CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
BÀI 21: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Theo em, tín ngưỡng và tôn giáo là gì?
- Là những hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam nói riêng và nhiều người dân trên thế giới nói chung
- Là các hoạt động tín ngưỡng chỉ có ở Việt Nam
- Là những hoạt động mang tính giúp con người ta có thể chữa lành các bệnh tật, mang đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 2: Hành vi nào thể hiện tín ngưỡng trong những hành vi dưới đây?
- Không ăn trứng trước lúc đi thi
- Thắp hương trước lúc đi xa
- Xem bói để biết trước tương lai
- Yểm bùa
Câu 3: Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là?
- Tôn giáo
- Tín ngưỡng
- Mê tín dị đoan
- Truyền giáo
Câu 4: Hành vi nào sau đây thể hiện mê tín dị đoạn?
- Đi lễ chùa
- Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên
- Chữa bệnh bằng phù phép
- Đi lễ nhà thờ
Câu 5: Các quan niệm: Không ăn trứng trước khi đi thi, không ăn lạc khi đi thi được gọi là?
- Tôn giáo
- Tín ngưỡng
- Mê tín dị đoan
- Truyền giáo
Câu 6: Theo quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng công dân có thể làm gì trong các hành động sau đây?
- Quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo
- Quyền hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo
- Tham gia các lễ hội, học tập và thực hành giáo lí
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 7: Hành vi nào tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân?
- Tuân theo những quy định của nhà chùa, nhà thờ
- Cười nói ồn ào trong khu vực trang nghiêm như chùa, nhà thờ
- Hút thuốc lá trong đền, chùa, nhà thờ
- Ăn mặc hở hang khi vào chùa, nhà thờ
Câu 8: Ở Việt Nam, tôn giáo nào chiếm tỉ lệ lớn nhất?
- Phật giáo
- Thiên Chúa giáo
- Đạo Cao Đài
- Đạo Hòa Hảo
Câu 9: Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm giáo lí thể hiện rõ tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy được gọi là?
- Tôn giáo
- Tín ngưỡng
- Mê tín dị đoan
- Truyền giáo
Câu 10: Song hành cùng với các quyền tự do trong tôn giáo tín ngưỡng thì công dân còn phải chấp hành nghiêm chỉnh điều gì trong quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng?
- Tuân thủ các quy định về tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định khác có liên quan
- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác
- Không thự hiện các hành vi bị pháp luật ngăn cấm về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Các hành vi vi phạm về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân có thể gây nên các hậu quả gì?
- Xâm phạm quyền tự do
- Gây tổn hại về sức khỏe, tinh thần
- Xâm hại đến nhân phẩm, danh phẩm của người khác
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 2: Người vi phạm về các quyền tự do trong tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Phạt tù trung thân
- Chỉ phạt hành chính
- Tùy vào mức độ của hành vi thì sẽ có các biện pháp xử lí phù hợp
- Chỉ phạt tù không giam giữ
Câu 3: Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản, tính mạng được gọi là?
- Tôn giáo
- Tín ngưỡng
- Mê tín dị đoan
- Truyền giáo
Câu 4:
Mùng năm mười bốn hai ba
Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn
Câu ca dao trên nói về yếu tố nào?
- Tôn giáo
- Tín ngưỡng
- Mê tín dị đoan
- Truyền giáo
Câu 5: Hành vi nào sau đây cần lên án?
- Ăn trộm tiền của chùa
- Vừa nghịch điện thoại vừa nghe giảng đạo
- Mặc quần áo ngắn đi chùa
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 6: Theo em, hành vi ép buộc người khác phải bỏ tôn giáo hoặc ép họ phải theo tôn giáo mà mình đang theo vi phạm vào quyền gì của công dân?
- Quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng của công dân
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Quyền bình đẳng trước pháp luật
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Mẹ của X dạo gần đây có theo một hội nhóm, mẹ được phát cho rất nhiều các tài liệu để đọc, với mục đích chữa lành, trở nên vô bệnh vô tật. Nhưng trong một lần X vô tình đọc được một số nội dung trong số tài liệu đó thì hầu hết là để bài trừ các tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đi lệch với đường lối chính sách của Nhà nước. Theo em, X nên làm gì để có thể giúp mẹ hiểu được ra vấn đề?
- X không nên can thiệp vào chuyện của mẹ
- X nên giải thích cho mẹ nghe những việc tin theo các phương pháp lạ vô căn cứ là phản khoa học, nó không chỉ không giúp ích cho con người mà còn mang lại các tác động tiêu cực tới cuộc sống
- X nên báo cáo việc này với bố, để bố ngăn cấm mẹ tham gia các hoạt động không lành mạnh
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 2: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mình bằng những việc làm nào sau đây?
- Chủ động nắm rõ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
- Tuyên truyền các quy định của pháp luật đến mọi người xung quanh
- Thực hiện các các hành động về tôn giáo tín ngưỡng của mình phù hợp theo lứa tuổi
- Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 3: Khi nhận thấy nhóm hội tín ngưỡng của mình vẫn còn thiếu nhiều thành viên, bà B đã đi đến cổng trường học tuyên truyền và lôi kéo các em học sinh tin và theo bà cùng truyền giáo. Theo em hành động của bà B có đúng không?
- Hành động của bà B là sai, bà không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác
- Hành động của bà B là đúng, bà đang thực hiện tốt các biện pháp của để giúp cho tôn giáo của mình ngày một phát triển
- Đáp án A đúng B sai
- Đáp án B đúng A sai
Câu 4: Vào dịp tháng giêng các gia đình thường đi xem bói, đó là việc làm thể hiện điều gì?
- Tôn giáo
- Tín ngưỡng
- Mê tín dị đoan
- Công giáo
Câu 5: Là một người không theo bất kì tôn giáo nào, nhưng chị N luôn muốn được tìm hiểu rõ nét hơn về đời sống tinh thần của những người theo tôn giáo, nên chị đã tìm đọc nhiều tài liệu về các tôn giáo khác nhau. Theo em, hành động của chị N thể hiện điều gì?
- Hành động của chị N không tôn trọng các tôn giáo
- Chị N chỉ tôn trọng tôn giáo mà mình đang theo
- Chị N thực hiện tốt quyền tự do trong tín ngưỡng và tôn giáo của công dân
- Chị N thực hiện chưa tốt về quyền tự do trong tín ngưỡng và tôn giáo của công dân
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Tình cờ trong một lần đi chơi H vô tình nhìn thấy một nhóm người đang đưa thông tin và dụ dỗ K tham gia vào nhóm hội tôn giáo của họ. H đã từng đọc được thông tin về việc rất nhiều các “đạo lạ” không được cho phép hoạt động đang cố gắng lôi kéo những người cả tin tham gia vào đội nhóm của họ, để truyền bá các thông tin không chính xác nhằm mục đích bôi nhọ Chính quyền và chủ trương của Nhà nước. Nếu em là H, em nên làm gì để giúp K không bị những người xấu dụ dỗ?
- Mặc kệ K vì dù gì việc đó cũng không liên quan tới mình
- Khuyên nhủ K không nên tin theo, nghe lời người lạ, không tham gia vào các hội nhóm không rõ nguồn gốc, không được Nhà nước cho phép hoạt động
- Ra mặt xua đuổi nhóm người kia đi, không cho họ tiếp xúc với K
- Để cho K tự giải quyết vấn đề của mình, vì không ai có thể giúp được mình ngoài bản thân mình
--------------- Còn tiếp ---------------