CHỦ ĐỀ 2: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM
BÀI 4: THỊ TRƯỜNG VIỆC LÀM
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Việc làm là:
A. Hoạt động tất yếu của con người sau khi đi học
B. Hình thức chuyển đổi từ công sức lao động thành tiền
C. Hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Thị trường việc làm là:
A. Không gian phân bổ các nguồn nhân lực vào những khu vực sao cho đảm bảo sự toàn diện của nền kinh tế theo hướng đi của Nhà nước.
B. Tổ hợp những mối quan hệ về cạnh tranh, cung – cầu, các yếu tố cơ bản trong sản xuất và phát triển kinh tế, những thứ duy trì sự phát triển của nền kinh tế.
C. Hệ quả của thị trường lao động, trong đó các yếu tố chính của thị trường lao động được duy trì.
D. Nơi thực hiện các quan hệ thoả thuận giữa người tạo việc làm và người có khả năng đáp ứng yêu cầu của việc làm về việc làm, tiền lương và các điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động.
Câu 3: Theo Điều 36, Luật việc làm năm 2013, dịch vụ việc làm không bao gồm:
A. Tư vấn, giới thiệu việc làm;
B. Điều tiết, kiểm soát đầu tư tín dụng
C. Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động
D. Thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động.
Câu 4: Tổ chức dịch vụ việc làm bao gồm:
A. Trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
B. Việc làm cho nhà nước, việc làm cho doanh nghiệp
C. Các ban ngành quản lí về việc làm và các công ty dịch vụ việc làm
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Thị trường việc làm và thị trường lao động có mối quan hệ:
A. Tương tác theo chu kỳ
B. Độc lập, tách biệt với nhau
C. Tác động qua lại chặt chẽ với nhau
D. Cả A và C.
Câu 6: Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng:
A. Thất nghiệp gia tăng
B. Thiếu hụt lao động
C. Cân bằng về thị trường lao động
D. Khủng hoảng kinh tế
Câu 7: Khi khả năng tạo việc làm lớn hơn khả năng cung ứng lao động sẽ dẫn đến tới tình trạng:
A. Thất nghiệp gia tăng
B. Thiếu hụt lao động
C. Cân bằng về thị trường lao động
D. Khủng hoảng kinh tế
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Để tìm được việc làm phù hợp với bản thân, học sinh cần trang bị cho mình những gì?
A. Kiến thức chuyên ngành về kinh tế
B. Chỉ ưu tiên học về các chuyên ngành của mình
C. Không quan tâm đến xu thế của thị trường việc làm
D. Kiến thức cơ bản về nghề nghiệp, trau rồi kĩ năng, nắm được xu thế của thị trường việc làm
Câu 2: Theo em, việc chuyển dịch liên tục cơ cấu của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng như thế nào tới việc làm của người dân?
A. Người dân sẽ có thêm nhiều cơ hội làm các việc làm mới
B. Người dân phải học cách liên tục thích ứng với những yếu tố lạ trong thị trường lao động, ảnh hưởng đến năng suất lao động
C. Thị trường lao động đón nhận thêm các yếu tố nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường
D. Thị trường lao động phát triển vượt bậc
Câu 3: Bác A là một thợ thêu thủ công đã lành nghề, các mũi thêu của bác A đều mang trong mình nét nghệ thuật độc đáo. Biết được điểm mạnh của mình bác A đã mở một lớp dạy kèm các bạn thanh thiếu niên trong làng để một phần lưu giữ được nghề truyền thống mặt khác giúp các bạn có thêm được một cái nghề để sau này có thể kiếm sống. Theo em, hành động của bác A có gì đáng quý?
A. Bác A đã giúp cho các bạn nhỏ biết thêm nhiều hơn về nghề thêu của làng
B. Bác A đã làm một hành động giúp các bạn nhỏ trong làng sau này có thêm hành trang vững bước trong thị trường lao động
C. Mục đích của bác A là muốn được mọi người ghi nhận nên việc làm này đã tạo được tiếng vang rất tốt
D. Bác A đã giúp các bạn nhỏ có thể kiếm được tiền nuôi sống gia đình
Câu 4: Anh A tốt nghiệp đại học nhưng các kĩ năng cần thiết còn rất hạn chế đặc biệt là các kĩ năng liên quan đến công nghệ thông tin, nên dù đã đi phỏng vấn ở rất nhiều chỗ nhưng anh A vẫn chưa nhận được công việc nào phù hợp với mình. Theo em, để anh A có thể tìm được một công việc như ý anh A nên làm gì?
A. Để anh A có thể tìm được các công việc tốt trước hết anh A nên nâng cấp cho mình các kĩ năng cần thiết như kĩ năng giao tiếp, sử dụng ngoại ngữ, sử dụng các phần mềm tin học, kĩ năng mềm
B. Anh A nên đi phỏng vấn thêm ở nhiều công ty khác nữa
C. Anh A nên tìm hiểu thêm về ngành nghề mà mình muốn làm để có thể tìm được việc làm phù hợp
D. Anh A nên chọn các công ty có ít nhân viên để vào làm việc thì cơ hội trúng tuyển của anh sẽ cao hơn
Câu 5: Câu nào sau đây đúng về việc làm trong nền kinh tế thị trường?
A. Việc làm trong nền kinh tế thị trường mang lại thu nhập cao hơn so với việc làm trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
B. Việc làm là phương thức thúc đẩy các quan hệ xã hội, tạo ra nền tảng chính trị vững chắc.
C. Việc làm tồn tại dưới nhiều hình thức, không giới hạn về không gian, thời gian.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Câu nào sau đây là đúng?
A. Thông qua các thông tin về lao động, việc làm, người lao động có thông tin về việc làm trên thị trường việc làm để tìm việc làm.
B. Thông qua các thông tin về lao động, việc làm, người sử dụng lao động có thông tin về lao động trên thị trường lao động để tuyển dụng lao động.
C. Việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa thị trường việc làm và thị trường lao động sẽ góp phần gia tăng việc làm, giảm thất nghiệp.
D. Tất cả các đáp án trên.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: “6 tháng đầu năm 2022, số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 50,3 triệu người, tăng 417,0 nghìn người so với cùng kì năm trước. Thu nhập bình quân tháng của người lao động là 6,5 triệu đồng, trong đó thu nhập bình quân tháng của người lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo là 7,3 triệu đồng, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt là 9,6 triệu đồng, ngành vận tải kho bãi là 8,7 triệu đồng, ngành dịch vụ lưu trú ăn uống là 6,1 triệu đồng; thu nhập bình quân tháng của người lao động làm công hưởng lương là 7,4 triệu đồng.”
Dựa theo đoạn thông tin trên, câu nào sau đây là đúng?
A. Việc làm giúp người lao động có nguồn thu nhập.
B. Thu nhập bình quân ở nước ta ở mức cao so với các nước trên thế giới.
C. Thu nhập của người lao động ở nước ta có sự đồng đều, không có sự chênh lệch lớn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: “Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài (giai đoạn 2010 – 2017) của Uỷ ban Về các vấn đề xã hội cho thấy, giai đoạn 2010 – 2017, cả nước có 821 862 người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo kết quả giám sát, bình quân thu nhập (kể cả làm thêm) của người lao động làm việc ở Trung Đông là 400 – 600 USD/tháng, ở Đài Loan là 700 – 800 USD/tháng, ở Hàn Quốc, Nhật Bản 1 000 – 1 200 USD/tháng.”
Dựa theo đoạn thông tin trên, câu nào sau đây là đúng?
A. Thu nhập của lao động Việt Nam ở nước ngoài thấp hơn so với trung bình trong nước.
B. Làm việc ở nước ngoài không bị cấm theo pháp luật Việt Nam.
C. Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển việc làm ở nước ngoài.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: “Tại Việt Nam, các loại hình kinh tế đêm đã được triển khai ở một số thành phố lớn thể hiện ở mô hình các khu chợ đêm, phố ăn đêm, các chuỗi cửa hàng tiện lợi 24/24, các tuyến phố đi bộ,... Các loại hình dịch vụ phong phú, đa dạng của kinh tế ban đêm luôn đòi hỏi số lượng lao động lớn không chỉ dừng lại ở nhân công bồi bàn, đầu bếp, phục vụ quán ăn, nhà hàng mà còn cần một số lượng lớn nhân công vận tải, lái xe, kĩ sư, bảo vệ, quản lí, nhân công vệ sinh, kĩ thuật, chuyên gia hỗ trợ công nghệ thông tin, nghệ sĩ biểu diễn, nhân công tổ chức sự kiện,...”
Dựa theo đoạn thông tin trên, câu nào sau đây là đúng?
A. Các loại hình kinh tế đêm mang lại nguồn thu khổng lồ so với loại hình kinh tế ban ngày.
B. Việc làm tồn tại dưới nhiều hình thức, không hạn chế về không gian, thời gian.
C. Các công việc như bồi bàn, đầu bếp, phục vụ quán ăn, nhà hàng chỉ có vào buổi đêm.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: “Trong 5 tháng đầu năm 2022, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức 10 phiên giao dịch việc làm. Ngoài ra, Sở đã phối hợp với ba doanh nghiệp có nhu cầu tuyển số lượng lớn lao động để tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại doanh nghiệp. Tổng các phiên giao dịch việc làm đã giải quyết cho 23 549 lao động có việc làm ổn định.”
Em hãy cho biết có những chủ thể kinh tế nào tham gia phiên/sàn giao dịch việc làm.
A. Người lao động, người sử dụng lao động
B. Người lao động, người sử dụng lao động, quan chức nhà nước
C. Người lao động, người sử dụng lao động, quan chức nhà nước, người tiêu dùng
D. Người bán, người mua
Câu 5: “Trong quý II năm 2022, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 51,6 triệu người, tăng hơn 0,4 triệu người so với quý trước và tăng gần 0,6 triệu người so với cùng kì năm trước. Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 50,5 triệu người, tăng 504,6 nghìn người so với quý trước và tăng 701,8 nghìn người so với cùng kì năm trước. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là gần 1,1 triệu người, giảm 41,6 nghìn người so với quý trước và giảm 112,0 nghìn người so với cùng kì năm trước.”
Từ thông tin trên, em hãy cho biết tương quan giữa cung lao động và số lượng việc làm tại Việt Nam trong quý II năm 2022.
A. Không có sự chênh lệch lớn giữa cung lao động và số lượng việc làm.
B. Cung lao động hơn quá nhiều số lượng việc làm.
C. Cung lao động ít hơn quá nhiều số lượng việc làm.
D. Tất cả các đáp án trên.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: “Sáng ngày 19/9, tại Hà Nội, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thái Nguyên, Lai Châu, Bắc Kạn, Lạng Sơn tổ chức phiên giao dịch việc làm trực tuyến. Tại phiên giao dịch, có 83 doanh nghiệp tham gia với 11 523 chỉ tiêu việc làm tuyển dụng. Trong số 11 523 chỉ tiêu việc làm tuyển dụng, các vị trí việc làm có thu nhập từ 15 triệu đồng trở lên chiếm tỉ lệ 19%, các vị trí việc làm có thu nhập từ 10 triệu đồng đến dưới 15 triệu đồng chiếm tỉ lệ 37%, các vị trí việc làm có thu nhập dưới 7 triệu đồng chiếm tỉ lệ 16% và các vị trí tuyển dụng lương theo thoả thuận chiếm tỉ lệ 10%.”
Dựa vào đoạn thông tin trên, hãy cho biết bên nào là bên tạo việc làm (bên cung), bên nào là bên đáp ứng nhu cầu của vị trí việc làm (bên cầu), bên nào là bên trung gian.
A. Bên cung: các doanh nghiệp; bên cầu: người lao động; bên trung gian: các trung tâm việc làm
B. Bên cung: các doanh nghiệp; bên cầu: người lao động; bên trung gian: không có
C. Bên cung: các trung tâm việc làm; bên cầu: người lao động; bên trung gian: các doanh nghiệp
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Theo Điều 23, Luật việc làm năm 2013, nội dung thông tin thị trường lao động không bao gồm:
A. Tình trạng, xu hướng việc làm.
B. Thông tin về cung cầu lao động, biến động cung cầu lao động trên thị trường lao động.
C. Thông tin về lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
D. Thông tin về chiến lược phát triển việc làm của các công ty, doanh nghiệp.