Phiếu trắc nghiệm KTPL 11 chân trời Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

BÀI 10: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT   

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Theo em, quyền bình đẳng là gì?   

  1. Quyền bình đẳng là quyền mà không phải công dân nào cũng có được
  2. Quyền bình đẳng là một quyền cơ bản của con người, là quyền được xác lập tư cách con người trước pháp luật, không bị pháp luật phân biệt đối xử, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật
  3. Là quyền và nghĩa vụ của các công dân phải thực hiện khi đủ tuổi thành niên
  4. Là một tập hợp các quy chuẩn mà tất cả mọi người đều phải thực hiện

 

Câu 2: Đâu là các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?  

  1. Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ
  2. Bình đẳng về các trách nhiệm pháp lí
  3. Cả A và B đều sai
  4. Cả A và B đều đúng

Câu 3: Đâu được coi là sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với công dân trong các câu dưới đây?

  1. Mọi công dân đều được quyền tự do chọn tín ngưỡng, tôn giáo của mình
  2. Không được phép áp đặt phân biệt giới tính đối với công dân
  3. Mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Đâu được coi là sự bình đẳng về pháp lí, trách nhiệm của công dân?

  1. Các công dân đều có quyền được đến trường
  2. Các công dân đều được phép theo tín ngưỡng tôn giáo riêng của mình
  3. Nếu công dân có các hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lí theo quy định của pháp luật
  4. Mọi công dân đều không bị đối xử phân biệt về địa vị xã hội

Câu 5: Em đồng tình với ý kiến nào sau đây?

  1. Trẻ em không có nghĩa vụ phải bảo vệ môi trường
  2. Chỉ có thanh niên nam mới được tham gia nghĩa vụ quân sự bảo vệ tổ quốc
  3. Mỗi người được sinh ra trong hoàn cảnh khác nhau vì thế nên không thể bình đẳng với nhau được
  4. Mọi công dân khi có đủ điền kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh

Câu 6: Theo em, hai người có mức sống khác nhau cùng vi phạm một lỗi thì sẽ bị phạt như thế nào bởi luật nhà nước hiện hành?

  1. Theo em, dù hai người có mức sống khác nhau nhưng nếu vi phạm thì sẽ bị phạt tương tự nhau vì các quyền thực hiện trách nhiệm pháp lí của mỗi người là như nhau
  2. Người có mức sống thấp hơn sẽ bị phạt ít hơn
  3. Người có mức sống cao hơn sẽ bị phạt nhiều hơn
  4. Người có mức sống thấp hơn sẽ được xem xét và áp dụng các phạt không bị ảnh hưởng nhiều đến kinh tế

Câu 7: Mọi doanh nghiệp đều có thể tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh là thể hiện quyền bình đẳng trong?

  1. Trong lao động
  2. Trong kinh doanh
  3. Trong tài chính
  4. Trong tổ chức

Câu 8: Bình đẳng trong quan hệ thân nhân giữa vợ và chồng được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?

  1. Vợ chồng có quyền cùng nhau quyết định về kinh tế trong gia đình
  2. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau
  3. Người vợ có quyền quyết định về việc nuôi dạy con
  4. Người vợ cần làm công việc của gia đình nhiều hơn chồng để tạo điều kiện cho chồng phát triển

Câu 9: Bình đẳng giữa cha mẹ và con có nghĩa là?

  1. Cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con
  2. Cha mẹ có quyền yêu thương con gái nhiều hơn con trai
  3. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai
  4. Cha me yêu thương, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không thể hiện sự bình đẳng giữa cha mẹ và con cái?   

  1. Cha mẹ cần tạo điều kiện học tập cho cả con gái và con trai
  2. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ như con nuôi
  3. Cha mẹ cần tôn trọng ý kiến của con
  4. Cha mẹ có quyền yêu con gái hơn con trai

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Vì sao cần quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

  1. Để chứng mình cho các nước bạn thấy rằng thể chế chính trị của nước ta tốt, đáng để học tập
  2. Thể hiện sự phân biệt đối với những thành phần không cùng đẳng cấp chung
  3. Thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt giữa các công dân trước pháp luật, không ai bị đối xử phân biệt, ai cũng có điều kiện như nhau để phát triển, vươn lên
  4. Để chứng minh cho các quốc gia khác thấy rằng công dân của nước ta được đối xử rất tốt, được sống trong điều điện ấm no, tự do sống và tự phát triển

Câu 2: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

  1. Bình đẳng trong kinh doanh
  2. Bình đẳng trong quan hệ thị trường
  3. Bình đẳng trong tìm kiếm khách hàng
  4. Bình đẳng trong quản lý kinh doanh

Câu 3: Việc nhà nước ban hành một số chính sách ưu tiên, đãi ngộ đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

  1. Chăm lo cho sự nghiệp học hành của trẻ em trên toàn quốc
  2. Thể hiện quyền bình đẳng đối với tất cả mọi người, ai cũng được nhận các chính sách đãi ngộ như nhau
  3. Thể hiện sự tạo điều kiện của nhà nước để mỗi cá nhân đều có thể phát triển đặc biệt là những người yếu thế hơn có điểm tựa để phát triển vươn lên, làm cho xã hội đoàn kết, dân chủ
  4. Để người dân tộc thiểu số tự tin tiếp tục sự nghiệp học hành

Câu 4: Anh, chị, em có bổn phận yêu thương, chăm sóc giúp đỡ nhau là biểu hiện của bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình?   

  1. Bình đẳng giữa anh, chị, em
  2. Quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình
  3. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
  4. Bình đẳng về trách nhiệm

Câu 5: Theo quy định của pháp luật, những hành vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt như thế nào?

  1. Cần phải qua một quá trình kiểm tra xác minh lâu dài mới đưa ra các biện pháp giải quyết
  2. Các vi phạm hành chính sẽ được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng
  3. Các vi phạm hành chính được thực thi khi chỉ có riêng các cơ quan chức năng
  4. Các vi phạm hành chính được xử lí thông qua các chính sách không công khai để đỡ làm mất thời gian của cả hai bên

Câu 6: Theo em, tình huống nào dưới đây thể hiện người dân Việt Nam được tự do theo các tín ngưỡng khác nhau?

  1. Bà N được cử đi học lớp bổ túc các kĩ năng cần thiết để về phục vụ trong nhân dân
  2. Doanh nghiệp của anh B thực hiện việc đóng thuế đầy đủ với nhà nước
  3. Gia đình bà H theo đạo Phật trong khi các hộ gia đình khác trong thôn hầu hết theo Đạo giáo
  4. Em N được hỗ trợ tiền học phí do hoàn cảnh khó khăn

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Theo em nhận định nào dưới đây là đúng? 

  1. Chỉ nam giới mới được ưu tiên trong các quy định của pháp luật
  2. Chỉ nữ giới mới được ưu tiên trong các quy định của pháp luật
  3. Ai cũng có quyền bình đẳng trước pháp luật
  4. Đáp án C đúng

Câu 2: Trên đường đi học về em phát hiện ra một nhóm người đang thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, em nên làm gì khi ở trong tình huống này?

  1. Bỏ qua tình huống đó, không quan tâm
  2. Tìm cách báo cho các cơ quan chức năng ở địa phương, để họ có cách giải quyết
  3. Hét to để đáng lạc hướng của nhóm người
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Chị A và chị B có xích mích với nhau ngoài chợ nên đã bị công an xã đưa về trụ sở để xử lí, tại đó chị B đã cố gắng đút lót cho công an xã để nhận được phần đúng về mình. Em hãy dự đoán tình tiết tiếp theo của sự việc.

  1. Công an sẽ nhận tiền của chị B và phán chị A có tội
  2. Công an sẽ không nhận tiền của chị B, phạt chị B vì tội đút lót tiền cho người đang thi hành công vụ
  3. Công an để hai chị tự giải quyết với nhau
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Gia đình ông P có xưởng sản xuất, chế tạo nhôm, chất thải của xưởng rất độc hại. Lợi dụng thời gian buông lỏng của chính quyền địa phương, nhà ông P thường xả thải các chất thải trực tiếp ra môi trường. Nếu em là người dân sống quanh khu dân cư em sẽ làm gì?  

  1. Mặc kệ chuyện của gia đình ông P
  2. Đây là chuyện của cả một tập thể chứ không phải cá nhân nào, nên không cần can thiệp vào
  3. Nên báo lại vụ việc của gia đình ông P cho cơ quan, chính quyền địa phương để có được các biện pháp ngăn chặn phù hợp
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 5: Chị H là người tật nguyền, từ nhỏ việc đi lại của chị đã gặp rất nhiều khó khăn, chị muốn được học lên Đại học và được làm công việc mà mình mơ ước. Bố mẹ chị luôn  có suy nghĩ là người tật nguyền sẽ không thể theo được các chương trình học tập áp lực tại trường và không muốn cho chị học lên tiếp.Theo em nhà nước ta có tạo điều kiện gì để người tật nguyền có thể theo học lên cao không?

  1. Nhà nước không có bất kì chủ trương nào để hỗ trợ cho người tật nguyền được học lên các cấp cao
  2. Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện để công dân có thể đến trường, theo học các cấp học, đặc biệt là người khuyết tật sẽ nhận được sự hỗ trợ đặc biệt để có thể theo kịp được với chương trình học
  3. Cả đáp án A và B đều đúng
  4. Cả đáp án A và B đều sai

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Chính phủ đưa ra mục tiêu tất cả trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường, thực hiện chủ trương này của nhà nước, tỉnh X đã hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn mà có con đang theo học ở các cấp những khoản hỗ trợ để các em có thể có điều kiện để đến trường và hoàn thành được việc học hành. Qua nhiều năm thực hiện tình trạng trẻ em bỏ học theo bố mẹ lên nương rẫy giảm đáng kể, nhiều em tốt nghiệp cao đẳng, đại học có việc làm ổn định. Theo em, sự bình đẳng của công đân được thể hiện trong tình huống trên là gì?

  1. Sự bình đẳng được thể hiện trong tình huống trên là mọi người đều có quyền bình đẳng, đều có cơ hội để đến trường
  2. Sự bình đẳng được thể hiện hiện trong tình huống trên là việc mọi người đều có thể thực hiện được ý định kinh doanh của mình
  3. Mọi người đều có thể tham gia vào công việc quản lí Nhà nước
  4. Mọi người đều có cơ hội được bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình trước pháp luật

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 CTST, bộ trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm KTPL 11 chân trời Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net