Phiếu trắc nghiệm KTPL 11 kết nối Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

BÀI 17: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ THÂN THỂ VÀ QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA CÔNG DÂN

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em hãy cho biết định nghĩa của nhân phẩm?

  1. Là phẩn tài sản mà một cá nhân tích lũy được sau một khoảng thời gian làm việc vất vả
  2. Là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được, là giá trị làm người của mỗi con người
  3. Là sự tự tôn của mỗi con người
  4. Là quyền và nghĩa vụ mà mỗi người đều phải thực hiện đối với Đảng và Nhà nước hiện hành

 

Câu 2: Em hãy cho biết danh dự được hiểu như thế nào?  

  1. Là những lời bịa đặt mà người khác nói về một cá nhân nào đó
  2. Là sự đánh giá mà mỗi cá nhân nhận được sau mỗi kì thi tuyển
  3. Là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó
  4. Là các nhận xét tiêu cực từ phía dư luận về một cá nhân hoặc tập thể

Câu 3: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của nghĩa là gì?

  1. Không ai được tùy tiện vào chỗ ở của người khác
  2. Không ai bị bắt, giam giữ khi không có lí do chính đáng
  3. Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác
  4. Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác

Câu 4: Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền gì?

  1. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
  2. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
  3. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân
  4. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

Câu 5: Những ý nào sau đây nói đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

  1. Cưỡng bức người khác hiến mô, tạng để cứu giúp người khác khi chưa được sự đồng ý của họ
  2. Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
  3. Cố tình trêu chọc, thực hiện các hành động kì lạ trên người khác khi không được sự đồng ý của người đó
  4. Đánh người gây ra thương tích nghiêm trọng

Câu 6: Quyền công dân được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự được Nhà nước ta quy định như thế nào?

  1. Mọi công dân đều có quyền được sống
  2. Khi phát hiện ra bệnh tật, tai nạn công dân hãy đến các cơ sở chăm sóc y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị
  3. Mọi việc thực hiện cắt bỏ, hiến tặng mô trên cơ thể của người khác phải được thực hiện bởi đội ngũ có chuyên môn và phải được sự cho phép của chủ thể đó
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 7: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là vi phạm quyền?

  1. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
  2. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
  3. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
  4. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 8: Hành vi tung tin đồn xấu làm ảnh hưởng đến uy tín của người khác là vi phạm quyền gì?

  1. Bình đẳng
  2. Bí mật cá nhân
  3. Bất khả xâm phạm về thân thể
  4. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm

Câu 9: Hành vi nào sau đay xâm phạm đến thân thể của công dân?

  1. Đánh người gây thương tích
  2. Đặt điều nói xấu, vu khống người khác
  3. Giam giữ người quá thời gian quy định
  4. Đi xe máy gây tai nạn cho người khác

Câu 10: Những người vi phạm về quyền bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của người khác sẽ bị xử phạt như thế nào?   

  1. Chịu khung hình phạt cao nhất của nhà nước về việc xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác
  2. Tùy vào mức độ, tính chất phạm tội sẽ có các hình thức xử lí riêng biệt
  3. Tất cả các hành vi đều sẽ bị truy cứu hình sự
  4. Phạt giam không thời hạn

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Vì sao cần phải có luật bất khả xâm phạm về thân thể, bảo hộ tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân?

  1. Tạo nên công bằng trong xã hội
  2. Giữ gìn trật tự an ninh khu phố
  3. Bảo hộ an toàn cho công dân
  4. Giữ được nét đẹp của toàn xã hội

Câu 2: Những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có thể gây ra các tổn hại như thế nào? 

  1. Gây tổn hại về tinh thần, tính mạng, sức khỏe của công dân
  2. Tạo điều kiện cho các cá nhân phát triển được các khả năng của bản thân mình
  3. Hỗ trợ công dân có điều kiện để vươn lên trong cuộc sống
  4. Tạo ra sự bình đẳng, công bằng trong xã hội

Câu 3: Khi phát hiện ra người bị tai nạn, gặp các tình huống nguy hiểm về tính mạng mỗi chúng ta nên xử lí như thế nào?

  1. Mặc kệ người bệnh
  2. Gọi cứu thương, tìm người cùng đưa bệnh nhân đến các cơ ở y tế gần nhất
  3. Tìm cách gọi cho người nhà bệnh nhân để đưa đi viện
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Khi bịa đặt các tính huống xấu về người khác gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng
  2. Phạt tù giam giữ 2 năm
  3. Phạt tiền từ 10.000.000 đến 50.000.000 đồng hoặc tù không giam giữ đến 2 năm hoặc tù từ 3 tháng đến 1 năm
  4. Bị phạt tiền 10.000.000 đồng

Câu 5: Việc làm nào sau đây là gây ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của người khác?

  1. Bịa đặt các thông tin không rõ sự thật về người khác
  2. Vu khống cho người khác về tội trạng mà người đó không làm
  3. Sử dụng các phương tiện truyền thông để phát tán các thông tin nhằm mục đích bôi nhọ nhân phẩm của một cá nhân
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 6:  Các cơ quan có chức trách nên làm gì nếu nhận được các thông báo về hành động làm tổn thương đến tính mạng, danh dự của công dân trình báo tới?

  1. Suy xét tình hình vấn đề để xem có cần thiết phải đi giải quyết hay không
  2. Thực hiện các biện pháp xác nhận tình hình và triển khai hỗ trợ nạn nhân kịp thời
  3. Để cho các nhà chức trách khác giúp đỡ công dân
  4. Tất cả các đáp án đều đúng

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Nếu em chứng kiến một tình huống bạo loạn xảy ra tại khu dân cư nơi mình đang sinh sống, em sẽ làm như thế nào?

  1. Chạy đi chỗ khác vì có thể việc bạo loạn có thể ảnh hưởng đến mình
  2. Nhanh chóng tìm kiếm sự hỗ trợ để giúp găn chặn các hành vi bạo loạn
  3. Rủ bạn bè đến xem
  4. Không quan tâm đến các hành vi bạo loạn

Câu 2: Công an được bắt giữ người trong trường hợp nào dưới đây thì không xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

  1. Hai nhà hàng xóm cãi nhau
  2. Học sinh gây gổ đánh nhau trong sân trường
  3. Chị B tung tin đồn, nói xấu người khác
  4. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy

Câu 3: Trong trường hợp nào sau đây thì bất kì ai cũng có quyền bắt giữ người?

  1. Bị nghi ngờ phạm tội
  2. Đang chuẩn bị thực hiện các hành vi phạm tội
  3. Bị bắt quả tang hành vi phạm tội hoặc đang bị truy lã
  4. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội

Câu 4: Ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp không thuộc thẩm quyền của cơ quan nào sau đây?

  1. Viện Kiểm sát
  2. Tòa án nhân dân
  3. Cơ quan báo chí
  4. Cơ quan điều tra

Câu 5: M phát hiện sau tường nhà có một nhóm tội phạm đang thực hiện hành vi tiêm chích ma túy, M nên làm gì trong trường hợp này?

  1. M nên tạo ra tiếng động để xua đuổi nhóm tội phạm đi
  2. M nên báo với bố mẹ tình hình hoặc gọi điện cho các cơ quan chức năng để có các biện pháp xử lí tình trạng trên
  3. Ra mặt để đuổi nhóm tội phạm đi
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Vì các mâu thuẫn cá nhân nên nhà ông B đang theo dõi và tung các tin đồn sai lệch về gia đình ông C, làm mọi người trong xóm có cái nhìn khác về gia đình ông C, con cái ông C đi học bị bạn bè trêu chọc. Theo em, ông B có thể bị xử phạt như thế nào với hành vi đã làm của mình?

  1. Ông B có thể bị khiển trách bởi các cơ quan chức năng
  2. Ông B có thể bị phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng hoặc tù giam 3 đến 1 năm do hành động bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác
  3. Ông B sẽ phải trực tiếp xin lỗi gia đình nhà ông C
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

 

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 KNTT, bộ trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 kết nối tri thức, trắc nghiệm KTPL 11 kết nối Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net