Quan sát hình 14.1 cho biết liên kết hóa học nào bị phá vỡ, liên kết hóa học nào được hình thành khi H2 phản ứng với O2 tạo thành H2O (ở thế khí)?

1. Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết

Câu 1: Quan sát hình 14.1 cho biết liên kết hóa học nào bị phá vỡ, liên kết hóa học nào được hình thành khi H2 phản ứng với O2 tạo thành H2O (ở thế khí)?

Câu 2: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết phải viết được ông thức cấu tạo của tất cả các chất trong phản ứng để xác định số lượng và loại liên kết. Xác định số lượng và loại liên kết. Xác định số lượng mỗi loại liên kết trong các phân tử sau: CH4, CH3Cl, NH3, CO2

Câu 3: Dựa vào năng lượng liên lết ở bảng 14.2, tính biến thiên enthlpy của phản ứng và giải thích vì sao nitrogne ( N=N) chỉ phản ứng với oxygen (O=O) ở nhiệt độ cao hoặc có tia lửa điện để tạo thành nitrogen monxide (N=O)

N2 (g) + O2 (g) (t 0 , tia lửa điện)------> 2NO (g)

Câu hỏi bổ sung:

Xác định rHo298 của phản ứng sau dựa vào giá trị E b, ở bảng 14.2:

CH4 (g) + Cl 2 (g)  (askt) ------>  CH3Cl (g)  + HCl

Hãy cho biết phản ứng trên tỏa nhiệt hay thu nhiệt?

Câu hỏi vận dụng: Dựa vào số liệu về năng lượng liên kết ở bảng 14.1, hãy tính biến thiên enthalpy của 2 phản ứng sau:

2H2 (g) + O2 (g)   (t 0) -------> 2H2O     (1)

C7H16 (g) + 10 O2 (g)  (t 0) -------> 7 CO2 (g)  + 8H2O (g)    (2)

So sánh kết quả thu được từ đó cho biết H2 hay C7H16 là nhiên liệu hiệu quả hơn cho biết tên lửa (biết trong C7H16 có 6 liệ kết C-C và 16 liên kết C-H)

Bổ sung: Tính ∆rHo298 của hai phản ứng sau:

3 O2 (g) ---> 2O3 (g)   (1)

2 O3 (g) ---> 3 O2 (g)   (2)

Liên kết giữa giá trị ∆rHo298 với độ bền của O3, O2 và giải thích biết phân tử O3 gồm 1 liên kết đôi O=O và 1 liên kết đơn O-O

Câu trả lời:

Câu 1: Liên kết cộng hóa trị bị phá vỡ, liên kết hydrogen được hình thành khi H2 phản ứng với O2 tạo thành H2O (ở thế khí)

Câu 2: 

CH4 : có 4 liên kết C-H

CH3Cl : có 3 liên kết C-H, 1 liên kết C-Cl

NH3: có 3 liên kết N-H

CO2: có 2 liên kết C-O

Câu 3: Nitrogne ( N$\equiv $N) chỉ phản ứng với oxygen (O=O) ở nhiệt độ cao hoặc có tia lửa điện để tạo thành nitrogen monxide (N=O) vì năng lượng liên kết N$\equiv $N và O=O có giá trị rất lớn.

Câu hỏi bổ sung:

Xác định ∆rHo298 của phản ứng sau dựa vào giá trị E b, ở bảng 14.1:

CH4 (g) + Cl 2 (g)  (askt) ------>  CH3Cl (g)  + HCl

Tổng năng lượng thu vào để phá vỡ các liên kết:

4 x Eb(C-H) + Eb(Cl-Cl) = 1895 kJ

Tổng năng lượng tỏa ra khi hình thành các sản phẩm:

(3Eb(C-H) + Eb(C-Cl)) + Eb(H-Cl) = 2005 kJ

Tính biến thiên enthalpy của phản ứng:

rHo298 = 1895 - 2005 = -110 kJ

Do ∆rHo298 = -110 kJ < 0 nên phản ứng tỏa nhiệt

Câu hỏi vận dụng: 

2H2 (g) + O2 (g)   (t 0) -------> 2H2O     (1)

rHo298 = [2Eb(H-H) + Eb(O=O)] - 2 x [2 x Eb(H-O)] = 2 x432 + 498 - 4 x 467 = -506 kJ

C7H16 (g) + 10O2 (g)  (t 0) -------> 7 CO2 (g)  + 8H2O (g)    (2)

rHo298 = [6 x Eb(C-C) + 16 x [Eb(C-H)] + 10 x Eb(O=O) - 7 x [2 x Eb(C=O)] - 8 x [2 x Eb(H-O)] 

              = 6 x 347 + 16 x 413 + 10 x 498 - 14 x 745 - 16 x 467 = -4232 kJ

C7H16 là nhiên liệu hiệu quả hơn cho biết tên lửa vì nó tỏa nhiều nhiệt hơn.

Bổ sung: Tính ∆rHo298 của hai phản ứng:

3 O2 (g) ---> 2O3 (g)   (1)

rHo298 = 3Eb(O=O) - 2[Eb(O-O) + Eb(O=O)] = 3 x 498 - 2 x (498 + 204) = 90 kJ

2 O3 (g) ---> 3 O2 (g)   (2)

rHo298 = 2[Eb(O-O) + Eb(O=O)] - 3Eb(O=O) = 2 x (498 + 204) - 3 x 498 = -90 kJ

Phân tử O3 gồm 1 liên kết đôi O=O là do có liên kết cộng hóa trị khi 2 nguyên tử O góp chung 2 electron và 1 liên kết đơn O-O được hình thành khi 1 nguyên tử O liên kết với nguyên tử O còn lại bằng liên kết cho - nhận

Xem thêm các môn học

Giải hóa học 10 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com