộng hơn đối với trách nhiệm xã hội

Câu 2: Vì sao cần phải có đạo đức trong kinh doanh?

  1. Đạo đức kinh doanh sẽ sinh ra nhiều lợi ích cho xã hội
  2. Vì đảm bảo cho sự tồn tại, thành công phát triển của doanh nghiệp và mang lại ích lợi cho người tiêu dùng
  3. Đạo đức trong kinh doanh mang lại các lợi ích cho người tiêu dùng
  4. Vì mang lại các lợi ích trước mắt cho doanh nghiệp

Câu 3: Một doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh sẽ để lại ấn tượng gì đối với khách hàng?

  1. Làm mất lòng khách hàng
  2. Làm hài lòng khách hàng
  3. Làm khách hàng cảm thấy chán ghét
  4. Làm cho khách hàng không còn tin tưởng

Câu 4: Theo em, ý kiến nào sau đây đúng?

  1. Đạo đức kinh doanh chỉ đề cập đến đối tượng là các chủ cơ sở kinh doanh
  2. Đạo đức kinh doanh tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh
  3. Đạo đức kinh doanh tạo ra khoảng cách giữ doanh nghiệp và người tiêu dùng
  4. Đảm bảo đạo đức kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận luôn mâu thuẫn với nhau

Câu 5: Vì sao việc giữ chữ tín là cần thiết trong kinh doanh?

  1. Việc giữ chữ tín đem lại nhiều lợi ích hơn trong kinh doanh
  2. Vì giữ chữ tín giúp các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với nguồn khách hàng
  3. Vì việc làm ăn còn phải tiếp diễn dài nếu không có chữ tín sau này sẽ rất khó đàm phán được với đối tác, khách hàng
  4. Vì đó là một quy chuẩn mà bất kì ai kinh doanh cũng phải thực hiện theo

Câu 6: Em hãy cho biết vai trò của đạo đức trong kinh doanh trong trường hợp sau đây “Cửa hàng nhà anh H tạo ra một chiếc bảng để khách hàng có thể ghi lại ý kiến về trải nghiệm dịch vụ ở cửa hàng”.

  1. Cung cấp được cho khách hàng các sản phẩm có chất lượng với giá ưu đãi nhất
  2. Có căn cứ để điều chỉnh được chất lượng dịch vụ phù hợp với đa số khách hàng
  3. Nắm được thông tin cá nhân của khách hàng
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

3. VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: Việc cố ý làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh của người khác vi phạm vào điều gì trong việc kinh doanh?

  1. Tổn hại đến đạo đức kinh doanh
  2. Tổn hại đến uy tín làm việc
  3. Làm mọi người bị mất niềm tin vào doanh nghiệp
  4. Doanh nghiệp bị đánh giá thấp

Câu 2: Là công ty sản xuất bao bì cung ứng cho các bên liên quan trên thị trường, công ty T luôn chú trọng tạo ra các sản phẩm với chất lượng tốt và thân thiện với môi trường nên được khách hàng tin tưởng đón nhận. Qua nhiều năm công ty vẫn luôn cố gắng mang tới các sản phẩm có chất lượng cao với giá cả phải chăng. Theo em việc công ty làm như vậy có sợ bị thua lỗ không?

  1. Công ty T đã dùng đạo đức kinh doanh để tạo dựng được niềm tin với khách hàng, có khách hàng tin tưởng thì việc kinh doanh của công ty sẽ không lo bị thua lỗ
  2. Việc kinh doanh của công ty T có thể bị rơi vào tình trạng thua lỗ nếu tiếp tục thực hiện các đãi ngộ với khách hàng
  3. Công ty sẽ không lo bị thua lỗ nếu việc kinh doanh vẫn được thực hiện đều
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 -----------Còn tiếp --------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều, bộ trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều, trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 8: Đạo đức kinh doanh

Nội dung khác trong bài

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net